Các loại điện toán đám mây phổ biến sử dụng trên phần mềm ERP

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
1. Khái niệm điện toán đám mây là gì?

Nói một cách đơn giản, điện toán đám mây cung cấp các tài nguyên máy tính theo yêu cầu thông qua internet. Các tài nguyên này bao gồm các công cụ và ứng dụng như lưu trữ dữ liệu, máy chủ, cơ sở dữ liệu, mạng và phần mềm.

Điện toán đám mây mang đến sự đổi mới nhanh chóng, tài nguyên linh hoạt và lợi thế về chi phí. Nhờ những lợi ích này, điện toán đám mây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.

Hầu hết chúng ta đã và đang sử dụng điện toán đám mây hàng ngày, điển hình như Gmail, Dropbox, Salesforce, HubSpot, Microsoft 365, v.v.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng điện toán đám mây là một thuật ngữ khá chung chung, được sử dụng để chỉ nhiều phân hạng, loại và mô hình hệ thống khác nhau.

2. Các loại điện toán đám mây

Đám mây công cộng (public cloud)


Public cloud được sở hữu và vận hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ (bên thứ ba) nhằm cung cấp các tài nguyên điện toán đến khách hàng như máy chủ và kho lưu trữ qua internet.

Đám mây công cộng cung cấp cho mọi khách hàng mọi quy mô nhiều lựa chọn giải pháp và tài nguyên máy tính, cũng như chi phí thấp và độ linh hoạt cao. Tất cả những điều đó làm cho đám mây công cộng trở thành mô hình phổ biến nhất của các dịch vụ điện toán đám mây.

Các dịch vụ trên đám mây công cộng có thể miễn phí hoàn toàn, miễn phí một phần hoặc được tính phí theo kiểu trả trước cho các tài nguyên mà khách hàng tiêu thụ.

Các dịch vụ public cloud có thể kể đến bao gồm email cơ bản và ứng dụng lưu trữ, đến các nhu cầu, đòi hỏi khắt khe hơn như phục vụ một nền tảng cơ sở hạ tầng quy mô lớn để phát triển phần mềm.

Với đám mây công cộng, nhà cung cấp dịch vụ là người chịu trách nhiệm cho việc bảo trì, quản lý và phát triển nhóm tài nguyên điện toán mà khách hàng sử dụng.

Đám mây riêng (private cloud)

Trái ngược với public cloud, mọi giải pháp điện toán thuộc mô hình private cloud thuộc về một khách hàng duy nhất và họ không chia sẻ các tài nguyên này với bất kỳ khách hàng nào khác. Đây là lựa chọn phổ biến của không ít doanh nghiệp do tính bảo mật, độc quyền, linh hoạt và hiệu quả.

Public cloud có thể được đặt tại trụ sở công ty hoặc được điều hành bởi một bên cung cấp dịch vụ thứ ba khác. Đám mây riêng có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và bảo mật độc lập riêng của doanh nghiệp bạn.

Nhờ khả năng hiển thị và kiểm soát cơ sở hạ tầng chặt chẽ hơn, doanh nghiệp có thể tiến hành các công việc IT tinh vi đòi hỏi phải tuân thủ yêu cầu nghiêm ngặt với độ bảo mật và hiệu suất cao. Tuy nhiên, tất cả những lợi ích này đi kèm với một thể giá cao hơn, đó là lý do chính mà giải pháp này không phổ biến.

Đám mây kết hợp (hybrid cloud)

Đám mây kết hợp là bất kỳ hệ thống nào kết hợp cả public và private cloud. Doanh nghiệp có thể sử dụng đám mây công cộng cho dữ liệu không quan trọng và không yêu cầu bảo mật để giảm chi phí và sử dụng đám mây riêng của họ cho các tác vụ trọng điểm hơn để tối ưu hoá độ bảo mật.

Hybrid cloud cũng thừa hưởng cả những đặc điểm tích cực và tiêu cực của cả hai mô hình public và private cloud. Khi một hệ thống tích hợp tốt, doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm các tính năng như độ bảo mật, kiểm soát, tính linh hoạt và độ tin cậy cao hơn.

Tuy nhiên, điểm yếu của đám mây kết hợp là độ phức tạp cũng như chi phí đắt đỏ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top