Nghệ thuật hay khoa học khi làm bài thi trắc nghiệm có trừ điểm

hanhks

Member
Hội viên mới
Trải qua nhiều kỳ thi, kiểu thi trắc nghiệm chắc cũng không xa lạ gì với sinh viên chúng ta. Nếu bài thi trắc nghiệm không trừ điểm không ai dại dột gì mà không tích vào cho hết, nhưng với bài trắc nghiệm có trừ điểm chắc chắn tim đập, chân run khi đưa ra phương án trả lời. Trong những trường hợp như vậy chúng ta sẽ làm như thế nào đây. Ở đây cuchuoi xin đưa ra ý tưởng của mình như sau:

(Giả sử câu hỏi có 4 đáp án và cần lựa chọn đáp án đúng nhất, trả lời đúng cộng 2 điểm, sai trừ 1 điểm)

1. Trường hợp 1: Bạn không chắc chắn phương án nào trong 4 phương án trả lời
Xác suất bạn chọn đúng là 0.25. Kỳ vọng của chúng ta bằng 0.25*2+0.75*(-1) = -0.25. Kỳ vọng âm vậy tốt nhất sẽ bỏ qua không chọn câu này có lợi hơn.

2. Trường hợp 2: Bạn loại ra được 1 đáp án và còn phân vân 1 trong 3 đáp án
Xác suất chọn đúng là 0.33 và kỳ vọng bằng 0.33*2+0.67*(-1) = 0.01. Gần như bằng 0. Trường hợp này chọn hay không là tùy bạn.

3. Trường hợp 3: Bạn còn phân vân 2 phương án
Xác suất chọn đúng là 0.5 và kỳ vọng sẽ là 0.5*2+0.5*(-1) = 0.5 Kết quả lớn hơn 0. Vậy trường hợp này nên chọn dù không chắc chắn cái nào đúng.

4. Trường hợp 4: Bạn chắc chắn phương án đúng nhất
Còn chờ đợi gì nữa mà không lựa chọn để còn làm câu khác.
 
Ðề: Nghệ thuật hay khoa học khi làm bài thi trắc nghiệm có trừ điểm

Vừa phi nghệ thuật lại vừa phản khoa học.

Vẫn chấm điểm như mấy chục năm nay cả thế giới vẫn làm.
Quan trọng là mức độ khó dễ của kiến thức trong câu hỏi chứ không phải hên xui.
Người ta đã chứng minh rằng xác suất người đánh dấu trả lời ngẫu nhiên mà đạt 50% điểm là vô cùng thấp, khó hơn trúng số độc đắc nữa.
 
Ðề: Nghệ thuật hay khoa học khi làm bài thi trắc nghiệm có trừ điểm

Hehe, thế thì cứ lấy kỳ thi đại học làm ví dụ. Thí sinh chỉ cần học hai môn lấy khoảng 17 - 18 điểm rồi còn môn thứ 3 không cần biết có biết gì hay không phết bừa cũng được 3, 4 điểm thế là đủ điểm đỗ. Mà thông tin trên lấy ở nghiên cứu nào vậy nhỉ?
 
Ðề: Nghệ thuật hay khoa học khi làm bài thi trắc nghiệm có trừ điểm

Hehe, thế thì cứ lấy kỳ thi đại học làm ví dụ. Thí sinh chỉ cần học hai môn lấy khoảng 17 - 18 điểm rồi còn môn thứ 3 không cần biết có biết gì hay không phết bừa cũng được 3, 4 điểm thế là đủ điểm đỗ.

2 môn mà 18 điểm thì quá giỏi rồi. Đậu là hợp lý.
Nhiều người thích người có điểm mạnh, điểm yếu hơn là người cứ bình bình.

Mà thông tin trên lấy ở nghiên cứu nào vậy nhỉ?

Cứ tính xác suất ra thì thấy. Với đề có khoảng 20 câu.
 
Ðề: Nghệ thuật hay khoa học khi làm bài thi trắc nghiệm có trừ điểm

Hehe, thế thì cứ lấy kỳ thi đại học làm ví dụ. Thí sinh chỉ cần học hai môn lấy khoảng 17 - 18 điểm rồi còn môn thứ 3 không cần biết có biết gì hay không phết bừa cũng được 3, 4 điểm thế là đủ điểm đỗ. Mà thông tin trên lấy ở nghiên cứu nào vậy nhỉ?

Không biết gì mà phết bừa được 3 - 4 điểm gọi là may mắn chứ không thể lấy con số đó làm con số chung được.
Trong trường hợp không biết gì cứ chọn 1 đáp án A chẳng hạn, cao lắm cũng chỉ được 2,5 điểm thôi.
Các trường hợp bạn phân tích ở trên kia vẫn chưa đủ:
- Trường hợp loại được 1 đáp án nhưng loại nhầm đáp án đúng :tucao:
- Trường hợp loại được 2 đáp án nhưng trong đó lại có 1 đáp án đúng :danhtrong:
- Trường hợp loại được 3 đáp án nhưng đáp án cuối cùng vẫn chưa chắc chắn đúng! :k6175436:
Lý do: Việc lựa chọn đáp án là do ý chủ quan của người làm bài trắc nghiệm đó.
Kết luận: Muốn làm bài tốt thì phải học bài thôi chứ còn gì nữa :taptheduc:
 
Ðề: Nghệ thuật hay khoa học khi làm bài thi trắc nghiệm có trừ điểm

Vậy trong kỳ thi gặp phải những trường hợp như trên, anh(chị) sẽ bỏ không làm câu đó?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top