Cách ghi NKCT số 1, 2, bảng kê số 1, 2 và NKCT số 9

HD.vietha

New Member
Hội viên mới
Mình thắc mắc về cách ghi vào nhâtk ký, bảng kê của mấy nghiệp vụ sau. Các bạn giúp mình với nhé.
1. Với định khoản kế toán sau:
Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK 111
Có TK 331
Khi ghi vào NKCT số 1 thì ghi như thế nào. (NKCT số 1 - Ghi Có 1111) Có phải là phân bổ đều giữa 111 và 331 tương ứng với 152 và 133 không?
2. Với định khoản kế toán:
Nợ TK 112
Nợ TK 131
Có TK 5111
Có TK 33311
Khi ghi vào bảng kê số 2 thì ghi như thế nào. (BK số 2 - ghi nợ 1121)
3. Với định khoản: Mang TSCĐ đi góp vốn liên doanh, giá đánh giá lại > giá gốc ghi số:
Nợ TK 222 - Giá thực tế đánh giá
Nợ TK 214 - Giá trị hao mòn luỹ kế
Có TK 211 - Nguyên giá
Có TK 711 - Chênh lệch giá đánh giá lại > giá trị còn lại
Khi ghi vào NKCT số 9 (ghi có TK 211) thì ghi như thế nào?
 
Ðề: Cách ghi NKCT số 1, 2, bảng kê số 1, 2 và NKCT số 9

Bạn không nên ghi kép các nghiệp vụ như thế rất khó theo dõi ,theo nguyên tắc kế toán cũng không cho phép bạn định khoản kép cả bên nợ và bên có như vậy
Bạn tách ra vừa dể theo dõi khi ghi NKCT cũng không có vướng mắc gì
 
Ðề: Cách ghi NKCT số 1, 2, bảng kê số 1, 2 và NKCT số 9

Cảm ơn Camchuong87. Mình ví dụ cụ thể nhé: Mua NVL nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 10.000, đã thanh toán 8.000 bằng tiền mặt, số còn lại chưa trả.
Theo cách của mình sẽ định khoản:
Nợ TK 152 10.000
Nợ TK 133 1.000
Có TK 1111 8.000
Có TK 331 3.000
Ý của bạn là phải tách định khoản ra, nhưng số tiền thế nào:
Nợ TK 152 ?
Nợ TK 133 ?
Có TK 111 8.000

Nợ TK 152 ?
Nợ TK 133 ?
Có TK 331 3.000
Nếu chia đều theo số tiền có được không?
Nhớ xem lại trường hợp TSCĐ mang đi góp vốn hộ mình nhé. Ghi NKCT số 9 của nghiệp vụ này hơi khó nhỉ.
 
Ðề: Cách ghi NKCT số 1, 2, bảng kê số 1, 2 và NKCT số 9

Cảm ơn Camchuong87. Mình ví dụ cụ thể nhé: Mua NVL nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 10.000, đã thanh toán 8.000 bằng tiền mặt, số còn lại chưa trả.
Theo cách của mình sẽ định khoản:
Nợ TK 152 10.000
Nợ TK 133 1.000
Có TK 1111 8.000
Có TK 331 3.000
Ý của bạn là phải tách định khoản ra, nhưng số tiền thế nào:
Nợ TK 152 ?
Nợ TK 133 ?
Có TK 111 8.000

Nợ TK 152 ?
Nợ TK 133 ?
Có TK 331 3.000
Nếu chia đều theo số tiền có được không?
Nhớ xem lại trường hợp TSCĐ mang đi góp vốn hộ mình nhé. Ghi NKCT số 9 của nghiệp vụ này hơi khó nhỉ.

Với hình thức ghi sổ bắt buộc phải có đối ứng như NKCT bạn phải xác định ghi có TK này và ghi nợ các TK khác bao nhiêu tiền cho từng tài khoản.

Với ví dụ bạn đưa ra, tốt nhất là bạn ghi nội dung mua vật tư vào NKCT số 5_ ghi Có TK 331. Sau đó chi tiền bạn ghi vào NKCT Số 1.

Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn thể hiện đúng thật chất caủ nghiệmp vụ thì vất vả cho bạn chứ không phải không được. Cách làm như sau:
Ví dụ :
NKCT số 1, ghi Có 1111/ Nợ 152 : 8000
Và ghi vào NKCT số 5 :
Nợ 152 : 2.000
Nợ 133 : 1.000
Có 331 : 3.000
Về mặt nghiệp vụ thì được, nhưng số liệu rất khó đối chiếu, và chứng từ nữa. sẽ thiếu bên này, đủ bên kia. Lúc đó kế toán xử lý nghiệp vụ lưu giữ chứng từ có nhiệm vụ Lập Phiếu hạch toán chuyển cho bộ phận kế toán phụ trách NKCT còn lại
Tương tự như vậy cho nghiệp vụ bán hàng, ghi Có NKCT số 8, Bảng Kế số 2

Nghiệp vụ đem TSCĐ góp liên doanh

Bạn ghi vào NKCT số 9 : Phần nguyên giá TSCD chưa đánh giá liên doanh.
Phần còn lại, bạn ghi vào NKCT số 8, ghi Có 711.
Đồng thời, để để quản lý số liệu khi làm việc với bên liên doanh, bạn ghi giá trị tăng do đánh giá vào Sổ TSCĐ.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cách ghi NKCT số 1, 2, bảng kê số 1, 2 và NKCT số 9

mình thực tập ghi sổ với hình thức NKCT. mình không rõ hình thức này lắm, chỉ ghi NKCT số 1 (ghi Có TK 111) thôi hay có ghi NKCT số 1 ( ghi Nợ TK 111) không. và bảng kê số 1 chỉ ghi Nợ TK 111 thôi hay sao?
 
Ðề: Cách ghi NKCT số 1, 2, bảng kê số 1, 2 và NKCT số 9

mình thực tập ghi sổ với hình thức NKCT. mình không rõ hình thức này lắm, chỉ ghi NKCT số 1 (ghi Có TK 111) thôi hay có ghi NKCT số 1 ( ghi Nợ TK 111) không. và bảng kê số 1 chỉ ghi Nợ TK 111 thôi hay sao?
bạn ko hiểu hình thức này thì làm sao bạn làm được.NKCT số 1 là ghi có TK111 thì chỉ ghi như thế thui.còn ghi Nợ TK 111 thì đã có bảng kê rùi mà.bạn tìm hiểu kỹ thêm nữa nhé.chúc bạn thành công
-----------------------------------------------------------------------------------------
Mình thắc mắc về cách ghi vào nhâtk ký, bảng kê của mấy nghiệp vụ sau. Các bạn giúp mình với nhé.
1. Với định khoản kế toán sau:
Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK 111
Có TK 331
Khi ghi vào NKCT số 1 thì ghi như thế nào. (NKCT số 1 - Ghi Có 1111) Có phải là phân bổ đều giữa 111 và 331 tương ứng với 152 và 133 không?
2. Với định khoản kế toán:
Nợ TK 112
Nợ TK 131
Có TK 5111
Có TK 33311
Khi ghi vào bảng kê số 2 thì ghi như thế nào. (BK số 2 - ghi nợ 1121)
3. Với định khoản: Mang TSCĐ đi góp vốn liên doanh, giá đánh giá lại > giá gốc ghi số:
Nợ TK 222 - Giá thực tế đánh giá
Nợ TK 214 - Giá trị hao mòn luỹ kế
Có TK 211 - Nguyên giá
Có TK 711 - Chênh lệch giá đánh giá lại > giá trị còn lại
Khi ghi vào NKCT số 9 (ghi có TK 211) thì ghi như thế nào?
Bạn cứ phản ánh vào NKCT đúng với số liệu mà bạn ĐK là được.đúng là theo nguyên tắc kế toán bạn phải tách ra.nhưng đó chỉ là để kế toán dễ vào sổ sách mà thui.với ví dụ bạn đưa ra bạn ko cần phải tách thuế ra.vì cùng một nghiệp vụ mình chỉ xuất hoá đơn có một lần.cụ thể:
1. Nợ 152 :7000
Nợ 1331 :1000
Có 111 :8000
2. Nợ 152 :3000
Có 331 : 3000
như vậy khi bạn vào sổ NKCT số 1 bạn ghi nhận có TK 111 và TK đối ứng là 152 và 1331 tương ứng với số tiền trên.đồng thời bạn vào sổ NKCT số 5 ghi nhận TK 331 nữa.
Nói chung bạn ĐK như thế nào bạn phản ánh vào NKCT như thế.vì NKCT phản ánh cụ thể các TK mà.TSCĐ cũng thế bạn nhé.vào NKCT số 9 ghi có TK 211 và TK đối ứng là 222 và 214. và vào NKCT số 8 ghi có TK 711
1. Nợ 222 :-(=211-214)
Nợ 214 : Hao mòn luỹ kế
Có 211:Nguyên giá TSCĐ
2. Nợ 222 : số tiền chênh lệch do đánh giá lại
Có 711: số tiền chênh lệch do đánh giá lại
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cách ghi NKCT số 1, 2, bảng kê số 1, 2 và NKCT số 9

nhat ki chung tu thi có 10 bảng, còn bảng kê thì có 11 bảng có ai chỉ giúp em những bảng đó như thế nào với huhu
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top