BOLLINGER BANDS là gì? Cách giao dịch hiệu quả với BOLLINGER BANDS?

Thuận DKT

Member
Hội viên mới
1. Chỉ báo Bollinger Bands là gì?

Chỉ báo Bollinger Bands được sử dụng rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật.

Chỉ báo Bollinger Bands gồm 3 thành phần chính:

  • Đường giữa: chính là đường trung bình động MA, thường lấy theo giá đóng cửa của 20 phiên gần nhất.
  • Dải trên: được lấy từ đường trung bình động cộng với 2 lần độ lệch chuẩn.
  • Dải dưới: được lấy từ đường trung bình động trừ đi 2 lần độ lệch chuẩn.
Chỉ báo Bollinger Bands thể hiện những thay đổi hiện tại với những biến động theo thị trường, dự đoán xu hướng, dự đoán về khả năng tiếp tục hay dừng lại xu hướng, hay các giai đoạn Sideways (đi ngang), hoặc bắt đầu cho giai đoạn tích lũy,… nào đó của thị trường.

1617550651246.png


2. Chiến lược giao dịch với Bollinger Bands

2.1. Mua thấp và bán cao (giao dịch khi giá chạm bands)

Bollinger Bands sinh ra là để cung cấp thông tin tương đối về giá cao và thấp cho các nhà giao dịch.
Cơ sở của phương pháp giao dịch mua thấp bán cao với Bollinger Bands là gì? Thực chất, dải trên và dải dưới của Bollinger Bands đóng vai trò như những hỗ trợ và kháng cự động. Vì thế với phương pháp này, chúng ta sẽ:

  1. Bán ra khi giá chạm dải trên (upper band) Bollinger Bands
  2. Mua vào khi giá chạm dải dưới (lower band) Bollinger Bands
1617551380083.png


Về mặt lý thuyết, đây là một phương pháp giao dịch đơn giản và tỏ ra tương đối hiệu quả trong thời điểm thị trường đi ngang (sideway), nhưng sẽ rất nguy hiểm khi thị trường có xu hướng mạnh mẽ.

Hơn nữa đây chỉ là ứng dụng đơn giản nhất giúp bạn hiểu rõ bản chất của Bollinger Bands là gì và cách sử dụng cơ bản của chỉ báo này như thế nào mà thôi. Còn để ứng dụng hiệu quả bạn cần phải kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác. Bạn có thể xem ví dụ dưới đây để hình dung rõ hơn nhé.

1617551724160.png


2.2. Nút thắt cổ chai

Khi thị trường dao động lên xuống trong một vùng biên độ nhỏ trong một khoảng thời gian càng dài thì báo hiệu cho một biến động càng mạnh mẽ sắp tới. Một vùng nút thắt cổ chai xuất hiện báo hiệu cho bạn biết đó chính là khu vực chuẩn bị có những biến động mạnh mẽ và bạn nên sẵn sàng cho một giao dịch.

Để giao dịch, bạn phải chờ một dấu hiệu breakout ra khỏi vùng tích lũy hẹp. Vùng này vốn được sinh ra bởi giá trong khoảng thời gian biến động ở nút thắt cổ chai.

  • Bạn thực hiện lệnh MUA khi giá breakout lên khỏi vùng tích lũy hẹp.
  • Bạn thực hiện lệnh BÁN khi giá breakout xuống khỏi vùng tích lũy.
1617552120325.png


1617552257291.png


2.3. Kết hợp Bollinger Bands với RSI

RSI
mình sẽ chia sẻ với các bạn trong bài tiếp theo nhé. Còn ở đây các bạn chỉ cần nhớ dấu hiệu như sau để xác định điểm mua bán nhé.

  1. Với Bollinger Bands, khi giá đi ra xa thì sẽ có xu hướng quay trở lại dải giữa SMA20, do đó giả sử trong một đà tăng giá, dải trên Bollinger đóng vai trò như một kháng cự động (tất nhiên nó không phải là vùng kháng cự có giá trị như một vùng giá vào lệnh).
  2. Với RSI, phân kỳ giảm xuất hiện khi thị trường tạo đỉnh cao hơn nhưng chỉ báo RSI giảm.
Nếu giá đang hướng lên và nằm ở dải trên của Bollinger Bands, chúng ta sẽ tìm kiếm một phân kỳ giảm RSI để. Ngược lại, nếu giá đang hướng xuống nằm ở dải dưới của Bollinger Bands, chúng ta sẽ tìm kiếm một phân kỳ tăng RSI.

Khi đó, vì giá đang ở dải trên hoặc dải dưới Bollinger Bands, theo lý thuyết, giá sẽ có xu hướng quay về dải giữa SMA20. Kết hợp với dấu hiệu đảo chiều từ sự phân kỳ của chỉ báo RSI => Chúng ta sẽ xác định được điểm mua bán.

1617553107130.png


Cuối cùng các bạn lưu ý, cần kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để gia tăng xác suất khi vào lệnh.

ĐÂY LÀ BÀI CHIA SẺ QUAN ĐIỂM, MÌNH KHÔNG CHỊU BẤT CỨ TRÁCH NHIỆM NÀO KHI CÁC BẠN ÁP DỤNG VÀO VIỆC MUA BÁN CÁC MÃ CỔ PHIẾU.

Cám ơn và hẹn gặp lại trong các bài chia sẻ sau.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top