Thảo luận về xử phạt vi phạm quy định hạch toán sai tài khoản kế toán.

MHT

SÁMHỐI NGHIỆP CHƯỚNG
Hội viên mới
Một rừng Luật để " công bằng, minh bạch hơn hay để ......."

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 105/2013/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật kiểm toán độc lập ngày 29 tháng 03 năm 2011;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) vi phạm quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và những cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

Theo Điều 9:
Điều 9. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tài khoản kế toán
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán
;
b) Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc mở thêm tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán cấp I đã lựa chọn mà không được Bộ Tài chính chấp nhận.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không áp dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán quy định cho ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị;
b) Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
[/QUOCTE]
Điều 58. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013.
Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004; Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực như sau:
Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính được áp dụng; đối với hành vi xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết.
3. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004, Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán để giải quyết.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Mọi người thử thảo luận xem hạch toán như thế nào là vi phạm quy định về tài khoản kế toán:

VD 1:
Khoản phạt vi phạm hành chính trg lĩnh vực thuế, bảo hiểm.
Khoản phạt này ko được tính vào chi phí theo Luật thuế TNDN.
Theo đúng hướng dẫn về chế độ kế toán thì khoản này sẽ được hạch toán: N 811/ C 111, 112.
Tuy nhiên để tiện theo dõi và đỡ mất công loại khỏi CP khi làm quyết toán thuế TNDN năm. Kế toán có kinh nghiệm thường cho vào 4212: N 4212/ C 111, 112.

VD2:
Các khoản phí chuyển tiền, phí quản lý tài khoản ngân hàng...
Theo đúng bản chất thì đây là 1 dịch vụ mà tổ chức tín dụng cung cấp cho DN.
Theo đúng hướng dẫn về tài khoản theo CĐKT thì khoản này cho vào CPQLDN ( dịch vụ mua ngoài)
Tuy nhiên có kế toán cho vào 635; có kế toán cho vào 642. Và tạo thành lối mòn.

Mời pa kon cho ý kiến.
 
Ðề: Thảo luận về xử phạt vi phạm quy định hạch toán sai tài khoản kế toán.

Một rừng Luật để " công bằng, minh bạch hơn hay để ......."



Theo Điều 9:
Điều 9. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tài khoản kế toán
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán
;
b) Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc mở thêm tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán cấp I đã lựa chọn mà không được Bộ Tài chính chấp nhận.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không áp dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán quy định cho ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị;
b) Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
[/QUOCTE]


Mọi người thử thảo luận xem hạch toán như thế nào là vi phạm quy định về tài khoản kế toán:

VD 1:
Khoản phạt vi phạm hành chính trg lĩnh vực thuế, bảo hiểm.
Khoản phạt này ko được tính vào chi phí theo Luật thuế TNDN.
Theo đúng hướng dẫn về chế độ kế toán thì khoản này sẽ được hạch toán: N 811/ C 111, 112.
Tuy nhiên để tiện theo dõi và đỡ mất công loại khỏi CP khi làm quyết toán thuế TNDN năm. Kế toán có kinh nghiệm thường cho vào 4212: N 4212/ C 111, 112.

VD2:
Các khoản phí chuyển tiền, phí quản lý tài khoản ngân hàng...
Theo đúng bản chất thì đây là 1 dịch vụ mà tổ chức tín dụng cung cấp cho DN.
Theo đúng hướng dẫn về tài khoản theo CĐKT thì khoản này cho vào CPQLDN ( dịch vụ mua ngoài)
Tuy nhiên có kế toán cho vào 635; có kế toán cho vào 642. Và tạo thành lối mòn.

Mời pa kon cho ý kiến.

Thẩm quyền sử phạt:
Điều 54. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

Người có thẩm quyền lập biên bản hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, gồm:

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định tại Điều 55, Điều 56 của Nghị định này.

2. Công chức, viên chức, sĩ quan công an nhân dân, sĩ quan quân đội nhân dân được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác kế toán, hoạt động nghề nghiệp kế toán; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm toán, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, hoạt động nghề nghiệp kiểm toán khi đang thi hành công vụ có quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.

Điều 55. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính

1. Thanh tra viên tài chính các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đến 500.000 đồng đối với cá nhân và tối đa đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính;

2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và tối đa đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức cao nhất quy định tại Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này.

Đối với các doanh nghiệp không có vốn nhà nước thì cơ quan nào sẽ kiểm tra? Để ra quyết định xử phạt!

Với các ví dụ của bác đưa ra theo em thì cứ hạch toán đúng theo luật kế toán. cuối năm sẽ bóc tách các chi phí nào không hợp lệ để xác định thuế TNDN. Chứ xử lý ghi giảm 421 thì ko đúng với chế độ kế toán. Về mặt thuế thì việc hạch toán như thế không ảnh hưởng gì đến số thuế phải nộp với nhà nước nhưng về mặt hạch toán kế toán thì chưa được đúng theo quy định.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top