Anh / Chị mong muốn mức lương bao nhiêu ?

jessy_MH

Frozen
Hội viên mới
Anh/chị mong muốn mức lương bao nhiêu?


Đây là một câu hỏi khó nhưng các ứng viên luôn gặp phải trong các buổi phỏng vấn xin việc làm. Đối với câu hỏi này thì không có một đáp án cụ thể nào cả.

Tuy nhiên có những cách sau đây giúp bạn đưa ra một câu trả lời phù hợp.

1. Trước khi đi phỏng vấn hãy tiến hành một cuộc khảo sát xem những công ty có đặc điểm tương tự: cùng lĩnh vực hoạt động, cùng quy mô, cùng địa điểm, cùng loại hình, … trả cho một người có số năm kinh nghiệm như bạn mức lương bao nhiêu.

2. Trước khi đi phỏng vấn, ngoài việc luyện trả lời các câu hỏi khác bạn cũng hãy ngồi trước gương và tập đi tập lại việc nói ra mức lương bạn mong muốn để trước nhà tuyển dụng bạn sẽ nói ra điều đó thật tự tin. Nhiều ứng viên quên mất điều này.

3. Đánh giá bản thân: kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng, … là một trong những bước quan trọng để bạn có thể đưa ra lời đề nghị cho một mức lương phù hợp. Nếu biết đánh giá đúng thì bạn sẽ có một mức lương không quá thấp (điều này sẽ khiến bạn không có động lực làm việc) và không quá cao (có thể khiến bạn không lọt vào mắt nhà tuyển dụng).

4. Trong buổi phỏng vấn đừng vội vàng đề cập đến vấn đề lương bổng ngay từ đầu nếu bạn không muốn bị “mất điểm” trước nhà tuyển dụng. Vội vàng đề cập đến chuyện này sẽ khiến người phỏng vấn cho rằng bạn không nhiệt tình với công việc, động lực duy nhất khi xin vào vị trí này của bạn chỉ là để kiếm tiền. Họ sẽ để mắt tới các ứng viên khác, những người cũng đi làm để kiếm tiền nhưng ở họ còn có sự say mê với công việc.

5. Trong đa số các buổi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến chuyện lương bổng trước vào cuối buổi phỏng vấn bằng cách đưa ra câu hỏi trên. Tuy nhiên cũng có trường hợp nhà tuyển dụng cố tình “lờ” nhằm để “thử” bạn! Họ muốn xem bạn có phải là người thẳng thắn và cũng biết đấu tranh vì quyền lợi hay không. Trong những trường hợp như vậy thì bạn nên lên tiếng trước.

Theo Sức trẻ Việt Nam
 
Ðề: Anh / Chị mong muốn mức lương bao nhiêu ?

Anh/chị mong muốn mức lương bao nhiêu?


Đây là một câu hỏi khó nhưng các ứng viên luôn gặp phải trong các buổi phỏng vấn xin việc làm. Đối với câu hỏi này thì không có một đáp án cụ thể nào cả.

Tuy nhiên có những cách sau đây giúp bạn đưa ra một câu trả lời phù hợp.

1. Trước khi đi phỏng vấn hãy tiến hành một cuộc khảo sát xem những công ty có đặc điểm tương tự: cùng lĩnh vực hoạt động, cùng quy mô, cùng địa điểm, cùng loại hình, … trả cho một người có số năm kinh nghiệm như bạn mức lương bao nhiêu.

2. Trước khi đi phỏng vấn, ngoài việc luyện trả lời các câu hỏi khác bạn cũng hãy ngồi trước gương và tập đi tập lại việc nói ra mức lương bạn mong muốn để trước nhà tuyển dụng bạn sẽ nói ra điều đó thật tự tin. Nhiều ứng viên quên mất điều này.

3. Đánh giá bản thân: kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng, … là một trong những bước quan trọng để bạn có thể đưa ra lời đề nghị cho một mức lương phù hợp. Nếu biết đánh giá đúng thì bạn sẽ có một mức lương không quá thấp (điều này sẽ khiến bạn không có động lực làm việc) và không quá cao (có thể khiến bạn không lọt vào mắt nhà tuyển dụng).

4. Trong buổi phỏng vấn đừng vội vàng đề cập đến vấn đề lương bổng ngay từ đầu nếu bạn không muốn bị “mất điểm” trước nhà tuyển dụng. Vội vàng đề cập đến chuyện này sẽ khiến người phỏng vấn cho rằng bạn không nhiệt tình với công việc, động lực duy nhất khi xin vào vị trí này của bạn chỉ là để kiếm tiền. Họ sẽ để mắt tới các ứng viên khác, những người cũng đi làm để kiếm tiền nhưng ở họ còn có sự say mê với công việc.

5. Trong đa số các buổi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến chuyện lương bổng trước vào cuối buổi phỏng vấn bằng cách đưa ra câu hỏi trên. Tuy nhiên cũng có trường hợp nhà tuyển dụng cố tình “lờ” nhằm để “thử” bạn! Họ muốn xem bạn có phải là người thẳng thắn và cũng biết đấu tranh vì quyền lợi hay không. Trong những trường hợp như vậy thì bạn nên lên tiếng trước.

Theo Sức trẻ Việt Nam

Vậy bạn trả lời như thế nào khi nhà tuyển dụng (NTD) hỏi bạn, ứng viên đi dự phỏng vấn “Anh/chị mong muốn mức lương bao nhiêu?” Thật là khó phải không? “Hét” quá cao thì có thể không được nhận vào làm, còn nếu đưa ra mức thấp thì bạn cảm thấy không xứng với “tầm vóc” của mình. Trên thực tế có rất nhiều người muốn biết mức lương mà NTD có thể trả cho họ, nhưng thật khó để khai thác thông tin đó. Làm thế nào đây?
Thông thường, nhà tuyển dụng có thể sẽ không “đeo đuổi” bạn nếu bạn “lẩn tránh” mãi câu trả lời. Nhưng một số NTD sẽ kiên trì hơn. Họ có thể sẽ hỏi bạn:
“Anh Hưng, tôi cho rằng trình độ và kinh nghiệm của anh phù hợp với yêu cầu của chúng tôi. Nhưng anh vẫn chưa cho tôi biết mức lương đề nghị của mình.”
Bạn nên trả lời như thế nào? Nếu bạn đề ra mức lương trước thì có thể mức lương này sẽ thấp hơn mức mà NTD định trả cho bạn. Và dĩ nhiên điều đó hoàn toàn bất lợi đối với bạn. Vậy bạn nên làm gì?

Giảiphápthứnhất
Đừng bao giờ “vặn vẹo” lại NTD bằng câu hỏi “Ông/Bà định mức lương bao nhiêu cho vị trí này?” Câu trả lời này cực kỳ trực tiếp và có vẻ “trả treo” lại câu hỏi của NTD. Vài NTD có thể coi đó là một hành động khó chấp nhận hay ít nhất cũng khiến họ bực mình.
Nguyên tắc đầu tiên là bạn không cần phải trả lời ngay câu hỏi trên. Hãy nhớ khi NTD hỏi mức lương bạn mong muốn, bạn có thể nghĩ rằng khả năng bạn được trúng tuyển là rất lớn.
Để biết được điều này, bạn có thể đặt ra câu hỏi ”ướm thử”, chẳng hạn:
“Với câu hỏi này, liệu tôi có thể xem đó là dấu hiệu mình đã trúng tuyển vào quý công ty?”
Câu trả lời trên thể hiện mức độ quan tâm của bạn đối với cơ hội được làm việc với công ty. Điều đó có tác dụng tốt cho bạn mà thôi. Có hai khả năng xảy ra: nếu NTD thực sự muốn tuyển bạn, họ sẽ trả lời “Có”. Nếu không, họ cũng chẳng phiền, nhưng sẽ không cố “ép” bạn phải nói ra mức lương bạn mong muốn nữa.
Tuy nhiên bạn nên khéo léo che giấu sự vui mừng quá sớm đó đi. NTD rất có thể đang tìm hiểu xem mức lương mà bạn mong muốn có phù hợp với ngân sách tuyển dụng của họ hay không. Bạn hãy nhớ rằng NTD có một danh sách "short list" những ứng viên phù hợp nhất. Vì vậy bạn vẫn chưa là người cuối cùng được chọn.
Giảiphápthứhai
Bạn cũng có thể áp dụng thuật “đi vòng”, nghĩa là chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề NTD đang hỏi. Câu trả lời của bạn có thể gồm 3 phần:
Câu dạo đầu: “Thú thật tôi rất thích môi trường làm việc lý tưởng này, những thách thức mà công việc sẽ mang đến cho tôi, khả năng phát triển sự nghiệp cùng với những người mà tôi sẽ làm việc chung.”
Vào vấn đề: “Qua buổi trò chuyện cùng ông/bà, tôi đã tìm được điều mình mong muốn ở đây. Tất cả các yếu tố: kế hoạch kinh doanh mà tôi sẽ làm sắp tới, sự hỗ trợ của công ty dành cho vị trí này, và vai trò của tôi trong nỗ lực chung của cả công ty thật sự rất hấp dẫn đối với tôi.”
Câu kết: “Tiền bạc là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ ai. Nhưng thú thật tôi vẫn chưa nghĩ đến một con số nào cụ thể nào vì tôi nghĩ nhiều vấn đề còn quan trọng hơn mức lương: cơ hội phát triển và thăng tiến. Tuy nhiên vì ông/bà đề cập đến vấn đề này, tôi có thể biết quý công ty dự định dành ngân sách tuyển dụng cho vị trí này như thế nào?”
Với cách trả lời này, bạn tạo được một không khí hòa nhã và thân thiện với NTD, và nhất là tránh được câu trả lời đối đầu trực tiếp.

Giảiphápthứba
Trong trường hợp NTD đưa ra câu trả lời “lơ lửng” cho câu hỏi trên, bạn cần đưa ra một khoảng lương bổng phù hợp mà bạn muốn. Nhưng trước tiên, bạn hãy đánh giá xem công việc đang ứng tuyển có giá trị như thế nào trên thị trường. Chẳng hạn bạn muốn ứng tuyển vào vị trí chuyên viên CNTT – phần mềm, bạn có thể tìm hiểu xem công ty sẽ dành những khoản phụ cấp nào cho vị trí của bạn, “giá trị” của vị trí này ở những công ty khác. Bạn cần nghiên cứu thông tin này thông qua bạn bè hay người quen.
Hãy đưa ra một mức lương mà bạn cho rằng hợp lý và có lợi cho mình. Đừng bao giờ đưa ra một con số nhất định mà hãy đưa “khoảng” lương bổng cao hơn một chút so với mức lương bạn mong muốn. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing, và mong muốn mức lương 6 triệu đồng, bạn hãy nói với NTD là bạn mong muốn mức lương trong khoảng 6 đến 6,5 triệu đồng. Nếu đó là mức NTD đã định ra ban đầu thì xin chúc mừng bạn, nếu không họ sẽ tìm cách thương lượng với bạn nếu mức chênh lệch giữa mức lương bạn mong muốn và mức lương họ có thể trả không quá cao. Đồng thời, để được chọn, bạn cần chứng minh cho NTD thấy rằng bạn là “top” trong số những người ứng tuyển.
Nhiều người sau khi nhận được lời mời đi làm vẫn không vui, họ ước gì họ đã thương lượng thêm về phần lương và phần bổng. “Ước gì tôi đã nói thêm điều này, điều kia thì chắc chắn lương của tôi có thể cao hơn” là những “lời than vãn” của những người vội vàng thỏa thuận mức lương. Còn bạn thì sao? Đã bao giờ bạn rơi vào trường hợp đó chưa?
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top