phiếu thu - chi

Ðề: phiếu thu - chi

các anh chị ơi, giúp em các mẫu phiếu thu chi với....
Bạn gửi Địa chỉ E mail cho mình nhé ! để minh sẽ gửi cho bạn File mẫu phiếu Thu - chi, vậy nhé ! Ah địa chỉ E mail của minh là hoanangthangnam_05@yahoo.com
 
Sửa lần cuối:
cách tính lãi

Cách tính lãi suất vay tín chấp
Thứ sáu, 28/12/2007


Một góc không gian tại Techcombank.
Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, cuối năm, các ngân hàng “nở rộ” dịch vụ cho vay trả góp tiêu dùng theo hình thức tín chấp với hạn mức từ vài chục triệu đến vài trăm triệu.
Tuy nhiên, nhìn vào lãi suất có sự chênh lệch, ví dụ có ngân hàng công bố lãi suất chỉ từ 0,7% - 0,8% một tháng, trong khi đó có ngân hàng lại tới 1,5%.

Hiện nay trên thị trường, các ngân hàng thường áp dụng hai cách tính lãi suất: tính lãi suất trên dư nợ thực tế hoặc tính lãi suất trên dư nợ ban đầu. Trên cơ sở hai cách tính lãi này, lãi suất thực tế sẽ chênh lệch nhau khá nhiều.

Ví dụ, ngân hàng A áp dụng lãi suất là 13% một năm với cách tính là trên dư nợ ban đầu. Khách hàng vay 30 triệu trong 18 tháng, tính ra mỗi tháng sẽ phải trả gốc là 1.666.667 đồng và lãi là 325.000 đồng. Tổng lãi phải trả trong 12 tháng là 5.850.000 đồng.

Trong khi đó, Ngân hàng B áp dụng lãi suất 18% một tháng với cách tính là trên dư nợ thực tế giảm dần. Khách hàng vay 30 triệu trong 18 tháng. Với cách xác định gốc và lãi phải trả theo niên kim, tức là trả nợ gốc và lãi cố định hàng tháng thì tổng lãi phải trả của khách hàng là 4.097.447 đồng.

Như vậy thoạt nhìn lãi suất của hai ngân hàng có sự chênh lệch đáng kể và lãi suất theo cách tính dư nợ ban đầu có vẻ hấp dẫn hơn so với cách tính dư nợ thực tế, tuy nhiên với cách tính lãi suất như vậy thì trên thực tế tổng lãi phải trả của trường hợp trả theo dư nợ ban đầu sẽ lớn hơn đáng kể so với trả lãi theo dự nợ thực tế.

Nếu nhìn lại trên thị trường, hầu hết các ngân hàng áp dụng cách tính lãi suất trên dư nợ ban đầu, dẫn đến lãi suất chênh lệch tương đối lớn. Một số ngân hàng áp dụng các tính trên dư nợ ban đầu thì lãi suất chỉ khoảng dưới 1% một tháng (khoảng từ 0,7% - 1%), các ngân hàng áp dụng cách tính trên dư nợ thực tế giảm dần thì lãi suất thường khoảng trên 1%. Với mức lãi suất công bố như vậy thì đương nhiên hầu hết khách hàng sẽ chọn ngân hàng có lãi suất thấp hơn. Tất nhiên, lãi suất thực tế mà khách hàng phải trả ở cả hai trường hợp này là như nhau, thậm chí lãi suất thực tế của trường hợp dư nợ gốc sẽ nhỉnh hơn so với dư nơ thực tế như ta thấy ở trường hợp trên.

Tại ngân hàng Techcombank, để tính lãi suất thực cho một khoản vay tín chấp áp dụng lãi suất trên dư nợ ban đầu, khách hàng có thể sử dụng công thức: Lãi suất thực tế = 2 x n x r/(n+1). Trong đó, (n) là thời hạn khoản vay và (r) là lãi suất của ngân hàng công bố.

Nếu tính theo công thức này thì với mức lãi suất 13% một năm trên dư nợ ban đầu của một ngân hàng thì lãi suất thực tế khách hàng phải trả cho khoản vay trong 18 tháng là 24,63%. Nhưng thực tế các ngân hàng áp dụng tính lại trên dư nợ ban đầu lại không áp dụng mức lãi suất 24,63% mà thường là 25% hoặc 26%.

Techcombank cho biết, hai cách tính này rất phổ biến trên thế giới và thực tế là một cách thức marketing của các ngân hàng. Ở nước ta, khách hàng chưa hiểu rõ về hai cách tính này nên mới dẫn đến tình trạng các ngân hàng sử dụng để thu hút người đi vay. Một khi đã hiểu rõ về vấn đề, người có nhu cầu tín dụng sẽ lựa chọn sản phẩm dựa trên những điều kiện thực tế mà các ngân hàng đưa ra. Lúc này, năng lực cạnh tranh thực sự của các ngân hàng phải được thể hiện rõ nhất qua từng điều khoản tín dụng mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

Tham khảo cách tính lãi sản phẩm Tiêu dùng trả góp của một số ngân hàng
Ngân hàng Thời hạn Hạn mức cho vay Cách tính lãi
Techcombank Tối đa 36 tháng Từ 2 đến 200 triệu. Trên dư nợ thực tế
An Bình Tối đa 60 tháng Tối đa là 200 triệu . Trên dư nợ gốc
Đông Á Tối đa 36 tháng Tối đa 20 triệu đồng Trên dư nợ gốc
ACB Từ 12 đến 60 tháng. Tối đa 250 triệu đồng Trên dư nợ gốc
Theo Ngôi
Cách tính lãi suất kép
Biết cách tính lãi suất kép để làm gì? Quan trọng lắm chứ. Giả thử các bạn đọc trên báo một quảng cáo: “Bạn muốn có 1 triệu đô-la? Hãy tham gia cuộc thi của chúng tôi. Người thắng cuộc sẽ nhận 25.000 đô-la liên tục trong 40 năm - tính ra chính xác là 1 triệu đô-la. Còn chần chờ gì nữa, xin mời, xin mời.”
>> Để xem bảng giá chứng khoán LIVE mời bạn click vào đây
Với người bình thường, bốn mươi lần nhận 25.000 đô-la chính là 1 triệu chứ gì nữa. Nhưng với chúng ta, sau khi bỏ công đọc đến ngay đây ắt sẽ bĩu môi, tuyên bố: “Xạo”.
Vì sao? Nếu siêng năng, chúng ta áp dụng công thức, nếu lười, hãy bật máy vi tính lên, chúng ta sẽ biết ngay, tổng giá trị hiện tại của quảng cáo này chỉ tròm trèm 300.000 chứ làm gì đến 1 triệu đô-la, nếu dùng lãi suất chiết khấu 8%/năm.
Trong cuộc sống, dù chưa phải là nhà doanh nghiệp, chúng ta phải đứng trước những chọn lựa mang tính “tài chính” mà quyết định đúng đắn chỉ có thể dựa vào tính toán lạnh lùng theo công thức, chứ không thể dùng cảm tính để cân đo thiệt hơn. Nào là vay nợ, chơi hụi, mua bảo hiểm; nào là để dành tiền cho con đi du học, mua nhà trả góp...
Giả thử bạn phải đi vay 22 triệu đồng, lãi suất 12%/năm, trả dần cả vốn lẫn lãi trong sáu năm. Bạn phải tính xem mỗi năm phải dành ra bao nhiêu tiền để thanh toán khoản vay này. Dùng phần mềm Mathwiz (xem thêm ghi chú 1 ở cuối bài), chúng ta biết để trả hết món nợ này, hàng năm chúng ta phải bỏ ra 5,351 triệu đồng.
Một công ty bảo hiểm chào bán hợp đồng với bạn, họ tư vấn như thế này: hàng quý bạn chỉ việc nộp cho họ 1 triệu, đều đặn như thế trong 25 năm, họ sẽ giao cho bạn một cục tiền 300 triệu đồng. Nếu chưa đọc bài này, có lẽ bạn sẽ nhẩm tính: 1 triệu nhân cho bốn quý vị chi mỗi năm phải đóng 4 triệu. Hai mươi lăm năm, tính ra mới đóng 100 triệu so với 300 triệu họ hứa sẽ trao. Chà, hợp đồng này nghe hấp dẫn thật đấy. Nhưng lỡ đọc bài “Thời gian là tiền bạc” rồi, chắc bạn sẽ phải tò mò dùng phần mềm tính xem công ty bảo hiểm này tính dựa trên lãi suất như thế nào. Kết quả cho thấy, lãi suất của hợp đồng chỉ là 7,75%/năm, tính ra chưa bằng lãi suất gửi tiết kiệm.
Áp dụng các công thức nói trên, chúng ta cũng có thể giải những bài toán đố mang tính trắc nghiệm vui như sau: Một người tiết kiệm từng xu, quyết định bỏ ống, sau 65 năm, ông ta đập ống (cũng đến 40 thùng loại lớn), đếm được 8 triệu xu (tức là 80.000 đô-la). Tính bình quân, mỗi năm ông dành dụm được 1.230 đô-la. Giả thử cuối mỗi năm, ông ta đem 1.230 đô-la dành dụm suốt năm đem gởi ngân hàng, hưởng lãi suất 5%/năm (một mức lãi khá thấp đấy nhé), hỏi ông ta lẽ ra đã có thêm bao nhiêu tiền.
Dòng tiền đều đặn 1.230 đô-la mỗi năm trong suốt 65 năm hưởng lãi 5%/năm sẽ cho ông ta khoản tiền 561.861,54 đô-la. Tính ra, vì không biết phép lạ thần kỳ của lãi suất kép, ông ta đã thiệt mất 481.861,54 đô-la (561.861,54 – 80.000).
Đọc đến đây, sẽ có nhiều người bảo ai lại dại thế. Thử nhớ lại thói quen cất tiền dành dụm trong tủ của dân ta trong nhiều năm qua, chúng ta cũng có thể hình dung những khoản tiền lớn lao mất đi do chưa quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của nhiều người. Ngay ngày nay, thói quen sử dụng tiền mặt, tức là lúc nào cũng có một khối lượng tiền khổng lồ lưu thông không qua hệ thống ngân hàng hay thị trường tài chính đang làm nền kinh tế của nước ta chịu thiệt thòi không nhỏ.
Ghi chú:
1. Trong bài này, nếu áp dụng công thức để tính toán, mọi chuyện sẽ rối rắm, phức tạp nhất là khi tính lãi suất chiết khấu. Như chúng tôi đã giới thiệu, hiện nay có rất nhiều phần mềm tài chính giúp chúng ta tính toán nhanh chóng. Một trong những phần mềm dễ sử dụng nhất, gọn nhẹ nhất là Mathwiz Financial Calculator PRO, có giao diện như một máy tính bỏ túi. Có thể tải phần mềm này về và dùng thử trong 30 ngày miễn phí tại đây.

Khi sử dụng, chúng ta nhớ chọn cách tính lãi kép trong ô Term (compounding): theo năm (annual), theo tháng (monthly), theo quý (quarterly) hay theo ngày (daily). Ngoài ra cũng phải chọn cách trả trước (adv) hay trả sau (arrear) trong ô Due. Chúng ta gõ những thông số đã biết vào (ô lãi suất cứ ghi theo tròn số - 12% ghi là 12 chứ không cần đổi thành 0,12) và nhấn chuột vào yếu tố chưa biết, kết quả sẽ hiện ra ở ô trên cùng. Đến bài này chúng ta chỉ mới dùng phần trên của máy tính, tức là phần Regular Cash Flow Analysis (Phân tích dòng tiền đều). IRR là Internal Rate of Return, tạm thời cứ xem nó là lãi suất chúng ta cần tìm và PMT là khoản tiền trả đều đặn mà trong công thức chúng ta ký hiệu là R.
2. Trong Excel cũng có đầy đủ các công thức tính toán tài chính. Bấm Insert Function, chọn công thức muốn dùng và làm theo hướng dẫn trên màn hình.

Minh họa công thức tính toán trong Excel
3. Chú ý: Thông thường khi chúng ta tính PV hoặc NPV của một dòng tiền tương lai cho một dự án nào đó, có hai trường hợp tính toán như sau:
- Nếu dòng tiền thu được mà tính theo giá cả hiện hành (doanh thu, chi phí...), thì dòng tiền này đã bao gồm lạm phát trong đó và khi chiết khấu với lãi suất, cũng là lãi suất danh nghĩa, tức là trong lãi suất này đã có lạm phát trong đó rồi. Vô hình trung trong các công thức tính PV hay FV… thì mẫu số và tử số của công thức đã đồng nhất với nhau rồi, không cần phải đặt vấn đề đã tính tới lạm phát hay chưa.
- Nhiều công ty khi yêu cầu các chuyên gia tính toán dòng tiền thì phải tính toán theo dòng tiền thực (cũng hiếm khi ai yêu cầu nhân viên của mình làm vậy). Tức là các công ty muốn loại trừ yếu tố tăng giá khi tính dòng tiền để muốn biết thực chất hơn về thành quả của công ty (hay dự án). Trường hợp này, chúng ta chỉ cần điều chỉnh lãi suất danh nghĩa về lãi suất thực mà thôi. Lưu ý là tính theo cách nào trong hai cách trên thì kết quả cho ra cũng giống như nhau (chỉ có sai số chút đỉnh trong quá trình tính toán).
Công thức điều chỉnh lãi suất danh nghĩa về lãi suất thực là:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát dự kiến
(Thực ra công thức này không chính xác lắm, nhưng nếu lạm phát dự kiến là không lớn, chỉ 1 con số, thì dùng công thức này cũng được).
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top