chi phí tiền ăn ca

thanhtrug104

New Member
Hội viên mới
Em đọc trong TT130 có nói là tiền ăn ca không vượt quá lương cơ bản, bây giờ là 730.000 đ, phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ.
các anh chị cho em hỏi hoá đơn chứng từ với tiền ăn ca như thế nào?
cảm ơn rất nhiều:votay:
 
Ðề: chi phí tiền ăn ca

Em đọc trong TT130 có nói là tiền ăn ca không vượt quá lương cơ bản, bây giờ là 730.000 đ, phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ.
các anh chị cho em hỏi hoá đơn chứng từ với tiền ăn ca như thế nào?
cảm ơn rất nhiều:votay:

Tiền ăn ca không bị khống chế nếu đơn vị tự tổ chức buổi ăn ca hoặc mua bên ngoài nếu có hóa đơn tài chính đầy đủ, nếu đơn vị khoán trong HĐLĐ thì tối đa không vượt quá 550k.
 
Ðề: chi phí tiền ăn ca

Tiền ăn ca không bị khống chế nếu đơn vị tự tổ chức buổi ăn ca hoặc mua bên ngoài nếu có hóa đơn tài chính đầy đủ, nếu đơn vị khoán trong HĐLĐ thì tối đa không vượt quá 550k.

Ack.....trả lời gì mà từ thuế TNDN vọt sang thuế TNCN :quechua:
 
Ðề: chi phí tiền ăn ca

Không phải lệch qua đâu ku,xem công văn này.
Đoạn dưới nó nói về Cty Nhà nước nhưng còn móc thêm khúc này nè pé :
Như vậy trường hợp các Công ty Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền cho phép chi tiền ăn giữa ca vượt mức khống chế quy định nêu trên và khoản chi tiền ăn giữa ca nếu có thực chi trả và có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
:quechua:
 
Ðề: chi phí tiền ăn ca

Bé, đọc lại đi đó là chữ "và" chứ không phải chữ "hoặc" nhé, đừng hiểu nhầm nhé ku.

Nó cần hai thứ:
-Không vượt mức quy định
-Có chứng từ,hóa đơn hợp lý.

Pé tự đọc và hiểu lại đi, ku ko tranh cãi về vấn đề này vì dù sao nó cũng chỉ áp dụng cho Cty Nhà nước.

P/s : Phong ba bão táp ko bằng ngữ pháp Việt Nam, người Việt còn ko hiểu tiếng Việt thì buồn lắm thay...
 
Ðề: chi phí tiền ăn ca

Em đọc trong TT130 có nói là tiền ăn ca không vượt quá lương cơ bản, bây giờ là 730.000 đ, phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ.
các anh chị cho em hỏi hoá đơn chứng từ với tiền ăn ca như thế nào?
cảm ơn rất nhiều:votay:

Theo mình biết thì : theo điểm 1 phần II thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008 của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội hướng dẫn "..tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người không quá 450.000 đồng/tháng "

và tại THÔNG TƯ SỐ 62/2009/TT-BTC NGÀY 27 THÁNG 3 NĂM 2009 CỦA BỘ TÀI CHÍNH Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân mục e có ghi
e) Đối với khoản tiền ăn giữa ca: không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động.

Trường hợp, đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi tiền ăn ca trực tiếp cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế thuế của người lao động nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động kinh doanh thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, các hội không quá mức quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng mức tối đa cũng không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Còn chứng từ hợp lý nếu cơ quan, DN tổ chức nấu ăn tập thể thì hàng hoá thực phẩm mua về bạn phải làm đầy đủ thủ tục, vì những mặt hàng này không có hoá đơn thì bạn phải lập bảng kê thu mua hàng hoá, có xác nhận là được, kèm theo là bảng chấm cơm của CBCNV ....Còn nếu không tổ chức nấu ăn mà trả trực tiếp cho người lao động thì bạn lập vào ngay trong bảng lương cột tiền ăn giữa ca.
- Đối với các đơn vị HCSN thì nếu chi quá thì khi kiểm tra tài chính sẽ bị thu hồi chứ không được tính " phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động." đâu.
 
Ðề: chi phí tiền ăn ca

Tiền ăn ca không bị khống chế nếu đơn vị tự tổ chức buổi ăn ca hoặc mua bên ngoài nếu có hóa đơn tài chính đầy đủ, nếu đơn vị khoán trong HĐLĐ thì tối đa không vượt quá 550k.

550k là mức ko phải đóng thuế TNCN từ tháng 5/2009 - vượt mức này thì phải đóng!! Đối với thuế TNDN thì chi bao nhiêu tính bấy nhiêu miễn là có trong thỏa ước hay quy định trong hợp đồng (riêng đối với DNNN phải thực hiện khống chế theo mức trên -550k) :gian2:
 
Ðề: chi phí tiền ăn ca

Bạn vansi200780 nói đúng rồi đó! Tuy nhiên trong trường hợp khoán chi, để cho rõ ràng sau này cơ quan thuế không bắt bẻ được thì ngoài việc phải đảm bảo <=550K/tháng cần phải ghi rõ trong hợp đồng LĐ hoặc thỏa ước Lao động là công ty sẽ hỗ trợ ăn ca cho người LĐ.
 
Ðề: chi phí tiền ăn ca

Các Bác cãi nhau mà không đưa ra kết luận sau cùng để chốt vấn đề làm mọi người đọc rối lên. Qui định như thế này (diễn giải):
- Đối với DN không phải là DN nhà nước: tiền ăn giữa ca không còn khống chế miễn có chứng từ hợp pháp như HĐLĐ, thỏa ước LĐ tập thể, hóa đơn, chứng tứ chi cho thực phẩm hay nhà cung cấp bên ngoài,...
- Đối với DNNN: nếu không được cơ quan chủ quản cho phép chi cao hơn 550K, thì tiền ăn giữa ca chỉ được khấu trừ chi phí không quá 550k theo thỏa ước hoặc HĐLĐ nhưng cũng phải có đầy đủ chứng từ hợp pháp như trên.
- Đối với DNNN mà cơ quan chủ quản cho phép chi cao hơn 550K thì cũng được khấu trừ vào chi phí luôn miễn ngoài các chứng từ hợp pháp nêu trên, còn phải xuất trình cho cơ quan thuế văn bản cho phép của cơ quan chủ quản là ok.

Thuế TNCN là việc khác nữa.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top