Dành cho người lao động

mèo cưng

Gió bay về trời...
Thành viên BQT
Hội viên mới
Phần 1 ĐỐI THOẠI XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
Phần 2 THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ , THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Phần 3 NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
Phần 4 NHỮNG KIẾN THỨC VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Phần 5 NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Phần 6 NHỮNG KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC
Phần 7 KỸ NĂNG SỐNG

Phần 8 SỨC KHOẺ - TÀI SẢN QUÍ NHẤT CỦA CON NGƯỜI
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Dành cho người lao động



Phần 1 ĐỐI THOẠI XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG




Đối thoại xã hội là gì?

Theo định nghĩa của ILO tổ chức Lao động quốc tế thì Đối thoại xã hội vừa là phương tiện vừa là mục đích, gồm tất vả các hình thức thương lượng, tư vấn, tham vấn hoặc chỉ đơn thuần là trao đổi thông tin giữa hoặc trong các đại diện chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động các vấn đề về quyền lợi chung liên quan đến các chính sách kinh tế, xã hội

Mục đích của đối thoại xã hội


  • Ngăn ngừa tranh chấp lao động và đình công
  • Nâng cao chất lượng và năng xuất lao động
  • Giảm tình trạng công nhân vắng mặt không có lý do chính đáng và giảm tốc độ thay thế công nhân
  • Xây dựng môi trường làm việc an toàn hơn
  • Tămg mức độ hài lòng với công việc

Một số hình thức đối thoại xã hội tại nơi làm việc


  • Họp giữa quản đốc với công nhân
  • Hòm thư góp ý
  • Gặp gỡ định kỳ giữa đại diện công đoàn và ban giám đốc
  • Họp giải quyết bất bình, giải quyết khiếu nại trong nội bộ
  • Đại hội CNVC/ Hội nghị người lao động
  • Thương lượng tập thể

Quy trình thực hiện đối thoại xã hội

Đàm phán
Đàm phán là một phần không thể thiếu của đối thoại. Thỏa ước tập thể là cách thức đàm phán dẫn đến 1 thỏa thuận ở tất cả các cấp, đặc biệt là ở doanh nghiệp.

Tham vấn
Tham vấn giúp cho các bên hiểu quan điểm của nhau. Phương thức tham vấn có sự tham gia, tôn trọng và lắng nghe tiếng nói sẽ giúp xây dựng quan điểm chung để đến được thỏa ước.


Chia sẻ thông tin
Đây là một trong những yếu tố cơ bản nhất của đối thoại hiệu quả. Chia sẻ thông tin không hẳn phải là thảo luận hoặc là quyết định của một vấn đề. Đây là quá trình cần thiết để các bên có thể ra quyết định.




Lợi ích các bên trong việc thực hiện tốt quan hệ lao động

1.Người sử dụng lao động:
Ø Củng cố quan hệ lao động tốt hơn qua ký kết hợp đồng lao động
Ø Giảm rủi ro cho người lao động khi mua bảo hiểm cho người lao động
Ø Ổn định nguồn lao động và sự tận tâm của người lao động
Ø Giảm tai nạn lao động qua việc hướng dẫn tốt an toàn và vệ sinh lao động
2.Người lao động:

Ø Yên tâm làm việc
Ø Có sức khỏe làm việc
Ø Có sự đảm bảo tốt hơn về công ăn việc làm, giảm thiểu rủi ro trong lao động
Ø Có điều kiện nâng cao tay nghề và thăng tiến
3.Chính phủ:

Ø Kinh tế phát triển, Xã hội văn minh
Ø Ngân sách quốc gia tăng từ thuế
Ø Ổn định quan hệ lao động – xã hội
Ø Giảm thiểu tác động tiêu cực của toàn cầu hóa

.Công đoàn có vai trò điều hoà lợi ích các bên

Ø Thương lượng về chính sách xã hội, thị trường lao động, quan hệ lao động-xã hội
Ø Thúc đẩy cơ chế đối thoại trên cơ sở bình đẳng
Ø Đàm phán và ký kết thỏa ước lao động tập thể

Lời khuyên: đối thoại là nền tảng để cải thiện các mối quan hệ lao động và điều kiện lao động; đối thoại mamg lại lợi ích cho tất cả các đối tác xã hội đặc biệt là người lao động và người sử dụng lao động vì vậy bạn cần biết.


Phần 2 THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ , THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ



I. Thương lượng tập thể
Thương lượng tập thể là hình thức đối thoại cao và đặc biệt giữa người lao động và người sử dụng lao động, là sự đàm phán, trao đổi hoặc mặc cả để nhằm đạt được một thoả thuận về một hợp đồng, về một hoặc một số vấn đề mà cả hai bên đều quan tâm.

Đặc điểm , ý nghĩa của thương lượng tập thể :
  • Thương lượng tập thể là một quá trình tự nguyện trong đó hai bên có thể tự do nêu và giải thích những vấn đề mà họ quan tâm
  • Các bên có quyền đưa ra quyết định dựa trên nguyên tắc đồng thuận và không bị ảnh hưởng của sự can thiệp từ bên ngoài.
  • Là cam kết chính thức được hai bên thông qua nhằm qui định các nghĩa vụ của hai bên
  • Khi đã được ký kết sẽ có hiệu lực pháp lý và trở thành nền tảng của quan hệ lao động
Lợi ích của thương lượng tập thể :
  • Tạo cơ hội giải quyết tranh chấp lao động thông qua thảo luận chứ không phải đối đầu
  • Chính thức hoá các thoả thuận và cách thức giải quyết vấn đề đã được các bên thống nhất
  • Giúp xây dựng lòng tin gữa người lao động và người sử dụng lao động
  • Người lao động được khích lệ hơn vì họ được tham gia bày tỏ/ đề đạt nguyện vọng

II.Thỏa ước lao động tập thể
Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng :
· Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
· Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị xã hội.
· Hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
· Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngoài công lập theo Nghị định só 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ.
· Các cơ quan, tổ chức Quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động hợp đồng là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
2. Các nguyên tắc ký kết
· Thỏa ước tập thể do đại diện của tập thể lao động và người sử dụng lao động thương lượng và ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai.
· Nội dung của thỏa ước tập thể không được trái với các quy định của pháp luật lao động và pháp luật khác.
· Nhà nước khuyến khích việc ký kết thỏa ước tập thể với những quy định có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động.
3.Nội dung chủ yếu của thỏa ước tập thể gồm những cam kết về:
· Việc làm và bảo dảm việc làm: các biện pháp bảo đảm việc làm; loại hợp đồng đối với từng loại lao động; các trường hợp chấm dứt hợp động lao động; các chế dộ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp tạm ngừng việc, …;
· Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi: các quy định về độ dài thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; bố trí ca kíp; thời giờ nghỉ giải lao đối với từng loại nghề; ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ; chế độ nghỉ hàng năm; nghỉ về việc riêng; nguyên tắc và các trường hợp huy động làm thêm giờ;
· Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương: Tiền lương tối thiểu; thang bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp; nguyên tắc trả lương; nguyên tắc xây dựng và điều chỉnh đơn giá tiền lương; nguyên tắc và điều kiện nâng bậc lương; thanh toán tiền nghỉ hàng năm, tiền tàu, xe; tiền lương trả cho làm thêm giờ; tiền thưởng;
· Định mức lao động: các nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức; loại định mức áp dụng cho các loại lao động; các định mức trung bình tiên tiến được áp dụng trong doanh nghiệp; nguyên tắc khoán tổng hợp cả lao động và vật tư;
· An toàn lao động, vệ sinh lao động: các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; tiêu chuẩn và việc cung cấp phương tiện phòng hộ lao động; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
· Bảo hiểm xã hội: quy định về trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đóng góp, thu nộp, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội.
· Ngoài các nội dung trên, các bên có thể đưa vào thỏa ước những thỏa thuận khác như: chế độ ăn giữa ca, phúc lợi tập thể, trợ cấp hiếu, hỷ, việc giải quyết tranh chấp lao động,
4. Đại diện thương lượng và ký kết
Đại diện thương lượng thỏa ước tập thể của hai bên:
· Bên tập thể lao động là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời;
· Bên sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo điều lệ tổ chức doanh nghiệp hoặc có giấy ủy quyền của Giám đốc doanh nghiệp.
· Số lượng đại diện thương lượng thỏa ước tập thể của các bên do hai bên thỏa thuận.
· Mỗi bên có quyền yêu cầu thương lượng, ký kết thỏa ước tập thể. Bên nhận yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và thỏa thuận thời gian bắt đầu thương lượng chậm nhất 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Đại diện ký kết thỏa ước tập thể của hai bên bao gồm:
· Bên tập thể lao động là Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người có giấy ủy quyền của Ban chấp hành công đoàn.
· Bên sử dụng lao động là Giám độc doanh nghiệp hoặc người có giấy ủy quyền của Giám đốc doanh nghiệp.
Lời khuyên:Cần duy trì niềm tin và các giá trị thỏa ước giữa các bên trong quá trình đàm phán, hãy lắng nghe kỹ càng các vấn đề, tìm hiểu lợi ích và động cơ của hai bên khi tham gia đối thoaị. Hãy tạo ra sự đồng thuận sau mỗi bước đối thoại


 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top