4 lưu ý quan trọng khi kê khai bổ sung thuế GTGT

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Trong quá trình kê khai thuế, việc kê khai sai, thiếu và nhầm lẫn vẫn hay thường xảy ra. Chính vì thế, luật quản lý thuế cho phép kê khai bổ sung tờ khai thuế tại bất cứ thời điểm nào doanh nghiệp phát hiện sai sót trong quá trình kê khai thuế.

ke-khai-thue.jpg

(Ảnh: Internet)

1. Quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT

Tại Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:

- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

- Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật Quản lý thuế 2019.

- Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau:

+ Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật Quản lý thuế 2019;

+ Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế.

- Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:

+ Tờ khai bổ sung;

+ Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Đồng thời, khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:

a) Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.

b) Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).

Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.


2. Một số lưu ý khi khai bổ sung thuế GTGT

Khi phát hiện tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, doanh nghiệp có quyền kê khai bổ sung để điều chỉnh lỗi. Cần lưu ý khi khai bổ sung theo 4 nội dung sau:

01- Khi khai bổ sung thì phải chọn vào ô khai bổ sung, không phân biệt thời điểm khai lại là lúc nào.

02- Nếu khai bổ sung không làm thay đổi số thuế: phải nộp, còn được khấu trừ, thuế đề nghị hoàn thì: chỉ nộp Bản giải trình khai bổ sung theo mẫu 01-1/KHBS.

03- Căn cứ lập Tờ khai GTGT là hóa đơn mua vào-bán ra. Do vậy, khi hóa đơn mua vào- bán ra bị sửa sai như: hủy, thay thế, điều chỉnh thì: phải khai bổ sung vào kỳ khai thuế có hóa đơn bị sửa sai, không khai hóa đơn bị sửa sai vào kỳ hiện tại.

04- Xử lý kết quả khai bổ sung tại kỳ kê khai sai theo 6 trường hợp sau:

+ Nếu Tờ khai lần đầu phát sinh thuế phải nộp:

4.1. Kết quả khai bổ sung làm tăng thuế phải nộp thì: nộp số chênh lệch tăng thêm và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định.

4.2. Khai bổ sung làm giảm thuế phải nộp, nếu đã nộp theo số khai sai thì: xem như nộp thừa, và được bù trừ với số phát sinh của kỳ khai thuế hiện tại.

4.3. Khai bổ sung vừa làm giảm thuế phải nộp, vừa làm tăng thuế còn được khấu trừ thì: nếu đã nộp theo số sai thì: xử lý như 4.2, đồng thời kê khai điều chỉnh số chênh lệch tăng đó vào chỉ tiêu 38 của kỳ hiện tại.

+ Nếu Tờ khai lần đầu phát sinh thuế còn khấu trừ:

4.4. Kết quả khai bổ sung làm tăng thuế còn được khấu trừ thì: kê khai điều chỉnh số chênh lệch tăng đó vào chỉ tiêu 38 của kỳ khai thuế hiện tại.

4.5. Khai bổ sung làm giảm thuế còn được khấu trừ, nếu chưa đề nghị hoàn thuế số chênh lệch này thì: kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm này vào chỉ tiêu 37 của kỳ hiện tại. Nếu đã được hoàn thuế thì: phải nộp lại số hoàn sai đó cùng với tiền chậm nộp.

4.6. Khai bổ sung vừa làm giảm thuế còn được khấu trừ, vừa làm tăng thuế phải nộp thì: Nộp số chênh lệch tăng thêm và tiền chậm nộp phát sinh, đồng thời khai điều chỉnh chênh lệch giảm đó vào chỉ tiêu 37 của kỳ hiện tại.

Nguồn: Phòng Tuyên truyền Cục Thuế Bình Định

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/

Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:

https://clevercfo.com/
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top