Cách sử dụng mã ID trong thu, nộp thuế

NT Thanh Thúy

Member
Hội viên mới

Tổng cục Thuế hướng dẫn người nộp thuế cách sử dụng mã ID trong thu, nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

Cách khai thác mã ID khoản phải nộp

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3, Thông tư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ Tài chính, mã định danh khoản phải nộp (ID) là một dãy các ký tự được tạo trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành Thuế, có tính duy nhất cho từng hồ sơ thuế hoặc khoản phải nộp của người nộp thuế.

Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, quy tắc sử dụng mã ID khoản phải nộp đối với các thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước như sau:

- Đối với khoản phải nộp liên quan nghĩa vụ tài chính về đất đai là số thông báo trên Thông báo nộp tiền do cơ quan thuế ban hành.

- Đối với khoản nộp liên quan lệ phí trước bạ phương tiện là mã hồ sơ trên Thông báo nộp tiền do cơ quan thuế ban hành.

- Đối với khoản phải nộp còn lại là dãy số do hệ thống ứng dụng quản lý thuế tạo, có tính duy nhất cho từng khoản phải nộp của người nộp thuế.

Tất cả các khoản phải nộp của người nộp thuế đã được ghi nhận tại hệ thống các ứng dụng quản lý thuế của cơ quan thuế trước và sau thời điểm triển khai đều được cấp mã ID khoản phải nộp.

Tổng cục Thuế cho biết, người nộp thuế có thể khai thác mã ID khoản phải nộp qua các hình thức sau:

- Đối với khoản phải nộp liên quan nghĩa vụ tài chính về đất đai: là số thông báo trên Thông báo nộp tiền do cơ quan thuế ban hành hoặc truy vấn thông tin nghĩa vụ thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

- Đối với khoản nộp liên quan lệ phí trước bạ phương tiện: là mã hồ sơ trên Thông báo nộp tiền do cơ quan thuế ban hành hoặc truy vấn thông tin nghĩa vụ thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Riêng đối với khoản phải nộp còn lại: Các khoản phải nộp phát sinh trước thời điểm triển khai thì người nộp thuế truy vấn thông tin nghĩa vụ thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Các khoản phải nộp phát sinh sau thời điểm triển khai thì người nộp thuế được cơ quan thuế cung cấp mã ID trên Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế điện tử (Mẫu số 01-2/TB-TĐT) ban hành kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ Tài chính hoặc Thông báo nộp tiền do cơ quan thuế ban hành bằng giấy hoặc điện tử theo mẫu biểu quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2022 của Chính phủ hoặc truy vấn thông tin nghĩa vụ thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
tax-digitization.jpg

(Sưu tầm internet)​

Cách sử dụng mã ID khoản phải nộp

Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, có 2 cách sử dụng mã ID khoản nộp. Cụ thể:

Thứ nhất là sử dụng mã ID trong nộp thuế:

Trường hợp người nộp thuế thực hiện nộp thuế tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế:

+ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế cho phép người nộp thuế truy vấn khoản phải nộp theo mã hồ sơ (đối với khoản phải nộp liên quan nghĩa vụ tài chính về đất đai, lệ phí trước bạ phương tiện) hoặc truy vấn toàn bộ khoản phải nộp của người nộp thuế.

+ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trả kết quả truy vấn về khoản phải nộp có gắn ID và điền tự động thông tin lên giấy nộp tiền theo ID người nộp thuế lựa chọn nộp tiền.

+ Trường hợp người nộp thuế lựa chọn nhiều ID để lập 1 giấy nộp tiền, nếu đảm bảo các điều kiện về thứ tự thanh toán liền kề nhau, có cùng thông tin Kho bạc Nhà nước tiếp nhận khoản thu, cơ quan thu, tài khoản thu, nội dung kinh tế, loại tiền, tính chất nghiệp vụ quản lý thuế Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hỗ trợ gom ID lên giấy nộp tiền, ID hiển thị trên giấy nộp tiền khác các mã ID riêng lẻ mà người nộp thuế lựa chọn.

+ Mã ID được đảm bảo thống nhất từ khâu tạo lập giấy nộp tiền tại Tổng cục Thuế, qua ngân hàng, đến Kho bạc nhà nước và cơ quan Thuế.

Với các trường hợp chưa có ID khoản phải nộp, trường hợp tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tạm nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ thì người nộp thuế tích chọn “Tạm nộp” để hệ thống hiển thị giao diện lập giấy nộp tiền. Người nộp thuế kê khai toàn bộ thông tin trên Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước để cơ quan thuế có cơ sở ghi nhận, xử lý bù trừ khoản đã nộp của người nộp thuế với khoản phải nộp hoặc tra soát thông tin với người nộp thuế để hoàn thiện chứng từ.

Trường hợp không tìm thấy khoản phải nộp tương ứng (có thể do các nguyên nhân như: các khoản thuế đã lập và gửi hồ sơ khai thuế nhưng chưa được cơ quan thuế chấp nhận…) hoặc thông tin khoản phải nộp chưa đúng nhưng để đảm bảo thời hạn nộp thuế thì người nộp thuế tích chọn “Loại thuế khác” để hệ thống hiển thị giao diện lập giấy nộp tiền. Người nộp thuế kê khai toàn bộ thông tin trên Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước để cơ quan thuế có cơ sở ghi nhận, xử lý bù trừ khoản đã nộp với khoản phải nộp hoặc tra soát thông tin với người nộp thuế để hoàn thiện chứng từ.

Trường hợp nộp thuế tại Ngân hàng, Kho bạc, Cổng dịch vụ công quốc gia thì người nộp thuế cung cấp Thông báo nộp tiền liên quan nghĩa vụ tài chính về đất đai, lệ phí trước bạ phương tiện hoặc ghi cụ thể mã ID trên bảng kê nộp tiền liên quan khoản phải nộp khác hoặc đề nghị Kho bạc Nhà nước, Cổng dịch vụ công Quốc gia, ngân hàng có kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hỗ trợ truy vấn ID khoản phải nộp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Thứ hai, có thể sử dung mã ID trong tra soát, điều chỉnh thông tin thu nộp ngân sách nhà nước. Cụ thể:

+ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế cho phép người nộp thuế tra cứu toàn bộ tình hình xử lý nghĩa vụ thuế đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.

+ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trả kết quả truy vấn về khoản phải nộp, khoản tạm nộp/nộp thừa có gắn ID và điền tự động thông tin lên đề nghị tra soát theo ID người nộp thuế lựa chọn.​

Nguồn: Tạp chí tài chính
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top