Ðề: VAS02 - Hàng tồn kho

Dao Mai

New Member
Hội viên mới
Cho em hỏi về HTK một chút ạh :
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.
Em hỏi cái này không biết có ngoài đề không : Tại sao lại ghi giảm giá gốc bằng với giá trị thuần mà không phải bằng giá hiện hành ? trong khi giá hiện hành cty có thể tham khảo mức trung bình ngoài thị trường --> cơ sở xác định chắc chắn hơn là do cty tự tính theo giá trị thuần ???
 
Cho em hỏi về HTK một chút ạh :
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.
Em hỏi cái này không biết có ngoài đề không : Tại sao lại ghi giảm giá gốc bằng với giá trị thuần mà không phải bằng giá hiện hành ? trong khi giá hiện hành cty có thể tham khảo mức trung bình ngoài thị trường --> cơ sở xác định chắc chắn hơn là do cty tự tính theo giá trị thuần ???
1. Thật ra là không điều chỉnh giá gốc mà thêm một khoản dự phòng giảm giá để tổng hàng tồn kho thể hiện đúng giá trị mình muốn .
2. Phải dùng giá trị thuần có thể thực hiện được khác giá hiện hành vì :
+ Giá bán của DN mình khác với giá hiện hành ( vì nhiều lý do )
+ Giá trị thuần là cái mình thực thu được, nếu DN thể hiện theo giá hiện hành thì quên một khoản to tổ bố là : chi phí bán hàng .
Vậy : một cái là gộp, một cái là thuần nha .
 

Cho em hỏi về HTK một chút ạh :
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.
Em hỏi cái này không biết có ngoài đề không : Tại sao lại ghi giảm giá gốc bằng với giá trị thuần mà không phải bằng giá hiện hành ? trong khi giá hiện hành cty có thể tham khảo mức trung bình ngoài thị trường --> cơ sở xác định chắc chắn hơn là do cty tự tính theo giá trị thuần ???


Giá hiện hành là giá sản phẩm cùng loại tương đương trên thị trường - giá trị thuần là giá trị có thể thu về khi bán SP của bạn ra thị trường.
Khi giá trị thuần nhỏ hơn giá gốc thì lập một khỏan dự phòng cho khỏan chênh lệch này!! Giá trị thuần là giá trị có thể thu về khi bán HTK đã bao gồm các khỏan giảm giá & các CP phát sinh khác do SP lỗi thời, kém chất lượng - khi nói đến giá hiện hành thì ta thường nghĩ đến thị giá của những SP tương đương còn Zin trên thị trường ... hehehe đúng ko nhỉ ?

* Mời pác [you] cho ý kiến ah!!
 
Có 1 ý như pác Kuki đã nói mình thấy dễ hiểu : Giá trị thuần không bao gồm CP bán hàng, còn Giá hiện hành thì đã bao gồm CP bán hàng. Vì đã nói giã hiện hành của các SP tương đương thì không so giá của SP hư hỏng với giá của SP còn zin.
 
Trong CM lại có đoạn : "Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng. Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính. "
Ở đây giá trị thuần được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính, có trừ (-) CPBH ước tính theo như định nghĩa Giá trị thuần không??. Vậy mình có thể hiểu như sau được không :
+ Đối với HTK là NVL, CCDC (mục đích để SX) thì Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng ???
+ Đối với HTK là Thành phẩm, Hàng hóa (mục đích để bán) thì Giá trị thuần dựa trên cơ sở giá bán ước tính ???
 
Trong CM lại có đoạn : "Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng. Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính. "
Ở đây giá trị thuần được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính, có trừ (-) CPBH ước tính theo như định nghĩa Giá trị thuần không??.
Câu trả lời là CÓ, đoạn này muốn nhắc mình là trong tổng hàng tồn kho có thể có những giá trị thuần có thể thực hiện khác nhau. Trong ví dụ trên thì phần đã hứa bán và không hứa bán là 2 mảng riêng .
Vậy mình có thể hiểu như sau được không :
+ Đối với HTK là NVL, CCDC (mục đích để SX) thì Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng ???
Cũng không hẳn như vậy; đoạn trên chỉ thích hợp cho NVL chuyên ngành, chứ nếu nó có khả năng bán trên thị trường một cách tự do thì ta phải làm phép so sánh giữa 2 phương án:
- Giá trị thuần TP trừ ngược các chi phí, và
- Giá trị thuần của NVL khi mua bán trao đổi
+ Đối với HTK là Thành phẩm, Hàng hóa (mục đích để bán) thì Giá trị thuần dựa trên cơ sở giá bán ước tính ???
Trừ thêm chi phí bán hàng ( cái này đề cập rồi mà ).
 
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO
04. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.


Theo em thì đoạn này đề cập đến khoản mục hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán, tức là sau khi có sự điều chỉnh của khoản dự phòng giảm giá .Còn sổ chi tiết thì hạch toán theo giá gốc ban đầu.
Trong thực tế, khi đưa vào sản xuất thì kế toán vẫn hạch toán theo giá gốc và có bút toán điều chỉnh tương ứng. tuy nhiên, đối với một số hệ thống chương trình kế toán, việc này không hề dễ khi muốn có số liệu chính xác từ chi tiết đến tổng hợp.​
 

Đính kèm

  • VAS02 - Hàng tồn kho.doc
    94 KB · Lượt xem: 449
Sửa lần cuối:
08. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.


Đoạn này em cho là hữu ích và DN thường mắc vào đoạn này .
1. Cái khó là phải tự xác định công suất bình thường từ đó mới khống chế chi phí chế biến hợp lý .
2. Việc này dễ gây " khó " vì chi phí đã được ghi nhận vào chi phí trong kỳ ( 632 ) thay vì đi vào chi phí sản xuất chung và kết tinh vào Hàng tồn kho.
Việc chuẩn bị, tổ chức không kỹ khâu này sẽ tạo ra việc giấu " chi phí ", bắt hàng tồn kho gánh giá vốn cao hơn mức hợp lý của nó . DN quản lý tốt khâu này sẽ quản trị tốt hơn chi phí trong kỳ .

Việc tổ chức hạch toán tuân thủ CM này trong kỳ tháng, quý, năm còn gặp một số khó khăn nữa do phải hài hòa các mức sx bình thường của tháng, quý, năm . Muốn như vậy thì việc tổ chức hạch toán phải uyển chuyển hơn so với quy định của chế độ kế toán .
 
09. Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợpnhất quán giữa các kỳ kế toán.
Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính.

Em thấy đoạn này làm chúng ta bối rối vì mỗi người có một khái niệm về phù hơ khác nhau.
Nói chung là chúng ta cứ làm theo một cách nhất định, sau đó đo lường lại mức phù hợp bằng cách so sánh kết quả .
Việc trừ chi phí thu hồi của sp phụ thì sẽ khó áp dụng trong một số chương trình ( tức là khâu chi tiết ), cách khắc phục là chỉ có thể trình bày hoặc hạch toán điều chỉnh khi lấp BCTC ( điều chỉnh ở mục giá vốn hàng bán hoặc hàng tồn kho ).
Ý các bác thì sao ???

 
Cho em hỏi về HTK một chút ạh :
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.
Em hỏi cái này không biết có ngoài đề không : Tại sao lại ghi giảm giá gốc bằng với giá trị thuần mà không phải bằng giá hiện hành ? trong khi giá hiện hành cty có thể tham khảo mức trung bình ngoài thị trường --> cơ sở xác định chắc chắn hơn là do cty tự tính theo giá trị thuần ???


Đơn giản mình hiểu rằng: giá trị thuần là giá của doanh nghiệp, giá hiện hành là giá của các chú khác!:sweatdrop: số liệu về tài sản của doanh nghiệp phải là của doanh nghiệp chứ, thì mới đảm bảo tính trung thực! Nguời sử dụng BCTC cần sự trung thực mà. Vì vậy các chính sách kế toán của doanh nghiệp phải tuân thủ điều này!:book:
 
Đơn giản mình hiểu rằng: giá trị thuần là giá của doanh nghiệp...
Em không nghĩ như vậy đâu,
Giá của DN đôi khi không đúng do chủ quan và khách quan. Cứ bám sát khái niệm thuật ngữ này mà làm thôi.
 

Em thấy đoạn này làm chúng ta bối rối vì mỗi người có một khái niệm về phù hơ khác nhau.
Nói chung là chúng ta cứ làm theo một cách nhất định, sau đó đo lường lại mức phù hợp bằng cách so sánh kết quả .
Việc trừ chi phí thu hồi của sp phụ thì sẽ khó áp dụng trong một số chương trình ( tức là khâu chi tiết ), cách khắc phục là chỉ có thể trình bày hoặc hạch toán điều chỉnh khi lấp BCTC ( điều chỉnh ở mục giá vốn hàng bán hoặc hàng tồn kho ).
Ý các bác thì sao ???


Theo em nghĩ :
Nếu hệ thống cho phép hạch toán 1 qui trình SX ra nhiều loại SP trong cùng một khoảng thời gian thì TH có cả SP phụ thì cũng có thể hạch toán tương tự như 1 trong số SP chính.
Tuy nhiên "Giá trị SP phụ thì tính theo Giá trị thuần" --> DN tự ƯT giá trị thuần của SP phụ và áp tiêu thức phân bổ sao cho giá trị SP phụ bằng giá trị thuần ƯT.
"Loại khỏi CP chế biến đã tập hợp cho SP chính" --> điều chỉnh giảm khoản mục giá thành của SP chính.
 

Em thấy đoạn này làm chúng ta bối rối vì mỗi người có một khái niệm về phù hơ khác nhau.
Nói chung là chúng ta cứ làm theo một cách nhất định, sau đó đo lường lại mức phù hợp bằng cách so sánh kết quả .
Việc trừ chi phí thu hồi của sp phụ thì sẽ khó áp dụng trong một số chương trình ( tức là khâu chi tiết ), cách khắc phục là chỉ có thể trình bày hoặc hạch toán điều chỉnh khi lấp BCTC ( điều chỉnh ở mục giá vốn hàng bán hoặc hàng tồn kho ).
Ý các bác thì sao ???


Có pác nào phân biệt giùm em SP phụ và Phế liệu không ah? Thí dụ : nhà em ép mía làm đường, vậy còn bã mía em gọi là phế liệu hay SP phụ ah?
Vì em thấy việc phân định này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc khi bán ra sẽ hạch toán vào Doanh thu (nếu là SP phụ) hay thu nhập khác (nếu là phế liệu) và có được ghi giảm giá thành của SP chính (nếu là SP phụ) phải không mấy pác???.
 
Giá hiện hành là giá sản phẩm cùng loại tương đương trên thị trường - giá trị thuần là giá trị có thể thu về khi bán SP của bạn ra thị trường.
Khi giá trị thuần nhỏ hơn giá gốc thì lập một khỏan dự phòng cho khỏan chênh lệch này!! Giá trị thuần là giá trị có thể thu về khi bán HTK đã bao gồm các khỏan giảm giá & các CP phát sinh khác do SP lỗi thời, kém chất lượng - khi nói đến giá hiện hành thì ta thường nghĩ đến thị giá của những SP tương đương còn Zin trên thị trường ... hehehe đúng ko nhỉ ?

* Mời pác [you] cho ý kiến ah!![/SIZE]
CHUẨN MỰC SỐ 02

HÀNG TỒN KHO
(QĐ 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

QUY ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phương pháp kế toán khác cho hàng tồn kho.
03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Hàng tồn kho: Là những tài sản:
(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường;
- Chi phí dịch vụ dở dang.
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (–) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO

04. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
GIÁ GỐC HÀNG TỒN KHO

05. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Chi phí mua
06. Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xep, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.
Chi phí chế biến
07. Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên hệ trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng... và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiep theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
08. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phan bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bo hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
09. Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.
Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (–) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính.
Chi phí liên quan trực tiếp khác
10. Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.
Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho
11. Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06;
(c) Chi phí bán hàng;
(d) Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí cung cấp dịch vụ
12. Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phí chung có liên quan.
Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ.

PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO
13. Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;
(b) Phương pháp bình quân gia quyền;
(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;
(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước.
14. Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
15. Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
16. Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhap kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
17. Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lo hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

GIÁ TRỊ THUẦN CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC VÀ LẬP DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO
18. Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chí phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.
19. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
20. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính.
21. Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của viec dự trữ hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng. Nếu so hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính.
22. Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuat của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
23. Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập (Theo quy định ở đoạn 24) để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá goc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được).
 
Giá hiện hành là giá sản phẩm cùng loại tương đương trên thị trường - giá trị thuần là giá trị có thể thu về khi bán SP của bạn ra thị trường.
Khi giá trị thuần nhỏ hơn giá gốc thì lập một khỏan dự phòng cho khỏan chênh lệch này!! Giá trị thuần là giá trị có thể thu về khi bán HTK đã bao gồm các khỏan giảm giá & các CP phát sinh khác do SP lỗi thời, kém chất lượng - khi nói đến giá hiện hành thì ta thường nghĩ đến thị giá của những SP tương đương còn Zin trên thị trường ... hehehe đúng ko nhỉ ?

* Mời pác [you] cho ý kiến ah!![/SIZE]
CHUẨN MỰC SỐ 02

GHI NHẬN CHI PHÍ
24. Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận. Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí san xuất, kinh doanh.
25. Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu.
26. Trường hợp một số loại hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cố định hoặc sử dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàng tồn kho này được hạch toán vào giá trị tài sản cố định.

TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
27. Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:
(a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;
(b) Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phân loại phù hợp với doanh nghiệp;
(c) Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(d) Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(e) Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(f) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (–) dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả.
28. Trường hợp doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau, xuất trước thì báo cáo tài chính phải phản ánh số chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho trình bày trong bảng cân đối kế toán với:
(a) Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền và giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và phương pháp bình quân gia quyền); hoặc
(b) Giá trị hiện hành của hàng tồn kho cuối kỳ tại ngày lập bảng cân đối kế toán (nếu giá trị hiện hành của hàng tồn kho tại ngày lập bảng cân đối kế toán nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc với giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị hiện hành tại ngày lập bảng cân đối kế toán).
29. Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh được phân loại chi phí theo chức năng.
30. Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày trong khoản mục “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của hàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung không được phân bổ.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (–) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán.

cũng tương tự như cách lập luận của bạn thôi Kidmandang a
 
Sửa lần cuối:
Giá hiện hành là giá sản phẩm cùng loại tương đương trên thị trường - giá trị thuần là giá trị có thể thu về khi bán SP của bạn ra thị trường.
Khi giá trị thuần nhỏ hơn giá gốc thì lập một khỏan dự phòng cho khỏan chênh lệch này!! Giá trị thuần là giá trị có thể thu về khi bán HTK đã bao gồm các khỏan giảm giá & các CP phát sinh khác do SP lỗi thời, kém chất lượng - khi nói đến giá hiện hành thì ta thường nghĩ đến thị giá của những SP tương đương còn Zin trên thị trường ... hehehe đúng ko nhỉ ?

* Mời pác [you] cho ý kiến ah!![/SIZE]
Mình đồng ý với 2 ý kiến trên. ngoài ra, sỡ dĩ phải lấy giá trị thuần mà không lấy giá trị thực chính là để thực thi nguyên tắc THẬN TRỌNG
 
Giá hiện hành là giá sản phẩm cùng loại tương đương trên thị trường - giá trị thuần là giá trị có thể thu về khi bán SP của bạn ra thị trường.
Khi giá trị thuần nhỏ hơn giá gốc thì lập một khỏan dự phòng cho khỏan chênh lệch này!! Giá trị thuần là giá trị có thể thu về khi bán HTK đã bao gồm các khỏan giảm giá & các CP phát sinh khác do SP lỗi thời, kém chất lượng - khi nói đến giá hiện hành thì ta thường nghĩ đến thị giá của những SP tương đương còn Zin trên thị trường ... hehehe đúng ko nhỉ ?

* Mời pác [you] cho ý kiến ah!![/SIZE]
Khoản này em mù mờ lắm.Các pác cho em hỏi giá trị thuần có phaỉ là giá vốn không? theo quy định thì ta phải lập dự phòng cho hàng tồn kho.Vậy những khoản dự phòng này tính chất của nó là gì? có phải để ta phản ánh đúng giá trị của TS trongkỳ kế toán ko?
em có nhiều cái ngu ngơ lắm mong các bác chỉ giáo
thanks!
 
Giá hiện hành là giá sản phẩm cùng loại tương đương trên thị trường - giá trị thuần là giá trị có thể thu về khi bán SP của bạn ra thị trường.
Khi giá trị thuần nhỏ hơn giá gốc thì lập một khỏan dự phòng cho khỏan chênh lệch này!! Giá trị thuần là giá trị có thể thu về khi bán HTK đã bao gồm các khỏan giảm giá & các CP phát sinh khác do SP lỗi thời, kém chất lượng - khi nói đến giá hiện hành thì ta thường nghĩ đến thị giá của những SP tương đương còn Zin trên thị trường ... hehehe đúng ko nhỉ ?

* Mời pác [you] cho ý kiến ah!![/SIZE]
khi HTK bị giảm giá thì lập dự phòng giảm giá HTK, về lý thuyết thì khoản dự phòng này bằng chênh lệch giữa giá gốc của HTK và giá trị thuần có thể thực hiện dc.còn theo thực tế thì k bít nữa.e mới chỉ dc học thui chứ chưa dc thực hành:k6175436:
 
kế toán NVL trên thực tế còn nhiều bất cập không các bác
bác nào biết thì trả lời giúp em với
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top