VAS28 - Báo cáo bộ phận

Kuki

Member
Hội viên mới
Em cũng mở chủ đề này với điểm khởi đầu là 8 đoạn , ( xem thử chúng ta có dịch sát IAS không nha )

HỆ THỐNG​
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM​
HỆ THỐNG
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM




CHUẨN MỰC SỐ 28

BÁO CÁO BỘ PHẬN
(Ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC,
ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

QUY ĐỊNH CHUNG


01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo các thông tin tài chính theo bộ phận, lĩnh vực kinh doanh và các khu vực địa lý khác nhau của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính:
a) Hiểu rõ về tình hình hoạt động các năm trước của doanh nghiệp;
b) Đánh giá đúng về những rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp; và
c) Đưa ra những đánh giá hợp lý về doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp cung cấp các nhóm sản phẩm và dịch vụ hoặc hoạt động trong các khu vực địa lý khác nhau có tỷ lệ sinh lời, cơ hội tăng trưởng, triển vọng và rủi ro khác nhau. Thông tin về các loại sản phẩm, dịch vụ tại các khu vực địa lý khác nhau được gọi là thông tin bộ phận. Thông tin bộ phận cần thiết cho việc đánh giá rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp có cơ sở ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có phạm vi hoạt động trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Thông tin bộ phận cũng cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính.

02. Chuẩn mực này áp dụng cho việc lập và trình bày đầy đủ hơn báo cáo tài chính năm phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

03. Báo cáo tài chính bộ phận cũng bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính như quy định trong Chuẩn mực số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”.

04. Chuẩn mực này áp dụng cho doanh nghiệp có chứng khoán trao đổi công khai và doanh nghiệp đang phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

05. Khuyến khích các doanh nghiệp không phát hành hoặc không có chứng khoán trao đổi công khai áp dụng chuẩn mực này.

06. Nếu doanh nghiệp không phát hành hoặc không có chứng khoán trao đổi công khai tự nguyện áp dụng chuẩn mực này thì phải tuân thủ đầy đủ các quy định của chuẩn mực.

07. Nếu báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn có chứng khoán được trao đổi công khai và báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và của một hoặc nhiều công ty con, thông tin theo bộ phận cần phải trình bày trong báo cáo tài chính hợp nhất. Nếu công ty con có chứng khoán trao đổi công khai, thì công ty con đó sẽ trình bày thông tin bộ phận trong báo cáo tài chính riêng của mình.

08. Các thuật ngữ trong Chuẩn mực này được hiểu như sau:

Hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư hoặc hoạt động tài chính.

Chính sách kế toán: Là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Định nghĩa bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh và bộ phận theo khu vực địa lý
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

...
03. Báo cáo tài chính bộ phận cũng bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính như quy định trong Chuẩn mực số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”.
04. Chuẩn mực này áp dụng cho doanh nghiệp có chứng khoán trao đổi công khai và doanh nghiệp đang phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
...
Theo đoạn 4 : Vậy là các Công ty niêm yết phải áp dụng chuẩn mực này rồi.
Nhưng theo quy định ở đoạn 3 thì em nghĩ cũng gay go cho kế toán nha . Nếu cty có các chi nhánh khác nhau kinh doanh các sản phẩm khác nhau, chứ chỉ có một cty mà kinh doanh nhiều SP thì tách bảng cân đối và lưu chuyển là hơi khó .
Khác biệt so với IAS14 là bộ báo cáo này không có báo cáo biến động vốn chủ sỡ hữu ( nhưng thật ra nó được lồng ở phần thuyết minh )
07. Nếu báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn có chứng khoán được trao đổi công khai và báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và của một hoặc nhiều công ty con, thông tin theo bộ phận cần phải trình bày trong báo cáo tài chính hợp nhất. Nếu công ty con có chứng khoán trao đổi công khai, thì công ty con đó sẽ trình bày thông tin bộ phận trong báo cáo tài chính riêng của mình.
Nếu Cty ta là tập đoàn, phải lập BCTC hợp nhất theo VAS25 thì chỉ trình bày trong báo cáo tài chính hợp nhất thôi .
Các bác nghĩ như thế nào ạ ?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Em làm cái so sánh phát :

- Đoạn 1c của VAS (đánh giá hợp lý về doanh nghiệp) nêu chung chung hơn IAS14 (đánh giá tổng thể doanh nghiệp)
- Phạm vi địa lý trong quy định chung: VAS (hoạt động trên nhiều tỉnh trên cả nước) :ibbanana: trong khi với IAS là cty đa quốc gia --> em théc méc là đối với Việt Nam các tỉnh khác nhau thì môi trường đầu tư có quá khác biệt dẫn đến một cái nhìn sai lệch khi đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không ?
Nhân tiện, đoạn này cũng dịch chưa sát ý vì thiếu nghĩa cụm từ "diversified enterprise"

Còn thiếu gì, bác [you] bổ sung cái :cheers1:
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

...- Phạm vi địa lý trong quy định chung: VAS (hoạt động trên nhiều tỉnh trên cả nước) :ibbanana: trong khi với IAS là cty đa quốc gia --> em théc méc là đối với Việt Nam các tỉnh khác nhau thì môi trường đầu tư có quá khác biệt dẫn đến một cái nhìn sai lệch khi đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không ?
..
Nhiệt đới hóa đó bác, Cty VN thì chưa có đa quốc gia nên chuẩn mực muốn điều chỉnh phạm vi gần hơn, địa lý khác nhau co thể :
- Chính sách ưu đãi theo Luật thuế TNDN
- Chi phí nhân công, năng lực nhân viên
- Sức mua và thói quen tiêu dùng
- Khí hậu khác nhau có thể ảnh hưởng đến cơ cấu sản phẩm
...
Không biết em nghĩ như vậy có đúng không ?
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

14. Việc xác định bộ phận báo cáo theo lĩnh vực kinh doanh hoặc theo khu vực địa lý phụ thuộc vào đánh giá của Ban Giám đốc doanh nghiệp. Để thực hiện việc đánh giá này, Ban Giám đốc phải xem xét mục tiêu của việc lập báo cáo tài chính theo bộ phận quy định trong Chuẩn mực này và các chuẩn mực khác.

Đọc đoạn 14 xong thì việc tổ chức báo cáo bộ phận ra sao thì BGĐ phải ra quyết định, dựa vào cơ cấu tổ chức của đơn vị mình -> đạt được mục đích của mình khi trình bày thông tin này .
Em thấy nội dung này thường bị BGĐ lãng quên mà phó thác cho kế toán .
mấy bác nghĩ sao ?
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Đọc đoạn 14 xong thì việc tổ chức báo cáo bộ phận ra sao thì BGĐ phải ra quyết định, dựa vào cơ cấu tổ chức của đơn vị mình -> đạt được mục đích của mình khi trình bày thông tin này .
Em thấy nội dung này thường bị BGĐ lãng quên mà phó thác cho kế toán .
mấy bác nghĩ sao ?

+ VAS 28 Báo cáo bộ phận, cái này em thường thấy DN chỉ áp dụng trong ĐK báo cáo của các bộ phận có tính tập chung ví dụ Giám đốc nhà máy yêu cầu các bộ phận trong phân xưởng lập báo cáo tình hình sx, tình hình NVL, tình hình nhân công, vv. Trường phòng quản lý khu vực yêu cầu các nhân viên khu vực báo cáo tình hình KD trong địa bàn mình quản lý, Tổng giám đốc yêu cầu các GD chi nhánh báo cáo về tình hình của đơn vị trực thuộc, tổng giám đốc không có khả năng đọc được hết tất cả các bào cáo của từng bộ phận SX chi tiết mà chỉ nắm số liệu tổng hợp. Phòng kế toán có nhiệm vụ đối chiếu các số liệu cho chính xác khi có yêu cầu từ ban giám đốc, tổng giám đốc mà thôi!

Ý kiến của Pác [you] như thế nào ạ?
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

+ VAS 28 Báo cáo bộ phận, cái này em thường thấy DN chỉ áp dụng trong ĐK báo cáo của các bộ phận có tính tập chung ví dụ Giám đốc nhà máy yêu cầu các bộ phận trong phân xưởng lập báo cáo tình hình sx, tình hình NVL, tình hình nhân công, vv. Trường phòng quản lý khu vực yêu cầu các nhân viên khu vực báo cáo tình hình KD trong địa bàn mình quản lý, Tổng giám đốc yêu cầu các GD chi nhánh báo cáo về tình hình của đơn vị trực thuộc, tổng giám đốc không có khả năng đọc được hết tất cả các bào cáo của từng bộ phận SX chi tiết mà chỉ nắm số liệu tổng hợp. Phòng kế toán có nhiệm vụ đối chiếu các số liệu cho chính xác khi có yêu cầu từ ban giám đốc, tổng giám đốc mà thôi!
Ý kiến của Pác [you] như thế nào ạ?

Hi , theo em thì cái đó là báo cáo nội bộ , bộ phận nó khác cơ :hysterical:
à, đoạn 15 có nêu như thế này :
Đối với bộ phận có hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động tài chính, thì doanh thu và chi phí từ tiền lãi được trình bày trên cơ sở thuần trong báo cáo bộ phận nếu báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất được trình bày trên cơ sở thuần.

theo em hiểu thì nó phải trình bày theo cơ sở thuần để có thu nhập, nhưng chưa hiểu tại sao phải có câu " Nếu ... " ở đằng sau .
Bác nào biết vụ này giúp em cái !!!:helpsmilie:
À, còn cái này nữa :
Kết quả kinh doanh của bộ phận: Là doanh thu bộ phận trừ (-) chi phí bộ phận. Kết quả kinh doanh của bộ phận được xác định trước khi tính đến lợi ích của cổ đông thiểu số.

Kết quả này bị loại trừ hết các kết quả khác, kết quả tài chính, LDLK ... chỉ còn sót Cty con , không hiểu là xét trước khi tính đến lợi ích cổ đông thiểu số mà không sợ bị tính trùng à ? :confuse1:

 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Ok, chúng ta chuyển sang khâu " Xác định các bộ phận phải báo cáo "
Xem đoạn 24 nha :
Báo cáo chính yếu và thứ yếu

24. Tính chất rủi ro và lợi ích kinh tế của một doanh nghiệp là căn cứ chủ yếu để xác định báo cáo bộ phận chính yếu (báo cáo đối với bộ phận chính yếu) được lập theo lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý. Nếu rủi ro và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp bị tác động chủ yếu bởi những khác biệt về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đó sản xuất ra thì báo cáo chính yếu phải căn cứ vào thông tin về lĩnh vực kinh doanh và báo cáo thứ yếu (báo cáo đối với bộ phận thứ yếu) căn cứ vào thông tin về khu vực địa lý. Nếu rủi ro và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp bị tác động chủ yếu do doanh nghiệp hoạt động tại nhiều khu vực địa lý khác nhau thì báo cáo chính yếu phải căn cứ vào thông tin về khu vực địa lý và báo cáo thứ yếu phải căn cứ vào thông tin về lĩnh vực kinh doanh.

Theo em thì :
1. DN phải báo cáo bộ phận theo cả 2 mặt : sản phẩm hoặc địa lý . tùy từng DN mà mặt nào là chính yếu hay thứ yếu thôi .
2. Việc chọn báo cáo chính yếu là : sản phẩm hay địa lý phải có số liệu từ bộ phận kế toán quản trị .
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Ok, chúng ta chuyển sang khâu " Xác định các bộ phận phải báo cáo "
Xem đoạn 24 nha :
Theo em thì :
1. DN phải báo cáo bộ phận theo cả 2 mặt : sản phẩm hoặc địa lý . tùy từng DN mà mặt nào là chính yếu hay thứ yếu thôi .
2. Việc chọn báo cáo chính yếu là : sản phẩm hay địa lý phải có số liệu từ bộ phận kế toán quản trị .
1. Chọn 1 thôi chứ sao lại là: " phải báo cáo bộ phận theo cả 2 mặt ".
2. Tại sao lại không phải là số liệu từ kế toán tài chánh? Số liệu kế toán tài chánh là chủ yếu chứ.
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

1. Chọn 1 thôi chứ sao lại là: " phải báo cáo bộ phận theo cả 2 mặt ".
2. Tại sao lại không phải là số liệu từ kế toán tài chánh? Số liệu kế toán tài chánh là chủ yếu chứ.
1. ý em là nếu chọn mặt này là báo cáo chính yêu thì mặt kia sẽ phải báo cáo theo thứ yếu ( trước kia em cũng nghĩ và làm như bác, nhưng từ khi thấy 1 BCTC hợp nhất mẫu của nước ngoài thì thay đổi ý kiến đó ).
2. Theo quan điểm của em thì kế toán tài chính sẽ tổ chức hạch toán theo ý tưởng đề xuất của kế toán quản trị đề xuất ( GĐ tài chính phê duyệt )
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Em làm cái so sánh phát :

- Đoạn 1c của VAS (đánh giá hợp lý về doanh nghiệp) nêu chung chung hơn IAS14 (đánh giá tổng thể doanh nghiệp)
- Phạm vi địa lý trong quy định chung: VAS (hoạt động trên nhiều tỉnh trên cả nước) :ibbanana: trong khi với IAS là cty đa quốc gia --> em théc méc là đối với Việt Nam các tỉnh khác nhau thì môi trường đầu tư có quá khác biệt dẫn đến một cái nhìn sai lệch khi đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không ?
Nhân tiện, đoạn này cũng dịch chưa sát ý vì thiếu nghĩa cụm từ "diversified enterprise"
Còn thiếu gì, bác [you] bổ sung cái :cheers1:
Theo tôi phạm vi địa lý đơn giản là theo địa lý, thế thôi.
Với cty đa quốc gia thì chia theo châu lục hoặc từng nước. Đối với cty bé bé thì theo tỉnh, miền. Đối với cty nhỏ hơn nữa thì theo quận, phường.
Cốt là cho người đọc có cái nhìn vừa tổng quát vừa chi tiết đủ để hình dung hoạt động của cty.
Cty lớn mà chia báo cáo vụn vặt theo từng quận huyện thì người đọc ngập trong đống số liệu chi tiết.
Nhiệt đới hóa đó bác, Cty VN thì chưa có đa quốc gia nên chuẩn mực muốn điều chỉnh phạm vi gần hơn, địa lý khác nhau co thể :
- Chính sách ưu đãi theo Luật thuế TNDN
- Chi phí nhân công, năng lực nhân viên
- Sức mua và thói quen tiêu dùng
- Khí hậu khác nhau có thể ảnh hưởng đến cơ cấu sản phẩm
...
Không biết em nghĩ như vậy có đúng không ?
Nếu các mục đó giữa các vùng miền là hoàn toàn không có chênh lệch hoặc chênh lệch không đáng kể thì liệu có nên lập Báo cáo bộ phận không?
Theo tôi là "Có". Chính báo cáo bộ phận cho thấy là nó không chênh lệch do khách quan, mà các chênh lệch có nguyên nhân là nguyên nhân chủ quan.
-----------------------------------------------------------------------------------------
2. Theo quan điểm của em thì kế toán tài chính sẽ tổ chức hạch toán theo ý tưởng đề xuất của kế toán quản trị đề xuất ( GĐ tài chính phê duyệt )
Tôi cũng thống nhất ý này. Kế toán tài chánh chỉ làm việc ghi chép, tạo lập cơ sở dữ liệu thông tin. Chính kế toán quản trị là ngày đêm kề cận GD nên tự nhiên trở thành sếp của kế toán tài chánh. Chỉ tay 5 ngón thôi, không cần làm nhiều, giám sát, kiểm soát là chủ yếu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Nếu các mục đó giữa các vùng miền là hoàn toàn không có chênh lệch hoặc chênh lệch không đáng kể thì liệu có nên lập Báo cáo bộ phận không?
Theo tôi là "Có". Chính báo cáo bộ phận cho thấy là nó không chênh lệch do khách quan, mà các chênh lệch có nguyên nhân là nguyên nhân chủ quan.
Chúng ta thường bình quân chủ nghĩa trong kế toán ghi nhận doanh thu và phân bổ chi phí, nếu 1 cty niêm yết thì kiểu gì cũng có chênh lệch trong số các chỉ tiêu đó .
Phạm trù " chủ quan " của bác , em đã nêu trong ý doanh thu và chi phí ở trên rồi đó .
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Chúng ta thường bình quân chủ nghĩa trong kế toán ghi nhận doanh thu và phân bổ chi phí, nếu 1 cty niêm yết thì kiểu gì cũng có chênh lệch trong số các chỉ tiêu đó .
Phạm trù " chủ quan " của bác , em đã nêu trong ý doanh thu và chi phí ở trên rồi đó .
Cải chính như vậy không được nhen bồ. Phản đối vô hiệu!
Ở trên bồ nói là theo địa lý mà bồ. Dù theo địa lý hay theo sản phẩm đều có cái "chủ quan" ở trong cả.
Còn việc bình quân là thế chẳng đặng đừng. Không tách bạch chi phí doanh thu của từng bộ phận được thì phải chia tỷ lệ thôi chứ sao bi giờ... Tách được ta đã tách rồi.
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Cải chính như vậy không được nhen bồ. Phản đối vô hiệu!
Ở trên bồ nói là theo địa lý mà bồ. Dù theo địa lý hay theo sản phẩm đều có cái "chủ quan" ở trong cả.
Còn việc bình quân là thế chẳng đặng đừng. Không tách bạch chi phí doanh thu của từng bộ phận được thì phải chia tỷ lệ thôi chứ sao bi giờ... Tách được ta đã tách rồi.
Phản đối vô hiệu lun.
Việc phân chia doanh thu và chi phí theo địa lý cũng có " chủ quan " , em đâu có phủ nhận .
Thực tế sẽ hơi khó khi DN có M đơn vị sản xuất và N đơn vị tiêu thụ . Nhưng nếu đã cam kết tuân thủ thì khó vẫn phải làm .
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Thật ra thì thường ngày GD vẫn yêu cầu báo cáo quản trị, trong đó Báo cáo bộ phận là phần không thể thiếu. Và đến kỳ lập BCTC ta chỉ kẹp thêm vào BCTC thôi.
Tuy nhiên thường thì GD đọc chưa hiểu. Ta phải tính toán phân tích hạ giá thành sẵn luôn cho ổng. Gồm cả những nhận xét của ta luôn (phần này luôn làm tôi mất nhiều thời gian vì GD biết rõ tình hình hơn ta, nhận xét sai là ổng nhăn liền). Từ đó GD sẽ tiếp tục xem xét đánh giá các hoạt động quản lý của mình có tác động đến bao nhiêu phần trăm lợi nhuận (mà cũng là thường thì mình tính cho ổng luôn). Tất nhiên phần này không nằm trong BCTC và cũng không yêu cầu độ chính xác cao, chỉ 2 người thảo luận với nhau để ổng chuẩn bị lời ăn tiếng nói báo cáo trước Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên.
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Thật ra thì thường ngày GD vẫn yêu cầu báo cáo quản trị, trong đó Báo cáo bộ phận là phần không thể thiếu. Và đến kỳ lập BCTC ta chỉ kẹp thêm vào BCTC thôi.
Tuy nhiên thường thì GD đọc chưa hiểu. Ta phải tính toán phân tích hạ giá thành sẵn luôn cho ổng. Gồm cả những nhận xét của ta luôn (phần này luôn làm tôi mất nhiều thời gian vì GD biết rõ tình hình hơn ta, nhận xét sai là ổng nhăn liền). Từ đó GD sẽ tiếp tục xem xét đánh giá các hoạt động quản lý của mình có tác động đến bao nhiêu phần trăm lợi nhuận (mà cũng là thường thì mình tính cho ổng luôn). Tất nhiên phần này không nằm trong BCTC và cũng không yêu cầu độ chính xác cao, chỉ 2 người thảo luận với nhau để ổng chuẩn bị lời ăn tiếng nói báo cáo trước Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên.
Vấn đề là ở chỗ mỗi chúng ta thường làm BC bộ phận theo ý của mình, theo cái mình quan tâm .
VAS28 thì buộc chúng ta làm báo cáo theo tiêu thức riêng ( loại các doanh thu chi phí khác, tài chính ) để có bức tranh về thu nhập của hoạt động sxkd chính một cách chính xác hơn .
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Vấn đề là ở chỗ mỗi chúng ta thường làm BC bộ phận theo ý của mình, theo cái mình quan tâm .
VAS28 thì buộc chúng ta làm báo cáo theo tiêu thức riêng ( loại các doanh thu chi phí khác, tài chính ) để có bức tranh về thu nhập của hoạt động sxkd chính một cách chính xác hơn .
Không đúng. Nếu tiêu thức không phù hợp với VAS28 thì khó có thể gọi đó là BC bộ phận, chỉ đáng gọi là BC bô nặng phân nặng :happy3: hay là báo cáo gì gì đó thôi. Quy định trong VAS chỉ là đúc kết từ thực tiễn mà thôi. Không thể có chữ "thường" như ở trên được.
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

Theo tôi phạm vi địa lý đơn giản là theo địa lý, thế thôi.
Với cty đa quốc gia thì chia theo châu lục hoặc từng nước. Đối với cty bé bé thì theo tỉnh, miền. Đối với cty nhỏ hơn nữa thì theo quận, phường.
Cốt là cho người đọc có cái nhìn vừa tổng quát vừa chi tiết đủ để hình dung hoạt động của cty.
Cty lớn mà chia báo cáo vụn vặt theo từng quận huyện thì người đọc ngập trong đống số liệu chi tiết.

Nếu các mục đó giữa các vùng miền là hoàn toàn không có chênh lệch hoặc chênh lệch không đáng kể thì liệu có nên lập Báo cáo bộ phận không?
Theo tôi là "Có". Chính báo cáo bộ phận cho thấy là nó không chênh lệch do khách quan, mà các chênh lệch có nguyên nhân là nguyên nhân chủ quan.
-----------------------------------------------------------------------------------------

Tôi cũng thống nhất ý này. Kế toán tài chánh chỉ làm việc ghi chép, tạo lập cơ sở dữ liệu thông tin. Chính kế toán quản trị là ngày đêm kề cận GD nên tự nhiên trở thành sếp của kế toán tài chánh. Chỉ tay 5 ngón thôi, không cần làm nhiều, giám sát, kiểm soát là chủ yếu.

VAS nêu rõ phạm vi địa lý là tỉnh, thành phố đấy bác muontennguoi, làm chi tiết đến quận huyện là không bắt buộc đâu ạ.

Đồng ý với bác Kuki rằng cần báo cáo bộ phận theo cả 2 mặt; vì giả sử DN hoạt động trong nhiều ngành A,B,C ở nhiều khu vực a,b,c... và không thể xác định phân loại theo lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý là quan trọng hơn thì làm thế nào để xác định báo cáo chính yếu và thứ yếu ạ ?
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

..Đồng ý với bác Kuki rằng cần báo cáo bộ phận theo cả 2 mặt; vì giả sử DN hoạt động trong nhiều ngành A,B,C ở nhiều khu vực a,b,c... và không thể xác định phân loại theo lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý là quan trọng hơn thì làm thế nào để xác định báo cáo chính yếu và thứ yếu ạ ?
Nếu DN hỏi câu đó thì người ta sẽ đánh giá thấp doanh nghiệp . Vì sao à ? vì mình luôn phải tự xác định cho mình cái ưu tiên, cái chính trong mọi việc làm .
 
Ðề: VAS28 - Báo cáo bộ phận

VAS nêu rõ phạm vi địa lý là tỉnh, thành phố đấy bác muontennguoi, làm chi tiết đến quận huyện là không bắt buộc đâu ạ.
Ở đoạn 9
Bộ phận theo khu vực địa lý: Là một bộ phận có thể phân biệt được của một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong phạm vi một môi trường kinh tế cụ thể mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh trong các môi trường kinh tế khác. Các nhân tố cần xem xét để xác định bộ phận theo khu vực địa lý, gồm:
a) Tính tương đồng của các điều kiện kinh tế và chính trị;
b) ....

Và đoạn 11:
11. Một khu vực địa lý không bao gồm các hoạt động trong môi trường kinh tế có rủi ro và lợi ích kinh tế khác biệt đáng kể. Một khu vực địa lý có thể là một quốc gia, hai hay nhiều quốc gia hoặc một, hai hay nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Như vậy chữ "có thể là" cho thấy chia theo tỉnh thành hay quốc gia - cùng với đoạn 9 - chỉ là ví dụ cụ thể. Chữ "có thể" dĩ nhiên khác chữ "bắt buộc là".
Theo đoạn 9, nếu DN chỉ hoạt động trên phạm vi TP.HCM thì báo cáo bộ phận có thể chia ra theo khu vực địa lý là quận, huyện. Vì các huyện ngoại thành sẽ có những điều kiện ưu đãi đầu tư khác biệt đáng kể với các quận nội thành.
Nếu không hiểu thế thì báo cáo bộ phận chỉ có 1 bộ phận duy nhất là TP.HCM (??)
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đồng ý với bác Kuki rằng cần báo cáo bộ phận theo cả 2 mặt; vì giả sử DN hoạt động trong nhiều ngành A,B,C ở nhiều khu vực a,b,c... và không thể xác định phân loại theo lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý là quan trọng hơn thì làm thế nào để xác định báo cáo chính yếu và thứ yếu ạ ?
Ở đoạn 25 có quy định trong trường hợp phân vân lưỡng lự:
25. Cơ cấu tổ chức và quản lý nội bộ của doanh nghiệp và hệ thống báo cáo tài chính nội bộ cho Ban Giám đốc thường là cơ sở để nhận biết nguồn và tính chất chủ yếu của các rủi ro và các tỷ suất sinh lời khác nhau của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để xác định xem báo cáo bộ phận nào là chính yếu và báo cáo bộ phận nào là thứ yếu ngoại trừ các trường hợp quy định dưới đây:
a) Nếu rủi ro và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp bị tác động mạnh bởi cả sự khác nhau về sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp đó sản xuất ra và về khu vực địa lý mà doanh nghiệp này đang hoạt động được chứng minh bởi "phương pháp ma trận" đối với việc quản lý doanh nghiệp và báo cáo nội bộ cho Ban Giám đốc, sau đó doanh nghiệp sử dụng lĩnh vực kinh doanh là báo cáo chính yếu và khu vực địa lý là báo cáo thứ yếu; và
b) Nếu cơ cấu tổ chức và quản lý của doanh nghiệp và hệ thống báo cáo tài chính nội bộ cho Ban Giám đốc không dựa trên sự khác nhau về sản phẩm và dịch vụ hoặc về khu vực địa lý thì Ban Giám đốc cần phải quyết định xem liệu các rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp liên quan nhiều hơn đến sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đó sản xuất ra hay liên quan nhiều hơn đối với các khu vực địa lý mà doanh nghiệp này hoạt động. Kết quả là Ban Giám đốc phải chọn lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý để lập báo cáo bộ phận chính yếu.
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top