Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

pepsihung

Member
Hội viên mới
Chào Các Bạn,

Mình là thành viên mới, xin đóng góp cho diễn đàn một đề tài về Hạch toán độc lập và Tư cách pháp nhân.

Lâu nay rất nhiều người trong đó có cả một số anh chị em Kế toán đã hiểu sai về tư cách pháp nhân. Thậm chí cả một số cán bộ Thuế cũng hiểu sai về các khái niệm này,và vì vậy họ đưa ra một khái niệm hết sức "trời ơi" không có trong Hệ thống pháp luật Việt Nam: " Tư cách pháp nhân không đầy đủ".

Tại Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2005 có quy định:
"
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập."

Dấu hiệu quan trọng nhất của pháp nhân chính là :
"Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó"

Do vậy chỉ có tổ chức có tư cách pháp nhân mới có thể hạch toán độc lập mà thôi. Rất nhiều người nhầm lẩn cho rằng các chi nhánh của daonh nghiệp có con dấu riêng, có tài khoản riêng, có giám đốc chi nhánh riêng, có kế toán riêng là có thể trở thành đơn vị hạch toán độc lập. Điều này là hết sức sai lầm!

Điều 92.4 Bộ luật dân sự quy định :

"Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.

Điều 37.2 Luật doanh Nghiệp, cũng quy định rõ điều này.

Nhận thức điều này một cách đúng đắn sẽ giúp các bạn làm tốt công tác tổ chức Bộ máy kế toán, ghi chép kế toán và đặc biệt là báo cáo thuế. Mình đả thấy có những văn bản của cơ quan thuế hướng dẩn mâu thuẫn nhau về việc này, vì vậy các bạn hết sức cẩn thận. Rất mong được cùng các bạn trao đổi.
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

Vậy cho 1 mình hỏi 1 cty TNHH được thành lập để làm đại lý độc quyền phân phối 1 sp nào đó cho 1 cty khác thì sao?
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

Đã là công ty TNHH thì bạn có tư cách pháp nhân rồi. (Điều 38.2 Luật doanh nghiệp). Còn bạn quan hệ với công ty khác trong khuôn khổ chức năng của bạn thì Pháp luật không cấm.
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

Chào Các Bạn,

Mình là thành viên mới, xin đóng góp cho diễn đàn một đề tài về Hạch toán độc lập và Tư cách pháp nhân.

Lâu nay rất nhiều người trong đó có cả một số anh chị em Kế toán đã hiểu sai về tư cách pháp nhân. Thậm chí cả một số cán bộ Thuế cũng hiểu sai về các khái niệm này,và vì vậy họ đưa ra một khái niệm hết sức "trời ơi" không có trong Hệ thống pháp luật Việt Nam: " Tư cách pháp nhân không đầy đủ".

Tại Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2005 có quy định:
"
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập."

Dấu hiệu quan trọng nhất của pháp nhân chính là :
"Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó"

Do vậy chỉ có tổ chức có tư cách pháp nhân mới có thể hạch toán độc lập mà thôi. Rất nhiều người nhầm lẩn cho rằng các chi nhánh của daonh nghiệp có con dấu riêng, có tài khoản riêng, có giám đốc chi nhánh riêng, có kế toán riêng là có thể trở thành đơn vị hạch toán độc lập. Điều này là hết sức sai lầm!

Điều 92.4 Bộ luật dân sự quy định :

"Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.

Điều 37.2 Luật doanh Nghiệp, cũng quy định rõ điều này.

Nhận thức điều này một cách đúng đắn sẽ giúp các bạn làm tốt công tác tổ chức Bộ máy kế toán, ghi chép kế toán và đặc biệt là báo cáo thuế. Mình đả thấy có những văn bản của cơ quan thuế hướng dẩn mâu thuẫn nhau về việc này, vì vậy các bạn hết sức cẩn thận. Rất mong được cùng các bạn trao đổi.

---------------
Hôm nay tôi mới đọc được bài viết này, vì vậy xin có 1 số góp ý dù hơi muộn như sau:

- 1. Cái đúng: Các trích dẫn Luật bạn đưa ra đều chính xác, rằng: Chi nhánh,VPĐD ko có tư cách pháp nhân.

- 2. Cái chưa đúng: bạn đánh đồng "Hạch Toán độc lập" với "Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó".

Hạch toán độc lập ở đây chỉ có nghĩa rằng: 1 đơn vị được phép quản lý, sử dụng một khoản tài chính nhất định một cách độc lập (bao gồm việc thu, chi, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước).

Còn lý do được quản lý, sử dụng khoản tài chính này thì có thể thuộc 2 dạng:

- Khoản tài chính này là thuộc sở hữu của đơn vị mình: Đây trọn vẹn là 1 Pháp nhân (có tài sản độc lập)

- Khoản tài chính này là không thuộc sở hữu của đơn vị mình, mà đơn vị mình chỉ được uỷ quyền quản lý, sử dụng: Đây chính là Chi nhánh (không có tài sản độc lập). Quyền thực hiện thu, chi tài chính độc lập này có thể bị Công ty mẹ lấy đi bất cứ khi nào.

Pháp luật đặt ra việc hạch toán độc p là nhằm: tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp lớn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước một cách thuận tiện bằng cách chia nhỏ việc xác định và thực hiện nghĩa vụ thúê ra các bộ phận (chi nhánh) của Doanh nghiệp.

Chính vì thế, thực tế và Luật đều cho phép và thừa nhận Chi nhánh có quyền thực hiện Hạch toán độc lập.

Một vài góp ý.
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

1.Hạch tóan đôc lập là ghi chép sổ sách và thu chi, thực hiện nghĩa vụ tài chính độc lập, cái này có đăng ký khi làm giấy phép.
2. Tư cách pháp nhân: tức là một đơn vị họat động có giấy phép (dù là được ủy quyền)và chịu trách nhiệm được pháp luật công nhận.
- Dù chi nhánh mua bán với bạn, thì chi nhánh phải bồi thường, CN ko hòan thành thì cty chính chịu.
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

---------------
Hôm nay tôi mới đọc được bài viết này, vì vậy xin có 1 số góp ý dù hơi muộn như sau:

- 1. Cái đúng: Các trích dẫn Luật bạn đưa ra đều chính xác, rằng: Chi nhánh,VPĐD ko có tư cách pháp nhân.

- 2. Cái chưa đúng: bạn đánh đồng "Hạch Toán độc lập" với "Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó".

Hạch toán độc lập ở đây chỉ có nghĩa rằng: 1 đơn vị được phép quản lý, sử dụng một khoản tài chính nhất định một cách độc lập (bao gồm việc thu, chi, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước).

Còn lý do được quản lý, sử dụng khoản tài chính này thì có thể thuộc 2 dạng:

- Khoản tài chính này là thuộc sở hữu của đơn vị mình: Đây trọn vẹn là 1 Pháp nhân (có tài sản độc lập)

- Khoản tài chính này là không thuộc sở hữu của đơn vị mình, mà đơn vị mình chỉ được uỷ quyền quản lý, sử dụng: Đây chính là Chi nhánh (không có tài sản độc lập). Quyền thực hiện thu, chi tài chính độc lập này có thể bị Công ty mẹ lấy đi bất cứ khi nào.

Pháp luật đặt ra việc hạch toán độc p là nhằm: tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp lớn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước một cách thuận tiện bằng cách chia nhỏ việc xác định và thực hiện nghĩa vụ thúê ra các bộ phận (chi nhánh) của Doanh nghiệp.

Chính vì thế, thực tế và Luật đều cho phép và thừa nhận Chi nhánh có quyền thực hiện Hạch toán độc lập.

Một vài góp ý.

Theo bạn:
Hạch toán độc lập ở đây chỉ có nghĩa rằng: 1 đơn vị được phép quản lý, sử dụng một khoản tài chính nhất định một cách độc lập (bao gồm việc thu, chi, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước).
Theo tôi bản chất Chi nhánh sinh ra đã phụ thuộc rồi thì làm sao độc lập được. Điều này không chỉ về ý nghĩa pháp lý mà còn cả về mặt kinh tế. Nếu bạn hạch toán độc lập thì khoản lỗ bạn sẽ ghi vào đâu? Bạn có "nguồn" đâu mà ghi "giảm". Nghĩa vụ của chi nhánh chính là của Công ty ( Điều này về phương diện pháp lý, miễn bàn). Nếu chi nhánh không đủ tiền trả nợ thuế thì ai sẽ phải trả? Công ty trả? Vậy thì độc lập ở chỗ nào!

Về phương diện pháp lý tôi cho rằng việc cho chi nhánh có khả năng hạch toán độc lập còn nhiều điểm bất cập và không phản ánh đúng bản chất độc lập của nó. Không thể độc lập về nghĩa vụ thuế khi còn rất nhiều ràng buộc về bản chất của chủ thể.
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

độc lập: ở đây ko phải là độc lập hòan tòan.
Mình ví dụ một cty mình đã làm qua:
Trụ sở cty chính ở TPHCM, cty có 3 chi nhánh ở Vũng tàu, đà năng, cần thơ.
- Cty chính Xuất hóa đơn bán hàng cho CN, CN có hóa đơn riêng, con dấu tròn riêng, và bán hàng đi.
- CN hạch tóan thuế gtgt riêng và nộp BC thuế tại tỉnh đó.
- cty chính HT tóan bộ DT, CP và nộp thuế TNDN cho CN.
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

độc lập: ở đây ko phải là độc lập hòan tòan.
Mình ví dụ một cty mình đã làm qua:
Trụ sở cty chính ở TPHCM, cty có 3 chi nhánh ở Vũng tàu, đà năng, cần thơ.
- Cty chính Xuất hóa đơn bán hàng cho CN, CN có hóa đơn riêng, con dấu tròn riêng, và bán hàng đi.
- CN hạch tóan thuế gtgt riêng và nộp BC thuế tại tỉnh đó.
- cty chính HT tóan bộ DT, CP và nộp thuế TNDN cho CN.

Bạn nói đúng về mặt thực tế và có cả văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn về phần này nữa. Tuy nhiên ở đây mình chỉ trao đổi về mặt lý luận pháp lý. Bộ Tài chính cũng có văn bản đề cập đến khái niệm "Tư cách pháp nhân không đầy đủ" mà theo bạn là "không phải độc lập hoàn toàn". Đây là một khái niệm không tồn tại trong Luật của Việt Nam, hay nói khác đi là "một khái niệm trời ơi !" "nửa mùa". Có hoặc không có. Đúng hoặc không đúng, chứ làm gì có chuyện không đầy đủ. Không đầy đủ 10% hay không đầy đủ 99% !!!!!! Mà nếu không đầy đủ thì giải quyết cái gì!

Rất nhiều người nghĩ có con dấu là có tư cách pháp nhân. Đây là sai lầm to bạn nhé. Doanh nghiệp tư nhân có con dấu to đùng nhưng có tư cách pháp nhân đâu!
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

Pác pepsi hiểu rõ về luật, vậy cho mình hỏi tại sao công ty hợp danh lại có tư cách pháp nhân theo luật doanh nghiệp. Mà bác thì nói rằng: "Dấu hiệu quan trọng nhất của pháp nhân chính là :Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó"
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

Pác pepsi hiểu rõ về luật, vậy cho mình hỏi tại sao công ty hợp danh lại có tư cách pháp nhân theo luật doanh nghiệp. Mà bác thì nói rằng: "Dấu hiệu quan trọng nhất của pháp nhân chính là :Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó"

Hiện nay các Chuyên gia luật vẫn còn nhiều tranh cãi về việc Luật DN 2005 quy định Công ty luật Hợp danh có tư cách pháp nhân. Theo thông lệ quốc tế thì Công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân. Luật DN 1999 không quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Điều này mới chỉ quy định tại Luật DN 2005. Theo ý kiến cá nhân tôi, có lẽ các nhà làm luật VN nhìn tư cách pháp nhân của công ty luật hợp danh dưới góc nhìn của những thành viên góp ( chịu trách nhiệm hữu hạn về vốn góp), còn những thành viên hợp danh (chịu trách nhiêm vô hạn về nghĩa vụ công ty, tương tự Doanh NghiệpTư Nhân và DNTN thì không có tư cách pháp nhân).

Học thuyết pháp nhân đã có từ lâu đời và có nơi còn gọi là học thuyết sung dụng xuất phát từ Đức. Học thuyết pháp nhân đã góp phần làm thay đổi nền kinh tế toàn cầu một cách vô cùng to lớn. Điểm chính của học thuyết này chính là giới hạn trách nhiệm của doanh nhân (tách tài sản cá nhân ra khỏi tài sản của chủ thể kinh doanh).Nhờ học thuyết này mà các doanh nhân (ngày xa xưa là các thương thuyền) mạnh dạn bỏ vốn ra kinh doanh mà không sợ bị rủi ro nhiều (Đã giới hạn tài sản rồi), điều đó đã thúc đẩy kinh tế phát triển. Khái niệm pháp nhân đã ra đời với những lý do cơ bản như vậy. Bạn có thể tìm đọc điều này từ các sách viết về kinh tế. Chính vì vậy Dấu hiệu quan trọng nhất của pháp nhân chính là :Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Điều này phù hợp với Bộ luật DS được xem là luật mẹ.
Lịch sử phát triển các học thuyết về kinh tế cho rằng Công ty hợp danh là công ty đối nhân ( TN vô hạn) chứ không phải là đối vốn (TN hữu hạn).
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

Bạn nói đúng về mặt thực tế và có cả văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn về phần này nữa. Tuy nhiên ở đây mình chỉ trao đổi về mặt lý luận pháp lý. Bộ Tài chính cũng có văn bản đề cập đến khái niệm "Tư cách pháp nhân không đầy đủ" mà theo bạn là "không phải độc lập hoàn toàn". Đây là một khái niệm không tồn tại trong Luật của Việt Nam, hay nói khác đi là "một khái niệm trời ơi !" "nửa mùa". Có hoặc không có. Đúng hoặc không đúng, chứ làm gì có chuyện không đầy đủ. Không đầy đủ 10% hay không đầy đủ 99% !!!!!! Mà nếu không đầy đủ thì giải quyết cái gì!

Rất nhiều người nghĩ có con dấu là có tư cách pháp nhân. Đây là sai lầm to bạn nhé. Doanh nghiệp tư nhân có con dấu to đùng nhưng có tư cách pháp nhân đâu!

...Theo heo nghĩ, 1 đơn vị kinh tế ....có con dấu tròn thì đã có tư cách pháp nhân rồi . Vì sao bác Hùng lại nói là ko có tư cách pháp nhân? Đối với DNTN, khi bán hàng họ cũng xuất hóa đơn và đóng mộc tròn.....Nếu ko có tư cách pháp nhân, thì cơ quan thuế có công nhận hóa đơn do DNTN đó xuất có hợp pháp không?
hông bít heo nghĩ vậy có đúng hông nữa, bác Hùng giải thích thêm cho con hiểu với. Thanks bác
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

Nói như vậy, bộ luật dân sự là luật mẹ thì luật doanh nghiệp là luật đặc thù và vẫn p áp dụng theo luật doanh nghiệp đối với vấn đề tư cách pháp nhân của cty hợp danh phải ko bác pepsi? Như thế, với luật ở Việt Nam, dấu hiệu quan trọng của của pháp nhân đã bị coi nhẹ.
Dù sao cũng cám ơn bác về thông tin của bác.
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

Nói như vậy, bộ luật dân sự là luật mẹ thì luật doanh nghiệp là luật đặc thù và vẫn p áp dụng theo luật doanh nghiệp đối với vấn đề tư cách pháp nhân của cty hợp danh phải ko bác pepsi? Như thế, với luật ở Việt Nam, dấu hiệu quan trọng của của pháp nhân đã bị coi nhẹ.
Dù sao cũng cám ơn bác về thông tin của bác.

Về nguyên tắc luật mẹ quy định những nền móng lý luận để xây dựng các luật có liên quan nhằm phục vụ cho hoạt động sinh hoạt , giao dịch hằng ngày. Khi xây dựng luật khác có liên quan thì cần phải tôn trọng nguyên tắc này và không để xảy ra mâu thuẫn. Đây là một hạn chế trong việc xây dựng luật pháp ở nước ta. Bạn có thể thấy hạn chế na2y cũng có ở một số luật khác như đất đai, nhà cửa, khiếu nại tố cáo..... Bạn có thể xem lại quy định về hợp danh ở luật DN, củng thấy quy định là thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn. Chỉ hữu hạn đối với thành viên góp vốn.
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

Về nguyên tắc luật mẹ quy định những nền móng lý luận để xây dựng các luật có liên quan nhằm phục vụ cho hoạt động sinh hoạt , giao dịch hằng ngày. Khi xây dựng luật khác có liên quan thì cần phải tôn trọng nguyên tắc này và không để xảy ra mâu thuẫn. Đây là một hạn chế trong việc xây dựng luật pháp ở nước ta. Bạn có thể thấy hạn chế na2y cũng có ở một số luật khác như đất đai, nhà cửa, khiếu nại tố cáo.....

Khái niệm luật mẹ - luật con lần đầu tiên tôi nghe nói.
Theo tôi hiểu thì tất cả các bộ Luật đều là do Quốc Hội ban hành, tức là ngang cấp nhau cả.
Chỉ có điều khác nhau: một số Luật quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ người dân, một số Luật khác thì chỉ ảnh hưởng đến 1 vài bộ phận dân chúng...

Bạn có thể xem lại quy định về hợp danh ở luật DN, củng thấy quy định là thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn. Chỉ hữu hạn đối với thành viên góp vốn.

Như vậy cty hợp danh không có tư cách pháp nhân.
DNTN cũng thế.
Tôi nghĩ chuyện này ai cũng đã học rồi mà. Sao nay còn có người thắc mắc.
Nếu rảnh thì đề nghị Pepsi Hùng viết vài bài đầy đủ cho anh em ôn lại nhé. (Có dàn bài đầy đủ cho anh em dễ nhớ nhé).
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

Như vậy cty hợp danh không có tư cách pháp nhân.
DNTN cũng thế.
Tôi nghĩ chuyện này ai cũng đã học rồi mà. Sao nay còn có người thắc mắc.
Nếu rảnh thì đề nghị Pepsi Hùng viết vài bài đầy đủ cho anh em ôn lại nhé. (Có dàn bài đầy đủ cho anh em dễ nhớ nhé).

Nhưng em lại được học theo Luật Doanh nghiệp thì cty hợp danh có tư cách pháp nhân ạ.
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

Nhưng em lại được học theo Luật Doanh nghiệp thì cty hợp danh có tư cách pháp nhân ạ.

Bac mượn tên người nói cũng đúng vì Bác ấy đã học điều này lâu rồi và điều này phù hợp với thông lệ quốc tế như mình đã trình bày ở trên. Trước khi Luật DN 2005 ra đời , công ty hợp danh được quy định là không có tư cách pháp nhân ( Luật doanh nghiệp 1999, Luật công ty...).

Theo mình thì các bạn cần hiểu kỹ : - Tư cách pháp nhân là gì?
- Điều kiện để thành lập tư cách pháp nhân?
- Tư cách pháp nhân để làm gì ?

Rất nhiều người nhầm lẫn với tư cách pháp nhân và tư cách pháp lý chủa chủ thể. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nhưng giao dịch họ xác lập của họ còn giá trị nhiều hơn pháp nhân vì họ phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ họ xác lập ( Pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn). Các bạn vui lòng xem lại bài viết của mình trong top pic này.
 
Ðề: Tư cách pháp nhân and Hạch toán độc lập

Khái niệm luật mẹ - luật con lần đầu tiên tôi nghe nói.
Theo tôi hiểu thì tất cả các bộ Luật đều là do Quốc Hội ban hành, tức là ngang cấp nhau cả.
Chỉ có điều khác nhau: một số Luật quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ người dân, một số Luật khác thì chỉ ảnh hưởng đến 1 vài bộ phận dân chúng...Bác có thể thấy tinh thần điều này trong phần mở đầu của các luật như luật Thương mại, Luật đất đai....với đại ý: Nếu các vấn đề trong luật này chưa hoặc không điều chỉnh thì áp dụng Luật Dân sự. Nếu bạn học chuyên ngành luật thì có thể nghe các giảng viên trình bày như vậy



Như vậy cty hợp danh không có tư cách pháp nhân. ( Trước đây thì đúng , nhưng Luật DN 2005 lại quy định là có tư cách pháp nhân. Lý do tại sao, thì mình đã trình bày ở trên. Công ty hợp danh có 2 loại thành viên: Thành viên hợp danh ( chịu trách nhiệm vô hạn), thành viên góp vốn ( chịu trách nhiệm hữu hạn). Nhà làm luật cho công ty hợp danh tư cách pháp nhân vì nhìn dưới góc độ thành viên góp vốn.
DNTN cũng thế.
Tôi nghĩ chuyện này ai cũng đã học rồi mà. Sao nay còn có người thắc mắc.
Nếu rảnh thì đề nghị Pepsi Hùng viết vài bài đầy đủ cho anh em ôn lại nhé. (Có dàn bài đầy đủ cho anh em dễ nhớ nhé).

Vâng, khi nài rảnh thôi sẽ sưu tầm thêm tài liệu cho anh em.
 
Cái vấn đề này mọi người thảo luận lâu rồi ko biết còn ai quan tâm không cho em hỏi ngu tý với.
Nếu DNTN ko hạch toán tài chính độc lập thì theo Luật đấu thầu số 43 thì DNTN ko được phép đấu thầu à?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top