k hạch toán chênh lệch ngoại tệ

boconganh_xx

New Member
Hội viên mới
các anh chị ơi giúpem nữa nè .em mới vào nghề.hjx cho em hỏi .nếu mình không hạch toán khoản chênh lệch ngoại tệ (Thực chất là có khoản chênh lệch đó) thì có sao k ah?
 
Ðề: k hạch toán chênh lệch ngoại tệ

các anh chị ơi giúpem nữa nè .em mới vào nghề.hjx cho em hỏi .nếu mình không hạch toán khoản chênh lệch ngoại tệ (Thực chất là có khoản chênh lệch đó) thì có sao k ah?

Hạch toán Chênh lệch tỷ giá hối đoái theo VAS 10 và Thông tư 105
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các giao dịch kinh tế của doanh nghiệp diễn ra với rất nhiều đối tượng khác nhau, đơn vị tiền tệ được sử dụng rất đa dạng. Trong kế toán, doanh nghiệp sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ để hạch toán để đảm bảo tính nhất quán và tính so sánh được của số liệu kế toán. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại thực hiện các giao dịch kinh tế bằng rất nhiều đồng tiền khác nhau. Do đó, việc quy định thống nhất phương pháp hạch toán Chênh lệch tỷ giá phát sinh giữa đồng tiền hạch toán và đồng tiền giao dịch của Chuẩn mực kế toán số 10 (VAS 10) - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái là kịp thời và cần thiết.

Trước khi có VAS 10

Việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh tại Việt Nam được hướng dẫn theo các văn bản pháp quy như Thông tư 44, Thông tư 77,... Những hướng dẫn trong các văn bản này chưa theo kịp những quy định hiện hành và thông lệ quốc tế trong việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh.

Trong đó, các khoản chênh lệch tỷ giá thực sự phát sinh trong các giao dịch thanh toán công nợ có gốc ngoại tệ (ngoại tệ được hiểu là đồng tiền khác so với đồng tiền hạch toán), mua bán ngoại tệ được ghi nhận như là một khoản doanh thu/chi phí tài chính trong kỳ hoạt động. Trong khi đó, các khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực sự phát sinh như chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tài sản tiền tệ có gốc ngoại tệ, các khoản công nợ có gốc ngoại tệ được hạch toán luỹ kế trên bảng cân đối kế toán (Tức lại hạch toán trên tài khoản 413).

Hơn nữa, trong thực tế còn xảy ra một số trường hợp đặc thù như một số doanh nghiệp còn xin cơ chế cho phép họ hạch toán treo một số khoản chênh lệch tỷ giá đã thực sự phát sinh trên bảng cân đối kế toán và thực hiện phân bổ dần vào lãi/lỗ kinh doanh. Xảy ra tình trạng này là do các lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của họ trong kỳ hoạt động. Những trường hợp này làm giảm tính nhất quán trong việc hạch toán chênh lệch tỷ giá trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, theo đó làm giảm khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp do áp dụng các chính sách hạch toán khác nhau.

VAS 10 ra đời..

VAS 10 và Thông tư hướng dẫn được ban hành đã tạo ra khung pháp lý hướng dẫn hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh cho hầu hết tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốc dân và đã theo kịp với các quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo VAS 10, Chênh lệch tỷ giá phát sinh được chia thành hai loại: Chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện.

Chênh lệch tỷ giá đã thực hiện là khoản chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái này thường phát sinh trong các giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ; hoặc thanh toán nợ phải trả, hay ứng trước để mua hàng; hoặc vay, hay cho vay,... bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán.

Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện là các khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính. Khoản chênh lệch tỷ giá này phát sinh nhằm đảm bảo tính Trung thực của Báo cáo tài chính, mà cụ thể là Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại một thời điểm.

Theo thông tư 105 hướng dẫn VAS10, tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá để được ghi nhận vào doanh thu/chi phí tài chính trong kỳ phát sinh ngoại trừ hai trường hợp được phép hạch toán luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán: Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định (giai đoạn trước hoạt động); và Chênh lệch tỷ giá do hợp nhất báo cáo tài chính với cơ sở kinh doanh hoạt động tại nước ngoại. Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố địnhđược phân bổ vào doanh thu/chi phí tài chính trong vòng 03 năm kể từ khi chính thức đi vào hoạt động.

Thực hiện nguyên tắc "Bù trừ"

"Bù trừ" là nguyên tắc cơ bản khi lập báo cáo tài chính, nó cho phép bù trừ các nghiệp vụ có tính chất tương tự nhau. Thông tư 105 có hướng dẫn áp dụng nguyên tắc "Bù trừ" khi hạch toán Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Cụ thể, các khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện được tập hợp trên tài khoản 413 và thực hiện bù trừ giữa bên Nợ/Có. Số dư còn lại của Tài khoản 413 mới được kết chuyển sang Doanh thu/Chi phí tài chính trong kỳ kinh doanh.

Ta có thể lấy ví dụ để phân biệt sự khác nhau giữa hai loại Chênh lệch tỷ giá này.

Ví dụ:

Tại ngày 31/12/xx, Công ty A có số dư tiền mặt bằng Đô la Mỹ là 1000USD, với tỷ giá ghi nhận trên sổ kế toán tại thời điểm nhập quỹ là 1USD = 15.000VND, tổng số dư tương đương 15.000.000VND.

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12/xx là 1USD = 16.000VND.

Trường hợp 1: Công ty A bán 1000USD tại ngày 31/12/xx thu về 16.000.000VND thì Chênh lệch tỷ giá được ghi nhận Doanh thu hoạt động tài chính là 1.000.000VND và đây là Chênh lệch tỷ giá đã thực hiện.

Trường hợp 2: Công ty A vẫn để trong két số tiền 1000USD. Để đảm bảo tính trung thực của Báo cáo tài chính, kế toán thực hiện đánh giá lại số dư ngoại tệ này và ghi nhận tăng số tiền hạch toán tương ứng là 1.000.000VND. Lúc này số dư tiền là 16.000.000VND, và Doanh thu hoạt động tài chính là 1.000.000VND. Tuy nhiên, Chênh lệch tỷ giá này được coi là chưa thực hiện do số tiền 1.000.000VND vẫn chưa thu được trong thực tế. Và khoản doanh thu tài chính này sẽ không được tính khi tính thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp và cũng không được dùng để chia lãi cổ đông (Xem chi tiết tại thông tư hướng dẫn).
 
Ðề: k hạch toán chênh lệch ngoại tệ

đúng rồi bạn ơi, bạn phải hạch toán chênh lệch tỉ giá chứ.
 
Ðề: k hạch toán chênh lệch ngoại tệ

các anh chị ơi giúpem nữa nè .em mới vào nghề.hjx cho em hỏi .nếu mình không hạch toán khoản chênh lệch ngoại tệ (Thực chất là có khoản chênh lệch đó) thì có sao k ah?

Sao lị ko hạch toán chứ.
Nếu ko hạch toán thì làm sao thể hiện khoản lỗ, lãi khi thay đổi tỷ giá.
 
Ðề: k hạch toán chênh lệch ngoại tệ

theo VAS10 + TT hướng dẫn thi những gi *** nói đúng đấy.bạn vẫn hạch toán chênh lệch bình thường. nhưng có 2 TH:
+ T1:Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ ===>được tính vào thu nhập khác
+ T2: ngược lại, bị "bóc tách" khi kiểm toán hoặc có cơ quan thuế ktra

hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái nếu lãi đưa vào 515 còn lỗ tỷ giá đưa vào 635 nhé luôn phải hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
thân chào !
 
Ðề: k hạch toán chênh lệch ngoại tệ

không hạch toán là sai nguyên tắc kế toán. Nếu cty bạn thuê kiểm toán sẽ bị bóc khoản đó ra. Vì vậy thà làm trước còn hơn là làm sau.:))
 
Ðề: k hạch toán chênh lệch ngoại tệ

các anh chị ơi giúpem nữa nè .em mới vào nghề.hjx cho em hỏi .nếu mình không hạch toán khoản chênh lệch ngoại tệ (Thực chất là có khoản chênh lệch đó) thì có sao k ah?
+ Nguyên tắc quy đổi tỉ giá hối đoái: mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ ngoài theo dõi chi tiết phải được quy đổi về VNĐ để ghi sổ, tỷ giá quy đổi tính theo tỷ lệ quy đổi của ngân hàng NN Việt Nam

Nếu bạn ko hạch toán phần lãi lỗ do chênh lệch tỷ giá sẽ ghi nhận đúng fần CP tài chính & khoản DT PS trong kỳ (khi có KH t/toán = ngtệ) ^_^
 
Ðề: k hạch toán chênh lệch ngoại tệ

nếu bạn không xử lý chênh lệch thì bất kỳ 1 khoản vay, nhập, thanh toán cho nhười bán... sẽ bị lệch hoàn toàn số liệu vì vậy bạn nên hoạch toán khoản chênh lệch này nếu lãi cho vào 515 còn lỗ là 635 bạn nhé
 
Ðề: k hạch toán chênh lệch ngoại tệ

các anh chị ơi giúpem nữa nè .em mới vào nghề.hjx cho em hỏi .nếu mình không hạch toán khoản chênh lệch ngoại tệ (Thực chất là có khoản chênh lệch đó) thì có sao k ah?
bạn phải hạch toán số chênh lệch đó dù chỉ là 1 đồng.Vì khi làm quyết toán thì fai chính xác số liệu
 
Ðề: kế toán thuế

Hi. chào các bạn!
Mình mới vào làm cho 1 công ty Thương mại, minh đc giao nhiệm vụ làm kế toán thuế, mình phải bắt đầu làm lại từ đầu năm đến jờ để lên kế hoạch cho báo cáo tài chính năm nay vì từ trước đến jờ công ty mình chỉ làm phần nội bộ mà chưa làm phần thuế. Mình mới ra trường nên chưa biết nhiều về vấn đề này lắm.việc trước mắt bây jờ mình đang làm là soạn ra những chứng từ gốc liên quan đến thuế từ đầu năm đến jờ.Bạn nào có kinh nghiệm xin chỉ giúp mình với. jờ mình nên bắt đầu từ đâu và mình cần soạn ra những chứng từ gốc như thế nào để phục vụ cho việc kế toán thuế.
 
phải hoạch toán chứ bạn,bạn là người Việt,DN cũng Việt,thì dùng tiền việt,nhưng nếu liên quan ngoại tệ thì phải hoạch toán cụ thể để có lãi hay lỗ ngoại tệ nữa.thông thường nếu DN bạn thường lquan ngoại tệ nhiều thì có ngoại tệ dư đầu kỳ,nên khi thanh toán trả nợ thì phải áp dụng theo tỷ giá xuất ngoại tệ và so sanh với tỷ giá thực tế hoặc BQ Liên NH í...Cũng nhiều lắm,nếu đi làm rùi thì bạn nên xem lại trong sách nha bạn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top