Doanh Nghiệp tư nhân có phải nộp thuế TNCN ???

bipham207

New Member
Hội viên mới
Mình làm ở DNTN , khi thông tư mới ra chủ DN có hỏi mình về vấn đề này...Mình mới ra nghề nên xem thông tư có phần ko hiểu lắm :-( hiện tại DN mình có đăng kí MST cho 3 người làm, 1 kế toán, 1 bán hàng, 1 lái xe.
Mình nằm trong vùng 1, lương tối thiểu để ntn cho hợp lý hả mọi người... có phải đóng thuế TNCN ko ???
 
Ðề: Doanh Nghiệp tư nhân có phải nộp thuế TNCN ???

Thuế TNCN từ 1/7: trên 9tr mới phải đóng thuế bạn à, bạn cứ để lương dưới 9tr thì k phải đóng thuế
 
Ðề: Doanh Nghiệp tư nhân có phải nộp thuế TNCN ???

Dưới 9 triệu mình không phải đóng thuế TNCN đâu bạn, bạn muốn biết thêm thì tham khảo phần dười này nha.

Một số nội dung mới sửa đổi, bổ sung của Luật thuế Thu nhập cá nhân
Ngày 21/06/2013
Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) số 04/2007/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện đã góp phần đảm bảo công bằng xã hội, thống nhất các quy định về thuế áp dụng đối với cá nhân có thu nhập; góp phần đảm bảo nguồn thu NSNN. Tuy nhiên, do sự biến động nhanh của nền kinh tế nên một số quy định trong Luật Thuế TNCN đã không còn phù hợp với thực tiễn, như: mức giảm trừ gia cảnh không còn phù hợp, kỳ tính thuế, quyết toán thuế chưa tạo thuận lợi cho NNT...
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá 13 đã thông qua Luật Thuế TNCN số 26/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013. Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số nội dung so với Luật 04/2007/QH12, cụ thể như sau:
1. Về Thu nhập chịu thuế:
Luật Thuế TNCN mới quy định thêm các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi tính thu nhập chịu thuế, cụ thể tại tiết 2b, khoản 1, Điều 1 Luật 26/2012/QH13 quy định: “Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, Luật thuế TNCN mới bổ sung thêm khoản trợ cấp được trừ khi tính thu nhập chịu thuế là: “trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ”.
Về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: tại tiết 5, khoản 1, Điều 1 Luật 26/2012/QH13 quy định: “5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước; d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.”
Việc quy định thêm khoản “thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức” vào thu nhập chịu thuế nhằm đảm bảo được các trường hợp thực tế có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản dưới hình thức khác vẫn có nghĩa vụ tính và nộp thuế TNCN.
2. Về Thu nhập được miễn thuế TNCN: Tại khoản 2, Điều 1 Luật 26/2012/QH13 quy định: “10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng”.
Bổ sung nội dung “Tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng” vào thu nhập được miễn thuế của cá nhân là để đảm bảo công bằng giữa người có lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả hiện đang được miễn thuế TNCN và lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả, đồng thời khuyến khích cá nhân tham gia vào quỹ hưu trí tự nguyện thì việc miễn thuế đối với thu nhập từ lương hưu nhận được từ quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng và không tính vào thu nhập tính thuế đối với khoản đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện tương tự như đối với Quỹ Bảo hiểm xã hội.
3. Về kỳ tính thuế: Tại khoản 3, Điều 1 Luật 26/2012/QH13 quy định: “c. Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.”
Như vậy, Luật thuế TNCN mới đã sửa đổi, bổ sung đã bỏ cụm từ “Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế”. Quy định mới về kỳ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư được lựa chọn phương pháp tính thuế.
4. Về giảm trừ gia cảnh: Tại khoản 4, Điều 1 Luật 26/2012/QH13 quy định:“1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.”
Luật đã điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh từ 4 triệu đồng/ tháng lên 9 triệu đồng/ tháng và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/ tháng lên 3,6 triệu đồng/ tháng (giả sử một cá nhân có thu nhập chịu thuế là 16 triệu đồng tháng và cá nhân đó có 2 người phụ thuộc nếu theo Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 thì cá nhân này sẽ được giảm trừ gia cảnh 7,2 triệu đồng/tháng cho bản thân người nộp thuế và 2 người phụ thuộc. Tiền thuế thu nhập cá nhân nộp một tháng là 630.000 đồng. Nhưng theo Luật sửa đổi, cá nhân này sẽ được được giảm trừ gia cảnh là 16,2 triệu đồng/tháng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Đồng thời, Luật thuế TNCN số 26/2012/QH13 có những quy định “mở” để khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động thì Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với sự biến động của giá cả.
5. Về thu nhập tính thuế: theo khoản 5, Điều 1, Luật số 26/2012/QH13 “Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này
Chính phủ quy định mức tối đa được trừ đối với khoản đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện quy định tại khoản này.”
Với xu hướng phát triển của kinh tế xã hội, hiện nay xã hội đang hình thành mô hình quỹ đầu tư mới là quỹ hưu trí tự nguyện. Quỹ này góp phần phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội, giảm bớt gánh nặng chi tiêu ngân sách nhà nước. Do đó, bổ sung khoản bảo hiểm thất nghiệp, quỹ hưu trí tự nguyện được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNCN.
6. Về Quyết toán thuế: theo quy đinh tại tiết 1b, khoản 6, Điều 1, Luật số 26/2012/QH13: “1. Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy định như sau: b) Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.”
Để thuận lợi cho người nộp thuế và giảm khối lượng quyết toán không cần thiết cho NNT, Luật sửa đổi, bổ sung đã bỏ quy định “cá nhân phải quyết toán đối với mọi khoản thu nhập theo quy định về quản lý thuế”, cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào NSNN và quyết toán thuế theo quy định của pháp luật. Luật cũng giao cho Chính phủ quy định chi tiết về mức khấu trừ thuế phù hợp với từng loại thu nhập để các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện và quy định cụ thể việc quyết toán thuế đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế.
Có thể nói, Luật sửa đổi lần này sẽ tạo đòn bẩy tài chính để khuyến khích, kích thích người lao động có thêm tích lũy, từ đó lao động sáng tạo và hiệu quả cao hơn; việc giảm thuế qua chính sách nâng mức giảm trừ gia cảnh cho NNT thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Nhà nước đối với người lao động trong điều kiện kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn và giảm bớt các thủ tục hành chính về thuế cho NNT khi thực hiện kê khai, quyết toán thuế TNCN.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Doanh Nghiệp tư nhân có phải nộp thuế TNCN ???

hiễu ra rồi :k5931592:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top