Sự khác nhau giữa mậu dịch và phi mậu dịch

Ngantran

New Member
Hội viên mới
Các bạn làm ơn cho mình biết sự khác nhau giữa hàng nhập khẩu mậu dịch và phi mậu dịch vì cty mình lần đầu nhập hàng nước ngoài.
 
Ðề: Sự khác nhau giữa mậu dịch và phi mậu dịch

Theo mình được biết thì nhập khẩu mậu dịch là hàng nhập có hợp đồng, nhập hàng về để kinh doanh. Còn nhập khẩu phi mậu dịch thì là hàng nhập không có hợp đồng, hàng nhập về chỉ để làm mẫu không bán thì phải. Không biết có bác nào có ý kiến khác không? em hiểu như thế không biết có đúng không?
 
Ðề: Sự khác nhau giữa mậu dịch và phi mậu dịch

Các bạn làm ơn cho mình biết sự khác nhau giữa hàng nhập khẩu mậu dịch và phi mậu dịch vì cty mình lần đầu nhập hàng nước ngoài.
Đúng là 2 cái này khó hỉu wé...Phải xét ở nhìu góc độ để phân biiệt 2 cái này.Công ty mình cũng nhập,xuất 1 loại thiết bị hok chịu thuế,nhưng lúc thì làm là hàng mạu dịch,nhưng lúc thì lại làm hàng phi mậu dịch????:troidat:
 
Ðề: Sự khác nhau giữa mậu dịch và phi mậu dịch

Hàng phi mậu dịch là hàng ko phải mậu dịch, tức là ko có thanh toán, nó bao gồm các loại hình: biếu tặng, hàng mẫu, quảng cáo, hành lý cá nhân.... những loại ko phải thanh toán

Hàng Mậu dịch : là hàng có thanh toán, bao gồm các hoại hình ngoài các loại hình trên
 
Ðề: Sự khác nhau giữa mậu dịch và phi mậu dịch

Hàng phi mậu dịch là hàng ko phải mậu dịch, tức là ko có thanh toán, nó bao gồm các loại hình: biếu tặng, hàng mẫu, quảng cáo, hành lý cá nhân.... những loại ko phải thanh toán

Hàng Mậu dịch : là hàng có thanh toán, bao gồm các hoại hình ngoài các loại hình trên

Mình đồng ý với Godwofl và bổ sung thêm là cả hàng phi mậu dịch và mậu dịch đều có hóa đơn. Tuy nhiên, trên hóa đơn hàng phi mậu dịch có thêm dòng chữ: The good is no commercial value hoặc The value for customs purpose only....
 
Ðề: Sự khác nhau giữa mậu dịch và phi mậu dịch

Hàng phi mậu dịch thì giá trị xuất nhập trong một năm là giới hạn
Hàng mậu dịch thì giá trị xuất nhập trong mộng năm là không giới hạn (- cái loại có hạn ngạch nhé)
 
Ðề: Sự khác nhau giữa mậu dịch và phi mậu dịch

hàng mậu dịch là hàng nhập về được phép xuất hoá đơn bán cho bên khác và được khấu trừ thuế. còn hàng phi mâu dịch thì được xem như bên nhập khẩu là bên mua cuối cùng rùi....
 
Ðề: Sự khác nhau giữa mậu dịch và phi mậu dịch

Theo t vấn đề rất đơn giản là thế này:
-định nghĩa:
mậu dịch: có hợp đồng, có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu.
phi mậu dịch: ko mất tiền mua, giống hệt như được cho, biếu tặng, nói chung là không mất phí gì cả, và nhập với số lượng nhỏ.
- thuế:
mậu dịch: fai nộp thuế GTGT + XK và đc hoàn thuế GTGT.
phi mậu dịch: ko phải nộp thuế.
- được phép bán hay ko:
mậu dịch: đc bán.
phi mậu dịch: về pháp luật là không đc bán, nhưng, nếu có bán thì chỉ ghi nhận nội bộ, không xuất hóa đơn.
 
Ðề: Sự khác nhau giữa mậu dịch và phi mậu dịch

Chào các anh chị!
Nếu hàng phi mậu dich: ko phải nộp thuế.Nhưng cty e vua mới nhập 1 lô hàng trị giá lô hàng có 100$ thôi mà bên hải quan thu toan bộ phí của cty e là:
1. Trị giá tính thuế = 100$ + phí nhập khẩu của khách hàng ở nước ngoài(nhưng thực chất khi gửi hàng thì họ đã trả phí này rồi).
2.Thu thuế nhập khẩu 18%
3. VAT hàng NK : 10%
Vì thế mà cty e NK hàng theo tờ khai phi mậu dịch mà phải đóng tât tần tật gần 5 triệu mới lay dc hàng.
Cả xếp lấn nhân viên đều ức quá,gọi điện lên hỏi thì họ bảo nào là "QUY ĐỊNH CHUNG NÓ THẾ",nào là"GIÁ FOB" chẳng hiểu ra làm sao?
Anh chị nào thông tường vần đề trăn trở này xin khai thông giúp e nhé,cam ơn các anh chị nhiều lăm !!!!!!!!!!!
 
Ðề: Sự khác nhau giữa mậu dịch và phi mậu dịch

Các bạn làm ơn cho mình biết sự khác nhau giữa hàng nhập khẩu mậu dịch và phi mậu dịch vì cty mình lần đầu nhập hàng nước ngoài.
Hàng nhập theo hình thức mậu dịch hay phi mậu dịch thì đều phải trả phí vận chuyển quốc tế và trị giá tính thuế (khai với HQ) là giá CIF hay C&F. Nhập phi mậu dịch có cái lợi là nhận hàng nhanh nhưng hình thức nhập phi mậu dịch là nhập hàng tặng, viện trợ...chứ không phải dùng để nhập hàng về bán.
Căn cứ điểm I mục 3 Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan quy định :
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (dưới đây gọi tắt là hàng phi mậu dịch) gồm:
1. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
2. Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên;
3. Hàng viện trợ nhân đạo;
4. Hàng hoá tạm nhập khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
5. Hàng mẫu không thanh toán;
6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc của người xuất nhập cảnh;
7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
9. Hàng phi mậu khác.
Theo Doanh nghiệp nhập khẩu hàng về mở tờ khai phi mậu dịch thì được coi như hàng mẫu không thanh toán --> Giá vốn mua hàng = 0. Nếu trên đơn đặt hàng và hóa đơn thương mại thể hiện thanh toán qua ngân hàng bằng hình thức T/T => không thể nhập khẩu theo loại hình là hàng phi mậu dịch.
 
Ðề: Sự khác nhau giữa mậu dịch và phi mậu dịch

Chào cả nhà
Mình xin góp ý kiến về sự khác nhau giữa TK mậu dịch và TK phi mậu Dịch
Về thanh toán:
+TK mậu dịch phải có hợp đồng ngoại thương và thanh toán cho ngân hàng theo số tiền trong invoice.
+TK phi mậu dịch không có hợp đồng ngoại thương (hàng biếu tặng,mẫu,..),không được thanh toán cho nhà cung cấp.Thường thì số lượng ít
Về Thuế Nhập khẩu và VAT :
+TK phi mậu dịch:thì hàng nhập về giá trị hàng bao nhiêu,loại hàng gì,mã HS code ? thì cứ tra trong biểu thuế XNK.Trong đó có thuế gì thì vẫn đóng bình thường như hàng mậu dịch.
+Tk mậu dịch thì đóng tất cả các thuế nếu có như thuế NK,TTĐB,VAT,Môi trường,...
Chúc cả nhà vui vẻ

toiten379@gmail.com
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top