Fan Chelsea

augialong

Member
Hội viên mới
Nếu bạn là FAN của CHELSEA thì hãy vào đây ủng hộ tớ cái nhá, nhân tiện tớ cũng xin trích ngang lý lịch của CLB để các bạn có thể tiện xem

Website: http://www.chelseafc.co.uk
Chủ tịch: Roman Abramovich
Huấn luyện viên: Avram Grant
Năm thành lập: 1905
Logo:
1chelseafc.gif


Lịch sử

Ngày 14 tháng 3 1905, một nhóm thanh niên yêu bóng đá tại Chelsea - một quận phía tây London - đã tập hợp nhau tại quán rượu Rising Sun (nay đổi tên thành Butcher's Hook) trên đường Fulham Road, quyết định thành lập đội bóng mang tên Chelsea - cái tên không hề thay đổi sau 100 năm. Vì có trang phục truyền thống là màu xanh, nên đội đã có một tên gọi thân mật rất huyền ảo là "The Blues".

Những ngày đầu thành lập

Ngày 29 tháng 5 năm 1905, Chelsea đã được Liên đoàn bóng đá Anh lựa chọn tham dự giải hạng Nhì. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Chelsea đã chọn cho mình một lối chơi bóng đẹp mắt, phóng khoáng, với lối chơi này họ đã có những kết quả ban đầu khá tốt đẹp: mùa giải đầu tiên, Chelsea xếp thứ 3 chung cuộc với 22 trận thắng, 9 trận hòa và chỉ thua 7 trận, thậm chí còn ghi được tới 90 bàn và chỉ để lọt lưới 37 bàn.

Mùa giải sau đó, Chelsea còn thi đấu thuyết phục hơn khi họ xếp thứ 2 và thắng tới 26 trận và hòa 5 trận. Với kết quả này Chelsea đã chính thức được lên hạng Nhất - giải đấu cao nhất nước Anh khi đó.
Những năm tháng long đong

Sau khi lên hạng Nhất, Chelsea không tạo được nhiều ấn tượng, và đã phải rời giải đấu này vào năm 1910, sau 3 mùa giải khó khăn. Tuy nhiên khi trở lại hạng Nhì, Chelsea nhanh chóng vượt trội và họ lại trở lại hạng Nhất 2 mùa giải sau đó.

Bắt đầu từ đây Chelsea đã có chuỗi thời gian dài thi đấu ở giải hạng Nhất, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ là nửa dưới bảng xếp hạng. Như một hệ quả tất yếu, Chelsea phải trở lại hạng Nhì vào cuối mùa giải 1924. Lần trở lại này không còn dễ dàng như trước nữa, và Chelsea đã phải mất 6 mùa giải để trở lại giải đấu cao nhất.

Đây là thời kỳ Chelsea đã thi đấu ổn định hơn, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ cũng chỉ là ở giữa bảng xếp hạng. Năm 1940, giải đấu phải gián đoạn vì Thế chiến thứ hai nổ ra.

Năm 1947, giải đấu tiếp tục sau 7 năm gián đoạn, Chelsea tiếp tục thi đấu không thành công, và luôn ở vị trí nguy hiểm trong bảng xếp hạng. Năm 1952, Ted Drake đã đến nhằm vực dậy đội bóng giàu tham vọng nhưng thiếu ý chí Chelsea.

Thành công bắt đầu đến


Khi Ted Drake đến với Chelsea, đội bóng này chỉ còn là đống đổ nát, 3 năm liền họ chỉ đứng trên bờ vực xuống hạng. Tuy nhiên ông không mất nhiều thời gian để xây dựng lại đội bóng. Mùa giải đầu tiên của Ted Drake, ông đã đưa Chelsea đến vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng chung cuộc.

Một năm sau, mùa bóng 1954-1955, Ted Drake đã đi vào lịch sử của Chelsea khi lần đầu tiên đưa đội bóng đến danh hiệu cao quý nhất nước Anh, đó là giành danh hiệu vô địch giải hạng Nhất của Anh (nay là giải Ngoại hạng). Đây là danh hiệu lớn đầu tiên của Chelsea sau rất nhiều năm tháng thăng trầm, mở ra một thời kỳ mới cho Chelsea.

Chelsea tiếp tục dành thêm danh hiệu nữa trong năm đó khi đánh bại Câu lạc bộ bóng đá Newcastle United với tỷ số đẹp 3-0 tại trận tranh Cúp Community Shield.

Năm 1965, Chelsea dành chiếc Cúp Liên đoàn khi đánh bại Leicester City với tổng tỷ số 3-2 sau 2 lượt trận.

Năm 1970, Chelsea sưu tập đủ bộ cúp nội địa khi đánh bại Leeds United 2-1 trong trận chung kết cúp FA.

Một năm sau, mùa giải 1970-1971 Chelsea chơi rất thành công tại Cúp C2 và giành danh hiệu vô địch sau khi đánh bại những chú "kền kền trắng" Real Madrid tại trận chung kết, đây là chiếc Cúp châu Âu đầu tiên của Chelsea, nhưng danh hiệu vô địch này cũng chấm dứt những năm tháng thành công của Chelsea, đội bóng này rơi vào giai đoạn khủng hoảng.

Suy thoái

Từ năm 1975 đến năm 1990, Chelsea chơi cực kỳ thất thường và đã có tới 3 lần lên hạng rồi lại xuống hạng.

Mùa giải 1989-1990 Chelsea lại trở lại hạng Nhất, đây là lần cuối cùng Chelsea phải từ hạng Nhì lên hạng Nhất đồng kết thúc thời kỳ suy thoái và bắt đầu xây dựng một kỷ nguyên mới.

Thời kỳ Giải bóng đá ngoại hạng Anh

Năm 1993, khi giải vô địch bóng đá Anh đổi tên thành Premier League, Chelsea bắt đầu có những thay đổi về chính sách của mình, lúc này HLV của Chelsea là Glenn Hoddle, một HLV trẻ tuổi và giàu tham vọng, ông đã có những chính sách mới mẻ nhằm xây dựng đội bóng đi lên từng bước, ông nổi tiếng với việc biến Chelsea thành đội bóng "đa quốc gia" với việc mang về hàng loạt các cầu thủ quốc tế như Ruud Gullit, Frank Sinclair, Frank Leboeuf, Mark Hughes,... và chính sách này đã mang lại những thành công nhất định. Năm 1994, ông đã đưa Chelsea vào tới trận chung kết cúp FA, tuy nhiên đội bóng của ông đã chấp nhận chịu thua trước Manchester United. Tuy vậy Chelsea vẫn được dự Cúp C2 vì MU năm đó đọat cú đúp. Tại Cúp C2, Chelsea thi đấu khá thành công, họ vào đến trận bán kết và chỉ chịu thua trước Real Zaragoza bằng 1 bàn duy nhất.

Mùa hè năm 1995, Chelsea lôi kéo được ngôi sao người Hà Lan Ruud Gullit bằng một bản hợp đồng tự do từ U.C. Sampdoria, và tay săn bàn chủ chốt của Manchester United Mark Hughes với giá 1,5 triệu bảng. Mùa bóng này Chelsea xếp thứ 11 tại bảng xếp hạng, còn Glenn Hoddle thì trở thành HLV Quốc gia trẻ tuổi nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Người lên chèo lái đội bóng chính là Ruud Gullit, anh trở thành một cầu thủ kiêm HLV.

Và cựu cầu thủ của Serie A này quyết tâm theo đuổi chính sách "Ý hóa" bằng việc đem về hàng loạt các ngôi sao đã và đang chơi bóng ở Serie A như Gianluca Vialli, Roberto Di Matteo, Gianfranco Zola, Marcel Desailly, Pierluigi Casiraghi... Mặc dù vậy lối đá của Chelsea lại hoàn toàn không chịu nhiều ảnh hưởng của Serie A khi họ chơi một thứ bóng đá tấn công hấp dẫn, quyến rũ tạo ra một thứ bóng đá trái ngược với bóng đá Anh truyền thống đơn điệu và tẻ nhạt, đó là thứ bóng đá mà Gullit đặt tên là "Bóng đá quyến rũ" (sexy football), tuy nhiên thời kỳ này Chelsea lại cực kỳ thất thường và thiếu ổn định. Đó cũng chính là lý do khiến Ruud Gullit buộc phải ra đi, mặc dù vậy ông cũng kịp giúp Chelsea giành danh hiệu cúp FA sau 26 năm khát danh hiệu, sau khi hạ Middlesbrough F.C. tại trận chung kết đồng thời đưa Chelsea vào nhóm 6 đội dẫn đầu của BXH.

Tháng 2 năm 1998, Gianluca Vialli được ban lãnh đạo tin tưởng và trao cho anh chức HLV trưởng, anh cũng trở thành một cầu thủ kiêm HLV, và vị HLV trẻ tuổi người Ý này tỏ ra rất có duyên với các Cúp, chỉ ngay trong năm đó, Vialli trở thành một trong những HLV thành công nhất trong lịch sử Chelsea khi giúp CLB của mình dành liên tiếp các danh hiệu lớn: vô địch Cúp Liên đoàn bóng đá Anh, Cúp C2 và Siêu cúp bóng đá châu Âu, trong đó đặc biệt kể đến chiếc Cúp C2 giúp Chelsea trở thành CLB Anh duy nhất giành Cúp này 2 lần, còn chiếc Siêu cúp châu Âu cũng là một điều tuyệt vời sau khi các cầu thủ hạ nhà ĐKVĐ UEFA Champions League Real Madrid. Đồng thời ông còn đưa đội bóng vào Top 4 hai năm liên tiếp, những kết quả đủ giúp Chelsea lần đầu tiên có mặt tại đấu trường danh giá Champions League.

Năm 2000, Gianluca Vialli tiếp tục giúp Chelsea chơi thành công tại các Cúp khi giúp Chelsea giành cup FA sau trận thắng Newcastle United và giành tiếp Cúp Community Shield. Tuy nhiên, BHL đội bóng nhận thấy Gianluca Vialli không thích hợp với kế hoạch của mình nữa và họ đã mời về một trong những HLV có kinh nghiệm nhất châu Âu đến đó là Claudio Ranieri.

Thay vì chính sách mua các ngôi sao đã thành danh như trước, ông bắt đầu xây dựng lại Chelsea trở thành một đội bóng trẻ trung có tinh thần chiến đấu cao mà thủ lĩnh là một người gốc Chelsea - John Terry, có thể nói trước khi Roman Abramovich đến thì Ranieri cũng đã kịp xây dựng cho mình một bộ khung rất mạnh gồm có: Carlo Cudicini, Celestine Babayaro, John Terry, Marcel Desailly, William Gallas, Mario Melchiot, Gronkiaer, Frank Lampard, Eidur Gudjohnsen, Jimmy Floyd Hasselbaink, ngoài ra phải kể đến các cầu thủ trẻ tiềm năng như: Robert Huth, Carlton Cole, Rubén Olivera...

Chelsea dưới thời Ranieri chơi khá ổn định và thành công, đội bóng dần có những bước tiến đáng kể.

Năm 2002, Chelsea lại vào chung kết cúp FA, tuy nhiên lần này đội bóng đã chịu thất thủ trước người hàng xóm Arsenal F.C..

Mùa giải 2002/2003, Chelsea có suất dự UEFA Champions League sau khi hạ đối thủ cạnh tranh trực tiếp Liverpool F.C. 2-1 ở vòng đấu cuối cùng. Kết quả này không chỉ giúp Chelsea giành vé dự Champions League sau 4 năm vắng bóng mà còn giúp Chelsea trở nên cực kỳ hấp dẫn trước con mắt các nhà đầu tư, trong số đó có Abramovich.

Đế chế Abramovich

Mùa hè năm 2003, một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử Chelsea, đó là việc tỷ phú người Nga Roman Abramovich đã mua CLB này. Chelsea từ chỗ đang còn nợ chồng chất, nay đã có vị cứu tinh, không những thế Chelsea nay đã có thể ngồi ngắm chân cẳng các cầu thủ ưa thích rồi phán: mua mà không phải nghĩ ngại nhiều lắm đến vấn đề tiền nong. Ngay trong mùa hè này, hàng loạt các ngôi sao đang nổi đã cập bến Chelsea: Adrian Mutu, Hernán Crespo, Juan Sebastián Verón, Damien Duff, Claude Makélélé, Wayne Bridge, Glen Johnson, Joe Cole. Với sự bổ sung kịp thời cả về lượng và chất, Chelsea chơi khá thành công mùa giải đó, xếp thứ 2 tại giải Ngoại hạng, vào tới bán kết UEFA Champions League. Nhưng như vậy là chưa đủ với những kỳ vọng mà ông chủ mới mong muốn, và Ranieri đã buộc phải thanh lý hợp đồng của mình. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận Ranieri chính là người có công lớn nhất cho việc xây dựng một bộ khung mạnh cho Chelsea.

Người mà ban điều hành của Chelsea ngắm tới là một HLV trẻ tuổi, người đang dẫn dắt F.C. Porto đi từ hết câu chuyện huyền thoại này đến câu chuyện huyền thoại khác. Và mặc dù phía Porto phản đối dữ dội nhưng José Mourinho vẫn đến với Chelsea, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ Chelsea-Mourinho.

 
Ðề: Fan Chelsea

Chelsea-Mourinho

Khi Mourinho đến với Chelsea thì đội bóng này đã có bộ khung rất mạnh và ông chỉ cần bổ sung thêm 2 học trò cũ tại Porto là Ricardo Carvalho và Paulo Ferreira với một tiền đạo là Didier Drogba; ông cũng bắt đầu thanh lý sớm một số hợp đồng: Jimmy Floyd Hasselbaink, Gronkiaer; đẩy đi một số cầu thủ không còn phù hợp: Juan Sebastián Verón, Hernán Crespo; chấm dứt hợp đồng với đứa con hư Adrian Mutu.

Và Chelsea bắt đầu khác, họ mạnh mẽ hơn, khát khao hơn nhưng cũng chắc chắn và ổn định hơn, Chelsea đã giành danh hiệu vô địch Premier League sau 50 năm chờ đợi một cách hoàn thuyết phục, trước đó họ đã giành Cúp Liên đoàn bóng đá Anh và vào đến bán kết Champions League, không những thế Chelsea còn xô đổ hàng loạt các kỷ lục mà tưởng chừng là không thể làm được.

Ba kỷ lục bị phá là: Kỷ lục về số trận thắng (29 trận), Kỷ lục về điểm số (95 điểm) và Kỷ lục để thủng lưới ít nhất (15 bàn). Với 29 trận thắng trong mùa giải này, Chelsea đã phá kỷ lục 28 trận thắng trước đó của Manchester United. Niềm tự hào của Arsenal với chỉ 17 bàn thua trong mùa giải 1998/1999 cũng đã bị The Blues vượt qua. Đặc biệt, kỷ lục về điểm số mà Manchester United lập được với 92 điểm sau 42 trận ở mùa giải 1993-94 cũng bị các cầu thủ Chelsea phá vỡ chỉ với 38 trận trong mùa giải này.

Năm 2005, Chelsea kỷ niệm 100 năm thành lập bằng một năm cực kỳ ý nghĩa, họ có chức vô địch thứ hai trong lịch sử, và tiếp tục thi đấu rất ấn tượng, xô đổ các kỷ lục khác, tràn trề cơ hội bảo vệ chức vô địch Premier League.

Năm 2006, Chelsea lần thứ 2 liên tiếp vô địch Anh bằng trận thắng đối thủ trực tiếp Manchester United 3-0 ngay trên sân Stamford Bridge.

Tháng 2 năm 2007, Chelsea cùng Mourinho giành thêm một chiếc cúp Liên Đoàn (League Cup) nữa sau khi đánh bại đối thủ cùng thành phố Arsenal 2-1 trong trận chung kết bằng hai bàn thắng của tiền đạo Didier Drogba. Tuy nhiên, sau đó Chelsea mất chức vô địch Premier League về tay Manchester United và dừng bước ở bán kết Champion League trước Liverpool. Cuối mùa giải 2006/2007 Chelsea dành được chiếc cúp FA thứ 4 trong lịch sử sau khi đánh bại Manchester United trong trận chung kết dài 120 phút bằng bàn thắng duy nhất của Didier Drogba.. Nhưng sau này do phong độ sa sút của đội và bất hòa với ban lãnh đạo nên ngày 18 tháng 9 năm 2007, ông đã từ chức

Các kỉ lục của đội bóng

* Cầu thủ có số lần khoác áo CLB nhiều nhất : Ron Harris với 795 trận
* Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho CLB : Bobby Tambling (202 bàn/ 370 trận)
* Số trận thắng trong 1 mùa giải : 29
* Điểm số trong 1 mùa giải : 95
* Kỷ lục số bàn thua ít nhất trong 1 mùa giải : 15
* Chuỗi trận bất bại : 76
* Chuỗi trận liên tiếp không bị thủng lưới : 10
* Trận thắng đậm nhất : 21-0 (đá với Jeunesse Hautcharage năm 1971)
* Đội cuối cùng giành cúp FA trên sân Wembley cũ (2000), đồng thời cũng là đội đầu tiên đoạt được cúp này trên sân Wembley mới[1] (2007)

Thành tích

* Giải vô địch quốc gia: 3
o 1955, 2005, 2006
* Leage cup: 4
o 1965, 1998, 2005, 2007
* Cúp FA: 4
o 1970, 1997, 2000, 2007
* Cúp Liên đoàn: 4
o 1965, 1998, 2005, 2007
* Siêu cúp bóng đá Anh: 3
o 1955, 2000, 2005
* Cúp C2: 2
o 1971, 1998
* Siêu cúp châu Âu: 1
o 1998
 
Ðề: Fan Chelsea

Nếu bạn là FAN của CHELSEA thì hãy vào đây ủng hộ tớ cái nhá, nhân tiện tớ cũng xin trích ngang lý lịch của CLB để các bạn có thể tiện xem

Website: http://www.chelseafc.co.uk
Chủ tịch: Roman Abramovich
Huấn luyện viên: Avram Grant
Năm thành lập: 1905
Logo:
1chelseafc.gif


Lịch sử

Ngày 14 tháng 3 1905, một nhóm thanh niên yêu bóng đá tại Chelsea - một quận phía tây London - đã tập hợp nhau tại quán rượu Rising Sun (nay đổi tên thành Butcher's Hook) trên đường Fulham Road, quyết định thành lập đội bóng mang tên Chelsea - cái tên không hề thay đổi sau 100 năm. Vì có trang phục truyền thống là màu xanh, nên đội đã có một tên gọi thân mật rất huyền ảo là "The Blues".

Những ngày đầu thành lập

Ngày 29 tháng 5 năm 1905, Chelsea đã được Liên đoàn bóng đá Anh lựa chọn tham dự giải hạng Nhì. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Chelsea đã chọn cho mình một lối chơi bóng đẹp mắt, phóng khoáng, với lối chơi này họ đã có những kết quả ban đầu khá tốt đẹp: mùa giải đầu tiên, Chelsea xếp thứ 3 chung cuộc với 22 trận thắng, 9 trận hòa và chỉ thua 7 trận, thậm chí còn ghi được tới 90 bàn và chỉ để lọt lưới 37 bàn.

Mùa giải sau đó, Chelsea còn thi đấu thuyết phục hơn khi họ xếp thứ 2 và thắng tới 26 trận và hòa 5 trận. Với kết quả này Chelsea đã chính thức được lên hạng Nhất - giải đấu cao nhất nước Anh khi đó.
Những năm tháng long đong

Sau khi lên hạng Nhất, Chelsea không tạo được nhiều ấn tượng, và đã phải rời giải đấu này vào năm 1910, sau 3 mùa giải khó khăn. Tuy nhiên khi trở lại hạng Nhì, Chelsea nhanh chóng vượt trội và họ lại trở lại hạng Nhất 2 mùa giải sau đó.

Bắt đầu từ đây Chelsea đã có chuỗi thời gian dài thi đấu ở giải hạng Nhất, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ là nửa dưới bảng xếp hạng. Như một hệ quả tất yếu, Chelsea phải trở lại hạng Nhì vào cuối mùa giải 1924. Lần trở lại này không còn dễ dàng như trước nữa, và Chelsea đã phải mất 6 mùa giải để trở lại giải đấu cao nhất.

Đây là thời kỳ Chelsea đã thi đấu ổn định hơn, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ cũng chỉ là ở giữa bảng xếp hạng. Năm 1940, giải đấu phải gián đoạn vì Thế chiến thứ hai nổ ra.

Năm 1947, giải đấu tiếp tục sau 7 năm gián đoạn, Chelsea tiếp tục thi đấu không thành công, và luôn ở vị trí nguy hiểm trong bảng xếp hạng. Năm 1952, Ted Drake đã đến nhằm vực dậy đội bóng giàu tham vọng nhưng thiếu ý chí Chelsea.

Thành công bắt đầu đến


Khi Ted Drake đến với Chelsea, đội bóng này chỉ còn là đống đổ nát, 3 năm liền họ chỉ đứng trên bờ vực xuống hạng. Tuy nhiên ông không mất nhiều thời gian để xây dựng lại đội bóng. Mùa giải đầu tiên của Ted Drake, ông đã đưa Chelsea đến vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng chung cuộc.

Một năm sau, mùa bóng 1954-1955, Ted Drake đã đi vào lịch sử của Chelsea khi lần đầu tiên đưa đội bóng đến danh hiệu cao quý nhất nước Anh, đó là giành danh hiệu vô địch giải hạng Nhất của Anh (nay là giải Ngoại hạng). Đây là danh hiệu lớn đầu tiên của Chelsea sau rất nhiều năm tháng thăng trầm, mở ra một thời kỳ mới cho Chelsea.

Chelsea tiếp tục dành thêm danh hiệu nữa trong năm đó khi đánh bại Câu lạc bộ bóng đá Newcastle United với tỷ số đẹp 3-0 tại trận tranh Cúp Community Shield.

Năm 1965, Chelsea dành chiếc Cúp Liên đoàn khi đánh bại Leicester City với tổng tỷ số 3-2 sau 2 lượt trận.

Năm 1970, Chelsea sưu tập đủ bộ cúp nội địa khi đánh bại Leeds United 2-1 trong trận chung kết cúp FA.

Một năm sau, mùa giải 1970-1971 Chelsea chơi rất thành công tại Cúp C2 và giành danh hiệu vô địch sau khi đánh bại những chú "kền kền trắng" Real Madrid tại trận chung kết, đây là chiếc Cúp châu Âu đầu tiên của Chelsea, nhưng danh hiệu vô địch này cũng chấm dứt những năm tháng thành công của Chelsea, đội bóng này rơi vào giai đoạn khủng hoảng.

Suy thoái

Từ năm 1975 đến năm 1990, Chelsea chơi cực kỳ thất thường và đã có tới 3 lần lên hạng rồi lại xuống hạng.

Mùa giải 1989-1990 Chelsea lại trở lại hạng Nhất, đây là lần cuối cùng Chelsea phải từ hạng Nhì lên hạng Nhất đồng kết thúc thời kỳ suy thoái và bắt đầu xây dựng một kỷ nguyên mới.

Thời kỳ Giải bóng đá ngoại hạng Anh

Năm 1993, khi giải vô địch bóng đá Anh đổi tên thành Premier League, Chelsea bắt đầu có những thay đổi về chính sách của mình, lúc này HLV của Chelsea là Glenn Hoddle, một HLV trẻ tuổi và giàu tham vọng, ông đã có những chính sách mới mẻ nhằm xây dựng đội bóng đi lên từng bước, ông nổi tiếng với việc biến Chelsea thành đội bóng "đa quốc gia" với việc mang về hàng loạt các cầu thủ quốc tế như Ruud Gullit, Frank Sinclair, Frank Leboeuf, Mark Hughes,... và chính sách này đã mang lại những thành công nhất định. Năm 1994, ông đã đưa Chelsea vào tới trận chung kết cúp FA, tuy nhiên đội bóng của ông đã chấp nhận chịu thua trước Manchester United. Tuy vậy Chelsea vẫn được dự Cúp C2 vì MU năm đó đọat cú đúp. Tại Cúp C2, Chelsea thi đấu khá thành công, họ vào đến trận bán kết và chỉ chịu thua trước Real Zaragoza bằng 1 bàn duy nhất.

Mùa hè năm 1995, Chelsea lôi kéo được ngôi sao người Hà Lan Ruud Gullit bằng một bản hợp đồng tự do từ U.C. Sampdoria, và tay săn bàn chủ chốt của Manchester United Mark Hughes với giá 1,5 triệu bảng. Mùa bóng này Chelsea xếp thứ 11 tại bảng xếp hạng, còn Glenn Hoddle thì trở thành HLV Quốc gia trẻ tuổi nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Người lên chèo lái đội bóng chính là Ruud Gullit, anh trở thành một cầu thủ kiêm HLV.

Và cựu cầu thủ của Serie A này quyết tâm theo đuổi chính sách "Ý hóa" bằng việc đem về hàng loạt các ngôi sao đã và đang chơi bóng ở Serie A như Gianluca Vialli, Roberto Di Matteo, Gianfranco Zola, Marcel Desailly, Pierluigi Casiraghi... Mặc dù vậy lối đá của Chelsea lại hoàn toàn không chịu nhiều ảnh hưởng của Serie A khi họ chơi một thứ bóng đá tấn công hấp dẫn, quyến rũ tạo ra một thứ bóng đá trái ngược với bóng đá Anh truyền thống đơn điệu và tẻ nhạt, đó là thứ bóng đá mà Gullit đặt tên là "Bóng đá quyến rũ" (sexy football), tuy nhiên thời kỳ này Chelsea lại cực kỳ thất thường và thiếu ổn định. Đó cũng chính là lý do khiến Ruud Gullit buộc phải ra đi, mặc dù vậy ông cũng kịp giúp Chelsea giành danh hiệu cúp FA sau 26 năm khát danh hiệu, sau khi hạ Middlesbrough F.C. tại trận chung kết đồng thời đưa Chelsea vào nhóm 6 đội dẫn đầu của BXH.

Tháng 2 năm 1998, Gianluca Vialli được ban lãnh đạo tin tưởng và trao cho anh chức HLV trưởng, anh cũng trở thành một cầu thủ kiêm HLV, và vị HLV trẻ tuổi người Ý này tỏ ra rất có duyên với các Cúp, chỉ ngay trong năm đó, Vialli trở thành một trong những HLV thành công nhất trong lịch sử Chelsea khi giúp CLB của mình dành liên tiếp các danh hiệu lớn: vô địch Cúp Liên đoàn bóng đá Anh, Cúp C2 và Siêu cúp bóng đá châu Âu, trong đó đặc biệt kể đến chiếc Cúp C2 giúp Chelsea trở thành CLB Anh duy nhất giành Cúp này 2 lần, còn chiếc Siêu cúp châu Âu cũng là một điều tuyệt vời sau khi các cầu thủ hạ nhà ĐKVĐ UEFA Champions League Real Madrid. Đồng thời ông còn đưa đội bóng vào Top 4 hai năm liên tiếp, những kết quả đủ giúp Chelsea lần đầu tiên có mặt tại đấu trường danh giá Champions League.

Năm 2000, Gianluca Vialli tiếp tục giúp Chelsea chơi thành công tại các Cúp khi giúp Chelsea giành cup FA sau trận thắng Newcastle United và giành tiếp Cúp Community Shield. Tuy nhiên, BHL đội bóng nhận thấy Gianluca Vialli không thích hợp với kế hoạch của mình nữa và họ đã mời về một trong những HLV có kinh nghiệm nhất châu Âu đến đó là Claudio Ranieri.

Thay vì chính sách mua các ngôi sao đã thành danh như trước, ông bắt đầu xây dựng lại Chelsea trở thành một đội bóng trẻ trung có tinh thần chiến đấu cao mà thủ lĩnh là một người gốc Chelsea - John Terry, có thể nói trước khi Roman Abramovich đến thì Ranieri cũng đã kịp xây dựng cho mình một bộ khung rất mạnh gồm có: Carlo Cudicini, Celestine Babayaro, John Terry, Marcel Desailly, William Gallas, Mario Melchiot, Gronkiaer, Frank Lampard, Eidur Gudjohnsen, Jimmy Floyd Hasselbaink, ngoài ra phải kể đến các cầu thủ trẻ tiềm năng như: Robert Huth, Carlton Cole, Rubén Olivera...

Chelsea dưới thời Ranieri chơi khá ổn định và thành công, đội bóng dần có những bước tiến đáng kể.

Năm 2002, Chelsea lại vào chung kết cúp FA, tuy nhiên lần này đội bóng đã chịu thất thủ trước người hàng xóm Arsenal F.C..

Mùa giải 2002/2003, Chelsea có suất dự UEFA Champions League sau khi hạ đối thủ cạnh tranh trực tiếp Liverpool F.C. 2-1 ở vòng đấu cuối cùng. Kết quả này không chỉ giúp Chelsea giành vé dự Champions League sau 4 năm vắng bóng mà còn giúp Chelsea trở nên cực kỳ hấp dẫn trước con mắt các nhà đầu tư, trong số đó có Abramovich.

Đế chế Abramovich

Mùa hè năm 2003, một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử Chelsea, đó là việc tỷ phú người Nga Roman Abramovich đã mua CLB này. Chelsea từ chỗ đang còn nợ chồng chất, nay đã có vị cứu tinh, không những thế Chelsea nay đã có thể ngồi ngắm chân cẳng các cầu thủ ưa thích rồi phán: mua mà không phải nghĩ ngại nhiều lắm đến vấn đề tiền nong. Ngay trong mùa hè này, hàng loạt các ngôi sao đang nổi đã cập bến Chelsea: Adrian Mutu, Hernán Crespo, Juan Sebastián Verón, Damien Duff, Claude Makélélé, Wayne Bridge, Glen Johnson, Joe Cole. Với sự bổ sung kịp thời cả về lượng và chất, Chelsea chơi khá thành công mùa giải đó, xếp thứ 2 tại giải Ngoại hạng, vào tới bán kết UEFA Champions League. Nhưng như vậy là chưa đủ với những kỳ vọng mà ông chủ mới mong muốn, và Ranieri đã buộc phải thanh lý hợp đồng của mình. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận Ranieri chính là người có công lớn nhất cho việc xây dựng một bộ khung mạnh cho Chelsea.

Người mà ban điều hành của Chelsea ngắm tới là một HLV trẻ tuổi, người đang dẫn dắt F.C. Porto đi từ hết câu chuyện huyền thoại này đến câu chuyện huyền thoại khác. Và mặc dù phía Porto phản đối dữ dội nhưng José Mourinho vẫn đến với Chelsea, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ Chelsea-Mourinho.


Dù sao Chelsea vẫn chỉ là cậu bé khi bước ra châu Âu. Chắc phải 2010 mới có thể vô địch được. Năm nay xin chi buồn với Augialong là cúp CL 99% thuộc về MU nhé. Có thể chia sẻ thông tin và tranh luận qua nick lehong_quang78. Hoặc số ĐT 0983245503. Chúc luôn vui và làm việc tốt nhé!
 
Ðề: Fan Chelsea

Chấm điểm các cầu thủ Chelsea sau trận đấu với Liverpool: Drogba là số 1

2 bàn thắng cộng với nhiều pha bóng làm rối loạn hàng phòng ngự Liverpool đã giúp Drogba được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu đêm qua.

Cech 5: Lẽ ra thủ thành người Séc đã có một trận đấu tuyệt vời nếu anh không mắc sai lầm trong bàn thua ở phút 115. Nếu chẳng may Liverpool có bàn thắng gỡ hòa thì Cech sẽ là tội đồ.

Essien 8.5: Không biết đâu là vị trí sở trường của tiền vệ người Ghana nữa. Mặc dù được xếp đá hậu vệ cánh phải nhưng Essien cũng hoàn thành rất tốt nhiệm vụ như thể anh đang chơi tiền vệ. Thêm vào đó, Essien còn thường xuyên uy hiếp khung thành Liverpool bằng những cú sút xa trái phá.

Carvalho 6.5: Một trận đấu không nhiều ấn tượng của trung vệ người BĐN.

Terry 7: Chơi tròn vai nhưng Terry là người mắc sai lầm khi không kèm được Torres trong tình huống tiền đạo người TBN gỡ hòa cho Liverpool.

Ashley Cole 7: Trận đấu tốt của Cole. Anh khiến Kuyt bên phía Liverpool hoàn toàn biến mất bên hành lang cánh trái.

Ballack 7.5: Lại một lần nữa tiền vệ người Đức chơi rất hay. Nếu may mắn hơn thì cú sút phạt cuối hiệp 1 của anh đã biến thành bàn thắng. Ballack cũng chính là người mang lại quả 11m cho Chelsea. Càng về cuối mùa giải, cựu ngôi sao Bayern chơi càng hay.

Makelele 6: Không kèm được Benayoun trong tình huống cầu thủ này chuyền bóng cho Torres ghi bàn.

Lampard 8: Không có nhiều cầu thủ dám đứng lên nhận trọng trách sút 11m trong thời điểm căng thẳng như Lampard. Anh thi đấu nổi bật trên hàng tiền vệ Chelsea mặc dù còn đang chịu tang mẹ. Pha ghi bàn mở tỷ số của Drogba cũng có công rất lớn của Lampard.

Cole 5: Người chơi kém nhất bên Chelsea đêm qua. Gần như cả trận không thấy Joe Cole đâu. Anh bị thay ra bởi Anelka trong hiệp phụ.

Drogba 9.5: 2 bàn thắng cộng với một loạt tình huống gây khó dễ cho hàng thủ Liverpool, tiền đạo người BBN xứng đáng là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu.

Kalou 6.5: Hoạt động tích cực và là người mang lại bàn mở tỷ số cho Drogba nhưng tất cả những gì Kalou làm được chỉ có vậy. Anh bị thay ra bởi Malouda.
 
Ðề: Fan Chelsea

Dù sao Chelsea vẫn chỉ là cậu bé khi bước ra châu Âu. Chắc phải 2010 mới có thể vô địch được. Năm nay xin chi buồn với Augialong là cúp CL 99% thuộc về MU nhé. Có thể chia sẻ thông tin và tranh luận qua nick lehong_quang78. Hoặc số ĐT 0983245503. Chúc luôn vui và làm việc tốt nhé!

Theo quá khứ thì đúng là các cầu thủ Chelsea chưa có được thành tích vẻ vang gì cả nhưng quá khứ chỉ là quá khứ, chẳng ai có thể đem quá khứ ra để gặm nhấm cả. Và bắt đầu từ đây thế giới sẽ gọi tên Chelsea, :cheers1::cheers1: nâng ly chúc mừng Chelsea đoạt cúp nào bác King Tiger :cheers1::cheers1:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Fan Chelsea

Theo quá khứ thì đúng là các cầu thủ Chelsea chưa có được thành tích vẻ vang gì cả nhưng quá khứ chỉ là quá khứ, chẳng ai có thể đem quá khứ ra để gặm nhấm cả. Và bắt đầu từ đây thế giới sẽ gọi tên Chelsea, :cheers1::cheers1: nâng ly chúc mừng Chelsea đoạt cúp nào bác King Tiger :cheers1::cheers1:

Đúng là từ đây làng túc cầu thế giới sẽ gọi tên Chelsea: Chelsea - Kẻ bại trận cuối cùng trong chiến dịch chinh phục CL 2007-2008 của MU

Thực ra, mình rất sung sướng khi Chelsea vượt qua Liverpool trong trận đấu sáng 01/05/2008. Không phải vì yêu mến Chelsea mà vì để MU có đối thủ để chà đạp trong trận chung kết sắp tới.

Chia buồn trước với các FAN Chelsea nhé :cheers1:
 
Ðề: Fan Chelsea

Đúng là từ đây làng túc cầu thế giới sẽ gọi tên Chelsea: Chelsea - Kẻ bại trận cuối cùng trong chiến dịch chinh phục CL 2007-2008 của MU

Thực ra, mình rất sung sướng khi Chelsea vượt qua Liverpool trong trận đấu sáng 01/05/2008. Không phải vì yêu mến Chelsea mà vì để MU có đối thủ để chà đạp trong trận chung kết sắp tới.

Chia buồn trước với các FAN Chelsea nhé :cheers1:

Hãy đợi đến 24/05 nha. Lúc đó từ "Kẻ bại trận" sẽ được ưu ái dành cho MU, hehe:hysterical:
 
Ðề: Fan Chelsea

Đúng là từ đây làng túc cầu thế giới sẽ gọi tên Chelsea: Chelsea - Kẻ bại trận cuối cùng trong chiến dịch chinh phục CL 2007-2008 của MU

Thực ra, mình rất sung sướng khi Chelsea vượt qua Liverpool trong trận đấu sáng 01/05/2008. Không phải vì yêu mến Chelsea mà vì để MU có đối thủ để chà đạp trong trận chung kết sắp tới.

Chia buồn trước với các FAN Chelsea nhé :cheers1:

:hysterical::hysterical: 13/05 này Premiership sẽ hạ màn và 21/05 sẽ là trận chung kết Champions League, sau cú sốc về thứ 2 ở Premiership thì không hiểu các học trò của ngài Alex Ferguson còn sức và tâm trí đâu mà đá nữa. Thôi năm nay M.U đoạt cú đúp hạng nhì cũng là thành công lắm rồi
-----------------------------------------------------------------------------------------
Hành trình tới Moscow

Vòng bảng:

Chelsea - Rosenborg 1-1 (Shevchenko 53')
Trận hòa này đã khiến Mourinho phải ra đi, sau hàng loạt những trận đấu đáng thất vọng kể từ đầu mùa giải ở Premiership
Valencia - Chelsea 1-2 (Joe Cole 21', Drogba 71')
Chiến thắng đầu tây của Avram Grant ở Champions League, niềm tin nơi các CĐV đã dần được khôi phục.
Chelsea - Schalke 2-0 (Malouda 4', Drogba 47')
Grant tiếp tục kế thừa tốt những gì mà Mourinho để lại. Lối chơi tập trung đã mang về cho Chelsea thêm một trận thắng quan trọng
Schalke - Chelsea 0- 0
Rosenborg - Chelsea 0-4 ( Drogba 7',20', Alex 40', Joe Cole 73')
Chelsea - Valencia 0-0

Vòng 2:

Olympiakos - Chelsea 0-0
Grant bắt đầu chiết lý chơi cầm chừng trên sân khách để tập trung cho trận lượt về.
Chelsea - Olympiakos 3-0 (Ballack 5', Lampard 25', Kalou 48')
Ưu thế vượt trội đã giúp Chelsea sớm giải quyết trận đấu chỉ sau 25 phút

Tứ kết:

Fenerbahce - Chelsea 2-1 (Devid đá phản 13')
Trận thua từ thế dẫn trước không khiến Grant quá bận tâm. Họ thua vì một qua sút xa qua xuất thần của Devid, người đã mở tỉ số cho... The Blue
Chelsea - Fenerbahce 2-0 (Ballack 4',
Quả đánh đầu sớm thành bàn của Ballack đã mang lại một trận đấu dễ dàng sau đó cho Chelsea

Bán kết:

Liverpool - Chelsea 1-1 (Riise đá phản 90+5')
Nếu như thời Mourinho, Chelsea luôn thua Liverpool do xui xẻo, thì ở lần làm khách này, họ đã may mắn khi Riise đã tự phá honngr mọi toan tính của Benitez.
Chelsea - Liverpool 3-2 (Drogba 33',105', Lampard 98')
Lợi thế từ trận lượt đi đã khiến Chelsea thoải mái chơi ở trận lượt về. Hạ Liverpool 3-2 sau 120 phút, lần đầu tiên The Blue có mặt ở trận chung kết Champions League[/QUOTE]
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Fan Chelsea

13 lý do khiến Liverpool thua Chelsea

Không có được sự hậu thuẫn về tinh thần từ kết quả ở trận lượt đi, nay Liverpool còn phải đón nhận thêm một tin không vui khi báo chí Anh đưa ra 13 lý do khiến họ thua trận…

1. Ở mùa giải năm nay, Chelsea chưa bao giờ thua khi Solomon Kalou thi đấu ngay từ đầu trận.

2. Trong lịch sử Champions League, chỉ có 2 trong tổng số 16 lần, đội đang xếp thứ 4 ở giải quốc nội lọt vào trận chung kết.

3. Trong 8 lần làm khách ở Stamford Bridge, Liverpool dưới thời HLV Rafa Bennitez chưa ghi được bàn thắng nào.

4. Chelsea chưa nếm mùi thất bại trong tổng số 4 lần chạm trán với Liverpool ở mùa giải năm nay.

5. Dưới thời Bennitez, Liverpool chưa bao giờ bị đẩy vào hoàn cảnh buộc phải thắng trên sân khách để có thể tiến sâu vào giải đấu.

6. Kể từ mùa giải 84/85, Liverpool chưa bao giờ lọt vào trận chung kết 2 năm liên tiếp.

7. Liverpool dưới thời Bennitez chỉ thắng được 5 trong tổng số 19 lần chạm trán với Chelsea

8. Chelsea chưa bao giờ thua trên sân nhà trước một đội bóng Anh ở đấu trường châu Âu.

9. Dưới thời Avram Grant, Chelsea chưa bị thủng lưới bàn nào trên sân nhà ở đấu trường Champions Leauge.

10. The Blues chưa nếm mùi thất bại trong 66 trận thi đấu trên sân nhà.

11. Ở bán kết Champions League mùa giải năm ngoái, Liverpool đã thua Chelsea 1-0 ở Stamford Bridge, J.Cole ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu.

12. Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho Liverpool ở đấu trường Champions League, Steven Gerrard mới chỉ xuyên thủng mành lưới Chelsea 1 lần trong 24 cuộc chạm trán giữa hai đội thời gian gần đây.

13. Ở đấu trường Champions League, trong 7 cặp đấu kết thúc với tỉ số hoà 1-1 ở loạt trận lượt đi, thì có tới 6 CLB thi đấu trên sân nhà ở loạt trận lượt về lọt vào vòng sau.


(Theo bongdaso)
 
Ðề: Fan Chelsea

Đừng có mang thành tích ra đây nói nhé. Xét về thành tích thì MU như đỉnh Everest, còn Chelsea chỉ như 1 hạt bụi thôi.
 
Ðề: Fan Chelsea

Em cũng hâm mộ Chelsea lắm, em tin rằng năm nay Chelsea cũng sẽ đoạt cú đúp năm nay. Còn về ý kiến của bạn cattien thì mình thấy là có thể trong quá khứ thành tích của Chelsea không có gì nổi bật nhưng những năm gần đây Chelsea có những bước tiến thần tốc để trở thành 1 thế lực thực sự của bóng đá thế giới, những năm gần đây khi nhắc tới Chelsea ai cũng phải kiêng nể cả. Có lẽ từ đây M.U có 1 đối thử cạnh tranh xứng tầm rồi đó
 
Ðề: Fan Chelsea

Hy vọng là thế nhưng khó lắm. Thực ra MU làm bá chủ Premiership mà không có đối thủ thì cũng buồn. :banghead:

Đối thủ của MU chính là chú Westham, Man City đó. Nếu thắng được thì hãy nói chuyện với Chel nha, hehe, hình như chú MU thua Man xanh ngay trên sân nhà với tỷ số 2-1 thì phải. Và ngược lại Chelsea thì giã cho Man xanh 6 quả. :smilielol5: :happy3:
 
Ðề: Fan Chelsea

Đối thủ của MU chính là chú Westham, Man City đó. Nếu thắng được thì hãy nói chuyện với Chel nha, hehe, hình như chú MU thua Man xanh ngay trên sân nhà với tỷ số 2-1 thì phải. Và ngược lại Chelsea thì giã cho Man xanh 6 quả. :smilielol5: :happy3:

"Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi" câu nói bất hủ của Alex Ferguson
bác chưa nghe hay sao? Nếu thế thì tại sao Chelsea không giã vào lưới của tất cả các đối thủ 6 trái đi, để bây giờ khỏi so hiệu số thắng bại.:dapghe:
 
Ðề: Fan Chelsea

"Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi" câu nói bất hủ của Alex Ferguson
bác chưa nghe hay sao? Nếu thế thì tại sao Chelsea không giã vào lưới của tất cả các đối thủ 6 trái đi, để bây giờ khỏi so hiệu số thắng bại.:dapghe:

Đúng là phong độ của M.U chỉ là nhất thời thôi, bằng chứng là vừa bị Chelsea hạ 2-1 xong đấy :smilielol5::smilielol5:
 
Ðề: Fan Chelsea

"Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi" câu nói bất hủ của Alex Ferguson
bác chưa nghe hay sao? Nếu thế thì tại sao Chelsea không giã vào lưới của tất cả các đối thủ 6 trái đi, để bây giờ khỏi so hiệu số thắng bại.:dapghe:

Hehe, cái này là em nói đó nha. Vậy ở Moscow, Chelsea sẽ giã cho MU 6 quả và giữ trắng lưới luôn,kaka :smilielol5: :happy3:
 
Ðề: Fan Chelsea

Hehe, cái này là em nói đó nha. Vậy ở Moscow, Chelsea sẽ giã cho MU 6 quả và giữ trắng lưới luôn,kaka

Hehe, có cơ hội đập bác King rồi.
Em nói trước cái này là em đập cho bác tỉnh ngủ, chứ ko phải đập bác nói sai đâu nhé.
6 quả nè: :dapghe::dapghe::dapghe::dapghe::dapghe::dapghe:
Trắng lưới nè: :banginvg1::banginvg1::banginvg1::banginvg1:
 
Hehe, có cơ hội đập bác King rồi.
Em nói trước cái này là em đập cho bác tỉnh ngủ, chứ ko phải đập bác nói sai đâu nhé.
6 quả nè::dapghe::dapghe::dapghe:
Trắng lưới nè: :banginvg1::banginvg1::banginvg1:

Thôi để em kêu thằng Drogba đá phản lưới nhà ghi giúp bác 1 bàn danh dự nhá :smilielol5::smilielol5:

Hehe, cái này là em nói đó nha. Vậy ở Moscow, Chelsea sẽ giã cho MU 6 quả và giữ trắng lưới luôn,kaka :smilielol5: :happy3:

6 trái thì có thể được chứ giữ trắng lưới thì cũng hơi khó bác ạ, vì em đã lỡ hứa với cattien rồi bác ạ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top