chi phí vận chuyển HTK

thanhvien

New Member
Hội viên mới
em đọc nhiều tài liệu về hàng tồn kho rồi, mỗi người một ý về chi phí vận chuyển hàng tồn kho, nhất là hàng nhập khẩu. Theo anh chị nên để chi phí đó vào luân giá trị nhập kho hay cho vào TK 642. Nếu cho vào giá trị HTK thì nên phân bổ theo tiêu thức nào thì phù hợp hơn. Công ty em thực tập họ phân bổ theo giá trị hàng nhập về
 
Ðề: chi phí vận chuyển HTK

em đọc nhiều tài liệu về hàng tồn kho rồi, mỗi người một ý về chi phí vận chuyển hàng tồn kho, nhất là hàng nhập khẩu. Theo anh chị nên để chi phí đó vào luân giá trị nhập kho hay cho vào TK 642. Nếu cho vào giá trị HTK thì nên phân bổ theo tiêu thức nào thì phù hợp hơn. Công ty em thực tập họ phân bổ theo giá trị hàng nhập về
mỗi người một ý
Có lẽ ý nào không tính vào giá nhập kho là ý sai.
Trường hợp tính không nổi (không có đủ chứng từ để phân biệt được chính xác) thì mới chấp nhận đành phải ghi hết vào nhóm TK6..

Phân bổ theo số lượng, trọng lượng hay theo giá trị là tùy theo nhận định và cũng tùy theo tài liệu có trong tay.
"Tiêu thức phù hợp" nghĩa là: tương đối hợp lý, thuận tiện trong tính toán, thuận tiện trong tổ chức thu thập thông tin ...
Quan trọng hơn hết là bộ máy thu thập, luân chuyển chứng từ.
"Phù hợp" có nghĩa thiêng về "phù hợp với tổ chức luân chuyển chứng từ" nhiều hơn các nghĩa khác.

Ví dụ nếu muốn phân bổ theo trọng lượng hàng nhưng xưa đến nay bộ phận mua hàng chỉ báo cáo (bằng văn bản, chứng từ) cho Giám Đốc về số lượng (tính theo cái, bộ ...) và giá trị. Nay ta yêu cầu phải báo cáo về trọng lượng sẽ làm quy trình báo cáo xưa nay bị xáo trộn.
Vì lý do đó mà kế tóan phân bổ theo giá trị (số liệu có sẵn trên các báo cáo, phiếu nhập kho ... do bộ phận mua hàng cung cấp).
Điều này giúp tăng khả năng kiểm tra sai sót (do cộng trừ nhầm ...).
Như vậy gọi là "phù hợp".
 
Ðề: chi phí vận chuyển HTK

theo tôi chi phí vận chuyển hàng tồn kho được hạch toán vào trị giá hàng nhập kho và có thể phân bổ theo tiêu thức mà doanh nghiêp đang áp dụng. có thể theo số lượng, hay giá trị.
 
Ðề: chi phí vận chuyển HTK

em đọc nhiều tài liệu về hàng tồn kho rồi, mỗi người một ý về chi phí vận chuyển hàng tồn kho, nhất là hàng nhập khẩu. Theo anh chị nên để chi phí đó vào luân giá trị nhập kho hay cho vào TK 642. Nếu cho vào giá trị HTK thì nên phân bổ theo tiêu thức nào thì phù hợp hơn. Công ty em thực tập họ phân bổ theo giá trị hàng nhập về

Tốt nhất là cho vào TK 1562, sau đó phân bổ vào giá vốn hàng bán
 
Ðề: chi phí vận chuyển HTK

em đọc nhiều tài liệu về hàng tồn kho rồi, mỗi người một ý về chi phí vận chuyển hàng tồn kho, nhất là hàng nhập khẩu. Theo anh chị nên để chi phí đó vào luân giá trị nhập kho hay cho vào TK 642. Nếu cho vào giá trị HTK thì nên phân bổ theo tiêu thức nào thì phù hợp hơn. Công ty em thực tập họ phân bổ theo giá trị hàng nhập về

chi phí vận chuyển HTK mình treo nó vào 1562 theo mình là hợp lý nhất thanhvien à
 
Ðề: chi phí vận chuyển HTK

Theo nguyên tắc giá gốc qui đinh trong chuẩn mực số 02-HTK thì chi phí vận chuyển phải hạch toán vào trị hàng nhập kho. THông thường thì phân bổ theo giá trị hàng nhập kho
 
Ðề: chi phí vận chuyển HTK

mỗi người một ý
Có lẽ ý nào không tính vào giá nhập kho là ý sai.
Trường hợp tính không nổi (không có đủ chứng từ để phân biệt được chính xác) thì mới chấp nhận đành phải ghi hết vào nhóm TK6..

Phân bổ theo số lượng, trọng lượng hay theo giá trị là tùy theo nhận định và cũng tùy theo tài liệu có trong tay.
"Tiêu thức phù hợp" nghĩa là: tương đối hợp lý, thuận tiện trong tính toán, thuận tiện trong tổ chức thu thập thông tin ...
Quan trọng hơn hết là bộ máy thu thập, luân chuyển chứng từ.
"Phù hợp" có nghĩa thiêng về "phù hợp với tổ chức luân chuyển chứng từ" nhiều hơn các nghĩa khác.

Ví dụ nếu muốn phân bổ theo trọng lượng hàng nhưng xưa đến nay bộ phận mua hàng chỉ báo cáo (bằng văn bản, chứng từ) cho Giám Đốc về số lượng (tính theo cái, bộ ...) và giá trị. Nay ta yêu cầu phải báo cáo về trọng lượng sẽ làm quy trình báo cáo xưa nay bị xáo trộn.
Vì lý do đó mà kế tóan phân bổ theo giá trị (số liệu có sẵn trên các báo cáo, phiếu nhập kho ... do bộ phận mua hàng cung cấp).
Điều này giúp tăng khả năng kiểm tra sai sót (do cộng trừ nhầm ...).
Như vậy gọi là "phù hợp".

E ko đồng ý với cái quan điểm "phù hợp" của bác. Nếu như bác nói thì tiêu thức "thuận tiện" đúng hơn.
E nghĩ tiêu thức phù hợp đối với chi phí vận chuyển HTK thường là khối lượng.

Ví dụ,
e KD 2 mặt hàng A và B,
A có khối lượng 1kg, B có khối lượng 99kg.
Giá mua hai cái bằng nhau và bằng 100.000.

Chi phí vận chuyển là 100

Nếu e phân bổ theo số lượng, CP đưa vào A: 50đ, CP đưa vào B: 50đ

--> Nguyên giá A: 100.050, nguyên giá B: 100.050

Nhưng người vận chuyển nói với em là nếu vận chuyển một mình A thì chỉ 15đ, nếu vận chuyển một mình B thì 95đ ---> cách phân bổ như vậy đã làm A phải gánh chi phí của B.
---> Kết quả KD tính riêng A đã đc phản ánh giảm so với số đúng, của B thì ngược lại.


Tất nhiên e ko phủ định vấn đề trong chữ phù hợp nó có một phần ý nói chi phí bỏ ra để phân bổ phải nhỏ hơn cái lợi thu được từ việc phân bổ theo tiêu thức chính xác.
 
Ðề: chi phí vận chuyển HTK

em đọc nhiều tài liệu về hàng tồn kho rồi, mỗi người một ý về chi phí vận chuyển hàng tồn kho, nhất là hàng nhập khẩu. Theo anh chị nên để chi phí đó vào luân giá trị nhập kho hay cho vào TK 642. Nếu cho vào giá trị HTK thì nên phân bổ theo tiêu thức nào thì phù hợp hơn. Công ty em thực tập họ phân bổ theo giá trị hàng nhập về

Về chuẩn mực: Hạch toán vào giá trị hàng mua vào (TK 1562). Tuy nhiên trong kế toán có nguyên tắc trọng yếu: Nếu các chi phí mua hàng phát sinh quá ít thì để đơn giản có thể hạch toán thẳng vào TK 641, (642 -DN nhỏ), như trường hợp các công ty thương mại mua hàng chủ yếu theo hình thức giao hàng tại kho của mình.
Khi đã dùng TK 1562 thì không phân bổ ngay khi nhập mà cuối kỳ mới phân bổ. Khi đó tiêu thức hợp lý nhất là giá trị (vì nhiều mặt hàng, mỗi mặt hàng một đơn vị tính số lượng khác nhau thì làm sao mà phân bổ theo khối lượng được).
Các công ty đã dùng phần mềm thì có thể hạch toán và phân bổ thẳng chi phí mua hàng cho từng mặt hàng khi mua. Khi đó không cần thiết phải mở TK 1562. Tuy nhiên theo tôi thì việc hạch toán riêng chi phí mua hàng vào TK 1562 sẽ hợp lý hơn vì: (1) Dễ kiểm soát chi phí mua háng, (2) Đơn giản trong hạch toán.
 
Ðề: chi phí vận chuyển HTK

Thực tế thì cái này kế toán nên linh hạot trong cách hạch toán:
- Nếu phát sinh ít, không thường xuyên thì có thể cho vào đầu 6.
- Nếu thường xuyên thì nên cho vào giá thành HTK. Còn việc phân bổ thể nào cho đúng thì cũng không có quy định cụ thể cái chính là kế toán phải xác định phân bổ theo yếu tố nào để tính đúng nhất giá trị thực tế của HTK.
- Thế thôi...
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top