Hồ sơ xin việc - "Ăn điểm" ngay từ những điều nhỏ nhặt

hangnghiem

Khỉ vàng đáng iu ^_*
Hội viên mới
Một cán bộ phụ trách tuyển dụng nhân sự của một công ty có lần nói đùa: "Mở lớp huấn luyện về cách làm hồ sơ xin việc và viết lý lịch coi bộ kiếm ăn được. Mỗi ngày tôi phải trả lời cả chục lần về việc hồ sơ dự tuyển gồm những gì và cách viết lý lịch tự thuật như thế nào...?"



Bạn đã chuẩn bị gì cho bộ hồ sơ dự tuyển việc làm của mình để tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp với nhà tuyển dụng?

1. Bìa hồ sơ Khi nộp hồ sơ trực tiếp, bao đựng hồ sơ của bạn ít nhất phải đủ chứa “toàn vẹn” những trang giấy A4 nguyên khổ. Một số bạn có bao bì với kích cỡ như vậy rồi nhưng lại xếp đôi cả xấp hồ sơ của mình, nhét một cách không ngay ngắn vào trong bao, hoặc có khi còn xếp đôi cả bao hồ sơ khổ A4 - trông bộ hồ sơ bèo nhèo mà “tội nghiệp”.




Khi bạn gửi hồ sơ qua email, đó là khi kỹ năng ngôn ngữ của bạn phần nào có dịp thể hiện. Hi vọng bạn không kiệm lời đến mức để trống tiêu đề email và lẳng lặng đính kèm tập tin mà không nói năng gì trong trang email của mình.
Dù gửi hồ sơ theo cách nào, nếu vị trí dự tuyển của bạn đã được nhà tuyển dụng đặt mã số, bạn rất nên ghi rõ mã dự tuyển của vị trí ấy. Điều đó giúp hồ sơ của bạn được phân loại vào đúng nơi của nó thay vì có thể “du ngoạn” lòng vòng hoặc bị bỏ quên đâu đó.


2. Sắp xếp hồ sơ
Việc sắp xếp thứ tự các loại giấy tờ trong một bộ hồ sơ không phải sao cũng được. Bạn phải nhận biết một thứ tự hợp lý nhất. Chẳng hạn, thư dự tuyển là trang được xếp lên trên cùng, tiếp theo là lý lịch, thư giới thiệu nếu có, tiếp đến là bản sao giấy tờ và bằng cấp các loại - loại nào càng quan trọng càng xếp lên phía trước.


Nếu gửi hồ sơ qua email, điều cần lưu ý là các tập tin đính kèm được chọn lọc kỹ với dung lượng không quá nặng. Cũng nên lưu ý tránh để xảy ra việc gửi công ty B nhưng lại đề “Kính gửi công ty A”. Có người còn gửi tiếp (forward) đến công ty B một email đã gửi công ty A, rồi cứ thế tiếp tục thao tác forward vô tư, chẳng buồn để ý rằng email qua mỗi lần forward lại biến thành một tập tin đính kèm.
Kết quả là người nhận thư lần forward thứ n phải nhấp chuột n lần mới xem được nội dung email, và còn biết tất tần tật những nơi ứng viên đã gửi cùng một email dự tuyển này trước đó.

Theo Dân trí
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top