Bao bì

chewingum

Member
Hội viên mới
Có bạn nào làm ở đơn vị SX xi măng, cho mình hỏi một tý:
Bao bì xi măng tính vào chi phí sản xuất hay là chi phí bán hàng?
 
Ðề: Bao bì

Nhưng xi măng SX ra phải đóng bao rồi mới nhập kho chứ. Nếu đưa bao bì vào 641 mà xi măng còn tồn kho thì CP bán hàng phát sinh không phù hợp với hàng bán ra.
 
Ðề: Bao bì

Nhưng xi măng SX ra phải đóng bao rồi mới nhập kho chứ. Nếu đưa bao bì vào 641 mà xi măng còn tồn kho thì CP bán hàng phát sinh không phù hợp với hàng bán ra.

Bạn đã phân tích đựơc như thế rồi thì sao còn hỏi thế.
Cho vào chi phí sản xuất chung nhưng không tính dở dang phần bao bì luân chuyển này.
Cũng có thể cho vào chi phí bán hàng nếu xuất bao bì không cho đại lý nhằm mục đích thay bao đã mục chẳng hạn.
 
Ðề: Bao bì

theo Xu, bạn hạch toán vào chi phí sản xuất để còn tính giá thành chứ
 
Ðề: Bao bì

Có bạn nào làm ở đơn vị SX xi măng, cho mình hỏi một tý:
Bao bì xi măng tính vào chi phí sản xuất hay là chi phí bán hàng?

- Nếu bạn đưa vào chi phí bán hàng thì làm sao bạn tính được giá thành của 1 bao, 1 tấn xi măng hả ?
- Bạn phải đưa vào 621 vì ximăng sx ra luôn phải đóng bao mới xuất kho thành phẩm được.
 
Ðề: Bao bì

Mình không làm ở đơn vị SX xi măng, chỉ nêu tình huống để tham khảo thêm thôi.
Cty mình hàng SX ra nhập kho rồi mới tiến hành đóng thùng để xuất. Do đó bao bì hạch toán qua 1421, sau đó phân bổ vào 641 tương ứng với hàng xuất bán
 
Ðề: Bao bì

Có bạn nào làm ở đơn vị SX xi măng, cho mình hỏi một tý:
Bao bì xi măng tính vào chi phí sản xuất hay là chi phí bán hàng?

Bao bì xi măng là một vật liệu không thể thiếu trong toàn bộ quy trình sản xuất xi măng xuất xưởng nên chi phí bao bì này sẽ được tính vào chi phí sản xuất.

chewingum nói:
Nhưng xi măng SX ra phải đóng bao rồi mới nhập kho chứ. Nếu đưa bao bì vào 641 mà xi măng còn tồn kho thì CP bán hàng phát sinh không phù hợp với hàng bán ra.
Nếu đưa bao bì vào chi phí bán hàng thì bạn phải phân bổ nó theo tỉ lệ doanh thu tương xứng với chi phí chứ không tùy tiện đưa hết chi phí bao bì vào trong một kỳ được ==> Nguyên tắc tương xứng (Matching Principle): Chi phí phải phù hợp hay tương xứng với doanh thu.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Mình không làm ở đơn vị SX xi măng, chỉ nêu tình huống để tham khảo thêm thôi.
Cty mình hàng SX ra nhập kho rồi mới tiến hành đóng thùng để xuất. Do đó bao bì hạch toán qua 1421, sau đó phân bổ vào 641 tương ứng với hàng xuất bán
Ở đây chi phí bao bì của cty bạn cũng được phân bổ tương xứng với doanh thu. Vậy tại sao ở bao bì của xi măng bạn lại Nếu đưa bao bì vào 641 mà xi măng còn tồn kho thì CP bán hàng phát sinh không phù hợp với hàng bán ra.???

Nam Tước Trích: nói:
- Nếu bạn đưa vào chi phí bán hàng thì làm sao bạn tính được giá thành của 1 bao, 1 tấn xi măng hả ?

Sao lại không tính được hả em trai? Ở đây bao bì chỉ là nguyên vật liệu phụ chứ không phải là nguyên vật liệu chính để sản xuất ra xi măng nên chi phí bao bì này không đáng kể vì thế nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm xuất xưởng.

Nam Tước Trích: nói:
- Bạn phải đưa vào 621 vì ximăng sx ra luôn phải đóng bao mới xuất kho thành phẩm được.
Trường hợp có DN đặt mua hàng tấn xi măng không cần bao bì đóng gói để về làm nguyên liệu chính sản xuất ra hồ tươi thì sao? Chẳng lẽ DN nói với đối tác rằng xi măng tôi sản xuất ra xuất xưởng bắt buộc phải đóng gói àh? Và tôi buộc phải tính giá thành đã bao gồm cái bao bì này àh? :dapghe:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bao bì

Mình không làm ở đơn vị SX xi măng, chỉ nêu tình huống để tham khảo thêm thôi.
Cty mình hàng SX ra nhập kho rồi mới tiến hành đóng thùng để xuất. Do đó bao bì hạch toán qua 1421, sau đó phân bổ vào 641 tương ứng với hàng xuất bán

Thế nếu hàng không bán được và tồn kho trong vòng 2 hoặc 3 năm thì bạn đưa vào 142 có ổn không.

Theo BAO thì đưa vào chi phí sản xuất chung nhưng không tính phần dở dang của bao bì. Xuất bao nhiêu ra thành phẩm bấy nhiêu.

VD: Để đóng 4.000 bao xi măng
- Nếu đóng thật chuẩn không có hư hỏng thì xuất 4.000 bao tương ứng ==> Tính vào giá vốn

- Nếu đóng bao không chuẩn dẫn đến hư hỏng: Xuất 4.100 bao (100 bao là đóng ko chuẩn bị hỏng phải đóng lại) ==> Vào giá vốn luôn. Lúc này giá vốn cao hơn trường hợp trên một tí.
Hạch toán
- Xuất sản xuất
Nợ 627 /154
Có 152/153
- Nhập kho thành phẩm
Nợ 155
Có 154
- Xuất bán
Nợ 632
Có 155

- Trường hợp hàng trong kho để lâu ngày bị mục hay hỏng bao ==> xuất sửa chữa

- Trường hợp xuất bao không cho đại lý để thay bao hư hỏng
Hạch toán:
Nợ 641
Có 152/153

- Trường hợp có thể xác định được thời gian xuất hàng thì làm theo cách của LET (hàng độc quyền, hàng xuất khẩu)

Hết rồi nhỉ ?
 
Ðề: Bao bì

Thế nếu hàng không bán được và tồn kho trong vòng 2 hoặc 3 năm thì bạn đưa vào 142 có ổn không.
Trường hợp này bao bì cho vào 153 và phân bổ trên 242 nếu mặt hàng sản xuất bán lâu dài, còn với mặt hàng ngắn hạn thì đưa vào 142 là ổn vì lúc này DN đã xác định thời gian ra sản xuất và kế thúc của nó.

Ví dụ: đơn đặt hàng cho 1 mặt hàng là 5.000sp và khách hàng lấy trong vòng 1 -> dưới 12 tháng.==> chi phí bao bì đưa vào 142 để phân bổ.

Theo BAO thì đưa vào chi phí sản xuất chung nhưng không tính phần dở dang của bao bì. Xuất bao nhiêu ra thành phẩm bấy nhiêu.
Người ta chỉ tính dỡ dang cho nguyên vật liệu chính, cho nên chi phí bao bì không ai đi tính dỡ dang cả, trừ trường hợp Cty có dây chuyền sản xuất phụ sản xuất bao bì phục vụ cho dây chuyền sản xuất chính.

VD: Để đóng 4.000 bao xi măng
- Nếu đóng thật chuẩn không có hư hỏng thì xuất 4.000 bao tương ứng ==> Tính vào giá thành sản phẩm (không phải tính vào giá vốn

- Nếu đóng bao không chuẩn dẫn đến hư hỏng: Xuất 4.100 bao (100 bao là đóng ko chuẩn bị hỏng phải đóng lại) ==> Tính vào giá thành sản phẩm (không phải tính vào giá vốn) luôn. Lúc này giá vốn cao hơn trường hợp trên một tí.
Hết rồi nhỉ ?
Em út bắt bài anh Bao ở bài này nhé! :cheers1:
 
Ðề: Bao bì

- Không phải lúc nào hàng nhập kho cũng đóng thùng hết ngay trong tháng cho nên nếu đưa vào tính giá thành chi phí này sẽ biến động giữa các tháng: tháng nhập ít lại xuất bao bì nhiều hoặc ngược lại. Với lại mặt hàng có rất nhiều chủng loại, tùy yêu cầu về chủng loại của khách hàng trong từng đợt xuất hàng mà đóng thùng. Do đó cuối tháng có thể tồn kho những SP chưa đóng thùng và đóng thùng rồi.
Vì mặt hàng SX theo đặt hàng nên nên mình nghĩ theo dõi ở 1421 rồi phân bổ cho hàng xuất bán chưa có gì bất ổn.
- Còn 1 loại SP khác vừa đóng bao để bán, vừa đổ xá cho khách hàng thì mình nghĩ hạch toán vào giá thành được nhưng phải tính giá thành riêng 02 loại.
- SX nhiều mặt hàng và nhiều chủng loại quá, quy trình SX phức tạp, có khi SP này vừa bán lại vừa làm nguyên liệu để SX ra SP khác nên phải chọn phương pháp tối ưu chứ không thì theo dõi không nổi.
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top