âm quỹ tiền mặt

gialinhanz

New Member
Hội viên mới
Chào các anh chị, Công ty em làm vốn điều lệ chỉ có 500 triệu, nay đã lỗ hêt số tiền 500 triệu và bị âm quỹ tiền mặt thì làm thế nào ah, anh chị giúp em
 
Ðề: âm quỹ tiền mặt

+Nghị định 222/2013/NĐ-CP thanh toán bằng tiền mặt
Chương 2.
THANH TOÁN BẰNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI MỘT SỐ GIAO DỊCH THANH TOÁN
Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
= > Vậy kể từ ngày 1/3/2014 các doanh nghiệp ko được giao dịch trong việc góp vốn, mua bán chuyển nhượng phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác bằng tiền mặt sẽ bị sai luật
Ví dụ: công ty A muốn góp vốn vào công Cổ Phần B để đầu tư: vốn góp liên doanh 222, đầu tư liên kết 223, đầu tư chứng khóan ngắn hạn 121, 128 đầu tư ngắn hạn khác, 221 đầu tư vào công ty con, 228 đầu tư khác... thì phải bằng hình thức chuyển tiền bằng tài khoản pháp nhân của đơn vị đi đầu tư vào tài khoản pháp nhân đơn vị nhận tiền đầu tư thì mới đúng thủ tục và hợp pháp hóa thủ tục, mọi dao dịch bằng tiền mặt đều ko hợp pháp theo luật này
Ví dụ 2: doanh nghiệp A muốn cho doanh nghiệp B vay muợn tiền thì
- Hợp đồng vay mượn hoặc biên bản vay mượn tiền
- Chứng từ ngân hàng chứng mình: ủy nhiệm chi
Ví dụ 3: doanh nghiệp A muốn cho doanh nghiệp B tiền thì
- Văn bản thỏa thuận cho, biếu tặng tiền
- Chứng từ ngân hàng chứng mình: ủy nhiệm chi
= > Giao dịch cho , mượn tiền nếu dùng tiền mặt ko bằng tiền gửi đều ko hợp pháp theo quy định của luật này
= > Theo điều trên chỉ nghiêm cấm các doanh nghiệp và hạn chế doanh nghiệp trong hoạt động rữa tiền => nghị định này ra đời
Vậy nếu doanh nghiệp âm tiền mựơn của cá nhân thì sao?:
- Hợp đồng vay mượn tiền không lãi
- Phiếu thu tiền nếu chuyển khoản càng tốt
- Biên bản kiểm kê tiền mặt (kỉêm đếm số lựơng)
Cá nhận ko phải là pháp nhân nên ko bị chịu ràng buộc về mặt pháp lý như doanh nghiệp = > cá nhân có quyền sử lý và sử dụng tài sản của mình và các mục đích chủ quan và khách quan khác => trường hợp này dùng tiền mặt vẫn đựơc chấp thuận
Vậy đối với cá nhân thì việc: cho vay, cho mượn, biếu tặng...bằng tiền mặt thì đều vẫn chấp nhận bình thường, chỉ cấm vận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa cơ quan tín dụng với doanh nghiệp

+Với cá nhân nếu cho vay mà hàng tháng doanh nghiệp có trả lãi thì:
- Trước khi trả lãi cho cá nhân đó thì phải giữ lại 5% thuế TNCN nộp cho cơ quan thuế với Thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 5%
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top