Phỏng vấn xin việc thành công

jessy_MH

Frozen
Hội viên mới
  • Mẹo phỏng vấn xin việc thành công
  • Ngay khi bạn nhận được điện thoại báo sẽ phỏng vấn cho công việc mà mình mơ ước bấy lâu nay, hãy chắc chắn rằng mình đang chuẩn bị mọi thứ ở mức tốt nhất để có thể thành công cho cuộc phỏng vấn sắp tới này. Những “bí quyết” sau đây sẽ giúp bạn có được điều đó.
  • Bí quyết 1. Nghiên cứu các công ty.
  • Phỏng vấn xin việc là một bước vô cùng quan trọng để có được công việc mà mình mong muốn. Nếu bạn có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được sự hiểu biết sâu sắc về công ty của họ, bạn đã để lại một ấn tốt rất tốt đối với họ. Muốn vậy trước khi bước vào cuộc (phỏng vấn) hãy nghiên cứu thật kỹ về công ty này.

    [*]Việc nghiên cứu trước về công ty mình sẽ phỏng vấn vừa cho bạn những kiến thức để có thể tự tin trong buổi phỏng vấn, vừa thể hiện sự quan tâm đặc biệt của bạn đối với công việc này. Không một nhà tuyển dụng nào có thể bỏ qua những ứng viên như bạn. Vì vậy hãy yên tâm rằng mình đã không bỏ phí thời gian để tìm hiểu nghiên cứu công ty này.

  • Bí quyết 2. Trang phục.
  • Một bộ trang phục đẹp, phù hợp sẽ tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu với nhà tuyển dụng. Quần áo cũng thể hiện được tính cách, quan điểm của người mặc. Một bộ trang phục đẹp, thoải mái sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều khi bắt đầu trả lời câu hỏi phỏng vấn.

    [*]Chú ý: Bạn nên chọn những loại trang phục công sở, tránh mặc những chiếc áo, đầm váy hở hang, màu sắc quá nổi … Những bộ trang phục ấy có thể rất đẹp nhưng chúng hoàn toàn thích hợp cho một cuộc phỏng vấn.

  • Bí quyết 3. Đến đúng giờ.
  • Việc đến đúng giờ khi đi phỏng vấn đóng vai trò rất quan trọng. Một trong những thách thức lớn nhất của người sử dụng lao động là phải đối phó với những nhân viên “có tật” đi trễ. Vì vậy, nếu trong buổi tiếp xúc đầu tiên với “ông chủ” tương lai của mình bạn đã thể hiện cho họ thấy thói quen trễ giờ của mình thì cơ hội được chọn của bạn sẽ thấp đi rất nhiều.

    [*]Bạn nên lập kế hoạch cụ thể: xác định thời gian đi đến công ty, dự trù những sự cố như kẹt xe, lạc đường, … Nên đến công ty trước 15 phút, bạn sẽ có thời gian để “chỉnh đốn” lại trang phục, xem lại giấy tờ cần thiết cũng sư tạo cho mình một sự thoải mái cần thiết trước khi bước vào cuộc.

  • Bí quyết 4. Sẵn sàng với những câu trả lời trong phỏng vấn
  • Có một số câu hỏi mà hầu hết các nhà tuyển dụng điều dùng để hỏi các ứng viên của họ. Ví dụ như: tại sao bạn chọn công việc này, mục tiêu nghề nghiệp của bạn, bạn có khả năng làm tốt công việc này không, …Bạn hãy chuẩn bị câu trả lời cho ít nhất từ 3 – 5 câu hỏi dạng này. Điều này sẽ giúp bạn ít bị động hơn khi đối mặt với nhà tuyển dụng.
  • Bí quyết 5. Chuẩn bị những câu hỏi với nhà tuyển dụng.
  • Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn bằng những câu hỏi của mình, nhà tuyển dụng thường sẽ dành cơ hội cho ứng viên hỏi bất kỳ câu hỏi nào họ muốn. Đây chính là lúc bạn để bạn có cơ hội “tỏa sáng” với nhà tuyển dụng, cho thấy sự khác biệt giữa mình với các ứng viên khác. Hãy đặt những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của mình đối với công việc này, những câu hỏi thể hiện được các khả năng đặc biệt mà bạn có.

    [*]Nếu đây là buổi phỏng vấn đầu tiên, bạn cần tránh những câu hỏi về lương, thưởng, số lượng ngày nghỉ, chế độ bảo hiểm, … Vì những câu hỏi sẽ dễ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn quan tâm về lương, về bổng lộc tại công ty họ hơn là quan tâm đến công việc này, chúng chỉ nên được hỏi sau khi mọi chuyện đã kết thúc – tức là lúc bạn đã chắc chắn mình là người được chọn.
Theo HrVietnam
 
Ðề: Phỏng vấn kế toán viên

Các bạn đã bao giờ đi thi tuyển cho một công việc nào đó chưa? Chắc rằng rất đông các bạn sẽ trả lời là “đã từng”. Bởi vì các bạn là những sinh viên rất năng động và hiện nay có quá nhiều công việc past-time dành cho những người còn đang đi học. Tuy nhiên, đó chỉ là công việc làm thêm và đối với các bạn thì nó chưa quan trọng bằng việc là một sinh viên trên giảng đường đại học. Nhưng nếu bạn đã ra trường thì điều này hoàn toàn khác.




Áp lực phải có một công việc khiến các bạn cảm thấy có đôi chút gánh nặng. Vừa muốn kiếm tiền để nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho bố mẹ, vừa muốn khẳng định mình, các bạn sẽ tìm việc bằng tất cả những nguồn thông tin nào mình có. Trừ một số ít bạn đã được gia đình chuẩn bị sẵn một công việc hoàn hảo còn lại đa số những sinh viên mới ra trường đều phải lang thang đi tìm việc với một chồng hồ sơ xin việc được rải khắp nơi. Có những bạn thì thành công ngay từ công ty đầu tiên nhưng có bạn đi tới mười công ty cũng vẫn bị từ chối? Năng lực là một phần quan trọng trong việc thành bại của các bạn. Tuy nhiên, một phần không nhỏ đó là “kinh nghiệm xin việc”.

“Kinh nghiệm xin việc” là gì? Đó chính là những kỹ năng để các bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những đặc thù riêng nhưng họ cũng có những đặc tính tâm lý chung. Ở đây, tôi xin kể cho các bạn một câu chuyện về một buổi phỏng vấn tuyển kế toán viên mà tôi có dịp được tham gia.



Thông thường, vị trí kế toán sẽ phải có ít nhất 2 vòng tuyển (trừ vòng tuyển hồ sơ). Sau khi loại bỏ những hồ sơ không theo tiêu chí đề ra của công ty (ví dụ: bằng tốt nghiệp trung cấp, yêu cầu mức lương quá lớn…) thì công ty sẽ gọi điện mời các ứng viên tới tham gia vòng tuyển đầu tiên. Đó là vòng tuyển nghiệp vụ. Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không phải nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức đã được học. Mỗi một công ty có một cách làm khác nhau nên đôi khi các bạn có kinh nghiệm cũng chưa chắc có hướng giải quyết theo đúng cách mà công ty đó vẫn thường làm. Sau khi xem xét, công ty chọn ra 5 ứng viên có bài làm tốt nhất để vào vòng phỏng vấn.



Người đầu tiên tôi gặp là một cô bé khá xinh xắn, bước vào chào và cười. Chúng tôi cũng cảm thấy dễ chịu. Câu đầu tiên bao giờ cũng mời ứng viên giới thiệu về mình. Cô bé nói là mình cũng mới tốt nghiệp, đã đi làm cho một công ty và hiện nay vừa đỗ cao học về kế toán. Chúng tôi hỏi: “ Em đã làm cho công ty kia được bao nhiêu lâu? Tại sao lại nghỉ việc và hiện nay em đi học thì làm việc thế nào”. Cô bé đó trả lời: “Em làm được 2 tháng” (cười), hiện nay em đi học vào buổi tối nên ban ngày có thể đi làm được. Tiếp theo, chúng tôi đưa ra một sổ kế toán tiền mặt, hỏi em có thấy gì bất hợp lý không? Em nhìn và cười. Từ khi gặp em tới giờ, chúng tôi chỉ thấy em cười và cười. Sau một hồi cười em bảo cũng không thấy gì bất hợp lý. Sau đó, chúng tôi hỏi tiếp về nghiệp vụ lại thấy em cười. Thế là chúng tôi cũng đành cười và cảm ơn, mời em ra về.



Người thứ hai thì ngược lại với cô bé đầu tiên, bước vào phòng không một lời chào hỏi, không cười, không căng thẳng. Một vẻ gì đó hơi bất cần. Chúng tôi mời em ngồi xuống. Em ngồi theo cái cách (có lẽ) không phải là của một người con gái. Em nói em có 5 năm kinh nghiệm trong nghề kế toán. Chúng tôi hỏi câu gì, em trả lời câu đó, ngắn gọn tới mức cụt lủn. Đôi lúc trong câu nói không có chủ ngữ. Được một vài phút, không biết cảm giác của em thế nào nên bắt đầu gác chân lên chân kia. Chúng tôi không hiểu một người như vậy có thể thích hợp với công việc kế toán cần người vừa kiên trì, nhẫn nại, vừa phải trung thực, tận tụy không. Không ai bảo ai, chúng tôi đều nói không còn câu hỏi gì nữa dành cho em và nhanh chóng mời em ra về.



Người thứ ba là một cô gái khá bình thường, không một chút ấn tượng. Cô ấy cũng đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm nhưng trong một lĩnh vực hoàn toàn khác với lĩnh vực mà chúng tôi hoạt động. Khi hỏi tới những tình huống cần phải giải quyết ở công ty, cô ấy gần như cảm thấy khá xa lạ. Điều này cho chúng tôi cảm giác không khác gì một người mới ra trường. Những kinh nghiệm mà cô ấy có chẳng giúp ích gì cho cô ấy ít nhất tại thời điểm này.



Người thứ tư là người mang lại cho chúng tôi cảm giác phù hợp nhất trong những người đã từng gặp. Cô ấy đã có kinh nghiệm 4 năm trong cùng lĩnh vực chúng tôi hoạt động. Cô ấy đã làm kế toán viên cho một công ty khá nổi tiếng. Hầu hết những câu hỏi của chúng tôi cô ấy đều trả lời rõ ràng và hợp lý. Cô ấy tự tin và hết sức thoải mái. Tuy nhiên, câu hỏi của chúng tôi là :”tại sao em lại chuyển công ty” thì cô ấy trả lời “vì em muốn có một mức lương cao hơn” Cô ấy cần một mức lương là 5 triệu đồng trong khi chúng tôi chỉ dự định trả lương cho kế toán viên là 2 triệu đồng. Điều này khiến cho chúng tôi phải suy nghĩ khá nhiều.



Người cuối cùng chúng tôi gặp là một người khá điềm đạm. Kinh nghiệm làm việc không nhiều. Cô ấy là người có số điểm thấp nhất trong vòng thi nghiệp vụ. Chúng tôi có hỏi ngay cô ấy “Em có biết là em có số điểm thấp nhất không”. Cô ấy trả lời “Em cũng không biết điều đó”. Chúng tôi lại hỏi “Em có biết em bị mất điểm phần nào không?” Cô ấy nói: “Em nghĩ đó là phần về tài sản cố định. Thật ra phần này em không chắc lắm, thêm vào đó, thường kế toán trưởng làm phần này nên thật lòng là một kế toán viên, em cũng không vững lắm”. Câu trả lời không ngập ngừng khiến chúng tôi khá ấn tượng vì em biết rất rõ về mình và cũng biết rất rõ về yêu cầu của đề thi. Bản thân trong công ty tôi thì phần về tài sản cố định đúng là công việc dành cho kế toán trưởng. Càng nói chuyện, em càng tỏ ra một người có tính cách phù hợp với nghề kế toán như cẩn thận, kiên trì, rõ ràng và trung thực. Khi hỏi đến mức lương, em nói đề nghị mức lương 2,5 triệu. Chúng tôi có hỏi em nếu chúng tôi mời em vào làm cho công ty với mức lương thấp hơn thì em có chấp nhận không? Em trả lời là “không, vì đây là mức lương mới đủ cho cuộc sống của em và cũng là mức lương chung trên thị trường lao động”.



Sau buổi phỏng vấn. Chúng tôi có họp và quyết định lựa chọn. Hầu hết mọi người đều lựa chọn người cuối cùng. Vậy các bạn thấy đấy, không hoàn toàn phải có kinh nghiệm nhiều, không hoàn toàn tự tin nhiều hay không hoàn toàn có bằng cấp cao là có thể được lựa chọn. Việc lựa chọn ứng viên còn bởi rất nhiều yếu tố, đó là:



- Kiến thức thực sự của bạn đến đâu, có đáp ứng được công việc hay không (điều này không phụ thuộc vào việc bạn mới ra trường hay đã đi làm lâu)



- Sự tự tin của bạn có phù hợp hay không (nếu không sẽ trở thành rất phản cảm)



- Bằng cấp của bạn chỉ cần đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc



- Thái độ của bạn đối với công việc thế nào (thường người tuyển dụng rất mong gặp những ứng viên có thái độ tích cực, yêu thích công việc và mong muốn được làm việc)



- Tính cách của bạn có phù hợp với công việc hay không



- Bạn có hiểu biết rõ về mình hay không (Nhiều công ty họ còn cho bạn tự nói về điểm mạnh, điểm yếu của mình, nếu bạn còn chẳng biết mình là ai hay chẳng biết mình thế nào thì chắc chắn bạn chẳng làm được cái gì nên hồn cả).



Tôi hy vọng với câu chuyện nhỏ này, các bạn có thể có một chút “kinh nghiệm xin việc” và dễ dàng thành công trong công cuộc tìm kiếm công việc lý tưởng của mình.




Quantritructuyen.com – Theo vicongdong.
 
Ðề: Phỏng vấn xin việc thành công

quả thực là một kinh nghiệm bổ ích cho những người đang bước chân vào việc tìm việc làm như bọn em. nếu có thể cho em hỏi một vấn đề: ví dụ như em vấp phải một câu hỏi khó và k tìm ra câu trả lời hoặc giả là ngay lúc đó chưa tìm ra câu trả lời. Mọi người có thể cho em ý kiến xem em nên làm gì lúc đó.?
 
Ðề: Phỏng vấn xin việc thành công

mấy hôm nũa e đi phỏng vấn rồi hic. E là thí sinh ít tuổi nhất ! không có kinh nghệm gì cả, làm bài test thì quá tệ. Mong rằng vòng phỏng vấn mình để lại chút ấn tượng gì dó cho nguoi tuyển dụng hic. hic vì e tha thiết tìm đc một công việc đúng chuyên nghành chủa mình hic
 
Ðề: Phỏng vấn xin việc thành công

thuong thi nên đi ra về thôi hix
 
Ðề: Để không "bí" khi trả lời phỏng vấn xin việc làm và các câu hỏi thường gặp đối với sinh viên mới

Để không "bí" khi trả lời phỏng vấn xin việc làm không khó

Nhiều người tỏ ra rất e dè khi bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Và thế là họ bị nhà tuyển dụng bắt bí liên tục bởi những câu hỏi tới tấp.

Xin giới thiệu với bạn những câu hỏi cơ bản mà hầu như trong cuộc phỏng vấn trực tiếp nào nhà tuyển dụng cũng đưa ra để bạn biết cách mà "bài binh bố trận".

1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình

Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn... Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng "tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z...". Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.

2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)

Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại "Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn". Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: "Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình".

3. Điểm mạnh của bạn là gì?

Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.

4. Điểm yếu của bạn là gì?

Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như "Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng". Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: "Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ".

5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn.

6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu "Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn". Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn...

7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?

Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ...) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có).

8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?

Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.

9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?

Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn... sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực... trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?

Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao.

11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?

Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu "Tôi đang cần một việc làm". Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.

12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?

Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc... được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn "toát mồ hôi hột" vì những câu hỏi hóc búa của họ.

13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?

Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai. Nguồn:Cẩm nang việc làm sưu tầm

Các câu hỏi thường gặp đối với sinh viên mới tốt nghiệp:

Sinh viên mới ra trường ít có kinh nghiệm công tác. Vì vậy, phỏng vấn cũng chứa đựng những nét riêng. Thực tế, với loại đối tượng này, nhà tuyển dụng hay đặt ra một số câu hỏi:

1. Bạn muốn tìm công việc lâu dài hay tạm thời?
Người phỏng vấn muốn tìm hiểu xem bạn có thực sự yêu thích công việc đó không. Cần phải giải thích tại sao bạn cần công việc ấy.

2. Bạn đã tìm được việc làm trong thời gian nghỉ hè như thế nào?
Nhà tuyển dụng thích sinh viên mới tốt nghiệp đã có kinh nghiệm, vì vậy, cách trả lời của bạn phải thể hiện được tính chủ động, ý thức sáng tạo và linh hoạt.

3. Bạn đã học được những gì ở trường để có thể vận dụng vào thực tế?
Hãy giải thích với nhà tuyển dụng rằng bạn đã rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm từ sách vở, báo chí và thực tế công việc.

4. Nhà tuyển dụng có cần xem xét bảng điểm của người xin việc hay không?
Nếu kết quả học tập tốt, hãy trả lời có, còn nếu bảng điểm ở mức độ trung bình, bạn nên gợi ý nhà tuyển dụng xét thêm những yếu tố khác như: Thái độ, năng lực và khả năng nắm bắt công việc thực tế.

5. Chúng tôi đã từng tuyển người học cùng trường với bạn, nhưng họ làm việc không hiệu quả, bạn khác gì họ?
Có thể hỏi nhà tuyển dụng đã xảy ra chuyện gì với những người đến làm việc trước bạn, để biết nguyên nhân và chứng tỏ bạn có những điểm không giống người đó.



ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ ĐỪNG BAO GIỜ NGHỈ LÀ MÌNH SẼ BỊ LOẠI KHI CHƯA ĐI ĐẾN PHỎNG VẤN !


Trích từ hangnghiem và sưu tầm thêm​
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Phỏng vấn xin việc thành công

nói chung là cần tìm hiểu kỹ về cty, sp cty, văn hóa kd của cty.... và tự tin vào bản thân mình......
 
Ðề: Phỏng vấn xin việc thành công

Bài viết thật hữu ích! Cảm ơn bạn nhiều!
 
Ðề: Phỏng vấn xin việc thành công

từ kinh nghiệm bản thân và sự đánh giá của nhà tuyển dụng, thì mình thấy
thứ nhất là tự tin
thứ 2 vẻ mặt chân thành, dễ gần đừng quá tự tin quá mà thành kiêu nhé
đấy là nhà tuyển dụng nhận mình rùi nói thế
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top