Công chứng tư: Niềm nở nhưng còn bỡ ngỡ

xuongrongdat

Yêu tất cả mọi người
Hội viên mới
Công chứng tư: Niềm nở nhưng còn bỡ ngỡ



ImageView.aspx

Nhiều người dân đến văn phòng công chứng Ba Đình (3C Láng Hạ, Hà Nội) để công chứng giấy tờ (ảnh chụp chiều 28-7) - Ảnh: Việt Dũng

Nhiều người thoáng chút ngỡ ngàng khi được phục vụ như "thượng đế” ở các văn phòng công chứng tư. Không còn cảnh chầu chực, chen lấn mà là tiếp đón nhiệt tình, chu đáo. Thế nhưng có lẽ vì còn quá mới nên vẫn còn nhiều điều chưa suôn sẻ, thông suốt.




Ngày 28-7, nhiều văn phòng công chứng (VPCC, tạm gọi là công chứng tư) tại Hà Nội đã mở cửa. Hàng loạt "chiêu thức" như trông xe, phục vụ đồ uống miễn phí, tư vấn nhiệt tình, tiếp đón niềm nở... được tung ra thu hút khách hàng.
Điều mong mỏi nhất của các văn phòng là sớm có một "sân chơi" tương đồng với các phòng công chứng nhà nước.
Tại VPCC Ba Đình (3C Láng Hạ) gắn hẳn khẩu hiệu "Chúng ta là một" ngay tại bảng hiệu phòng đón tiếp khách hàng. Theo lý giải của ông Đào Anh Dũng - trưởng VPCC Ba Đình: "Thông qua đó, chúng tôi luôn nhắc nhở đội ngũ của mình cũng như muốn gửi tới khách hàng rằng văn phòng luôn thực hiện công việc của khách hàng như chính công việc của mình...".

Khách hàng hài lòng

VPCC Thăng Long tọa lạc trên đường Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng), sát ngay góc hồ Thiền Quang khá hoành tráng với băngrôn khai trương, lẵng hoa xếp đỏ rực một góc phố. Vừa đỗ chiếc xe trước cửa, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hoa (quận Tây Hồ) đã được nhân viên bảo vệ ra tận nơi đón tiếp, dắt xe. Tiếp đó, một nữ nhân viên niềm nở dẫn họ vào căn phòng có điều hòa và ngồi chờ trên những chiếc ghế bọc đệm, với nước lọc hoặc trà miễn phí. Chỉ mấy giây sau, một nhân viên nam của văn phòng ra tiếp đón, hướng dẫn họ làm thủ tục.
"Đi công chứng mà được tiếp đón cứ như đi ăn ở trong nhà hàng ấy. Chưa bao giờ tôi đi công chứng lại được phục vụ một cách chu đáo đến vậy" - chị Hoa nói. Chị cho biết vợ chồng chị đến đây để công chứng hợp đồng tặng, cho quyền sử dụng đất. Họ từng đến các phòng công chứng nhà nước nhưng do thiếu giấy tờ, lại phải xếp hàng, chờ đợi rất cực nên không làm nữa.
Cùng đến với vợ chồng chị Hoa, chị Lê Thị Liên (quận Hoàng Mai) nói đến để nhận giấy tờ đã công chứng xong. Chị công chứng hợp đồng mua bán nhà hôm thứ bảy tuần trước, do chủ nhật văn phòng này nghỉ nên hôm nay đến lấy. "Tôi thấy công chứng ở đây tiện lợi và thoải mái lắm. Trước kia chưa có công chứng tư, đi công chứng mấy cái bản sao thôi tôi cũng phải chờ đợi cả buổi, thậm chí phải nhờ "cò” mới xong việc" - chị Liên nói.
Tại hầu hết VPCC mới mở ở Hà Nội, khách hàng đến tìm hiểu, công chứng giấy tờ đều đánh giá cao cách tiếp đón, phục vụ cũng như thái độ làm việc của các nhân viên văn phòng. Nhiều người cho rằng họ thật sự đã được hưởng lợi từ loại hình dịch vụ công này.

Người dân còn e dè


ImageView.aspx

Mới khai trương vài ngày nhưng các văn phòng công chứng tư có khá đông người dân đến công chứng giấy tờ (ảnh chụp chiều 28-7 tại văn phòng công chứng Thăng Long, Hà Nội) - Ảnh: Việt Dũng.

Mặc dù đã có nhiều cải trong cách tiếp đón, thái độ phục vụ nhưng vẫn còn nhiều người e dè với công chứng tư, bởi tâm lý "của nhà nước bao giờ cũng tốt hơn, đảm bảo hơn". Gặp chúng tôi tại VPCC Hà Nội (A38 Hoàng Ngân), anh Nguyễn Văn Khuê (đường Trương Định, quận Hai Bà Trưng) cho biết anh đến hỏi công chứng hợp đồng mua bán đất nhưng khá lo lắng vì không biết sau này nộp hợp đồng lên văn phòng nhà đất (thuộc Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội) người ta có chấp nhận không. Ông Đào Anh Dũng - trưởng VPCC Ba Đình - nói: "Chính tôi đã tiếp nhiều trường hợp người dân thắc mắc như vậy. Họ lo ngại về việc giấy tờ do chúng tôi chứng thực có đảm bảo giá trị pháp lý hay không. Chúng tôi phải thuyết phục cặn kẽ mới đả thông được khách hàng". Ông Dũng cho hay hiện ngoài việc giải thích cho người dân hiểu thì chưa có cách nào khác để giải quyết vấn đề lo ngại của người dân khi đến với loại hình dịch vụ tại các VPCC tư.
Cùng quan điểm trên với ông Dũng, ông Phạm Quang Hưng - trưởng VPCC Việt (219 Nguyễn Ngọc Vũ) - nói: "Trong hàng chục hợp đồng chúng tôi đã công chứng, phần lớn khách hàng đều là cán bộ hoặc công chức có nhận thức cao về pháp luật, còn người dân bình thường vẫn chưa có bao nhiêu". Theo ông Hưng, để thay đổi nhận thức của người dân về công chứng tư, cơ quan quản lý cần vào cuộc, phổ biến cho người dân hiểu công chứng tư và công chứng công là bình đẳng như nhau, chịu trách nhiệm như nhau trên phương diện pháp luật.

Cần "sân chơi" bình đẳng

Ông Trần Công Trực, trưởng VPCC Thăng Long (54 Trần Nhân Tông), tỏ ra lạc quan hơn: "Chúng tôi đã lường trước được việc người dân còn ngại với loại hình dịch vụ công chứng mới này. Tôi nghĩ tâm lý đó có chuyển biến hay không là do chính mình, do cách mình làm có thuyết phục được khách hàng hay không".
Ông Trực cho hay điều lo lắng nhất khi bắt tay vào làm công chứng tư chính là cơ chế cho công chứng tư hoạt động, cũng như việc chia sẻ thông tin. Cùng nỗi lo này, ông Phạm Quang Hưng cho biết đến thời điểm hiện tại công chứng tư vẫn chưa được hưởng cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ quan nhà nước. Chẳng hạn như các VPCC tư chưa thể biết tháng vừa rồi quận này, huyện này có bao nhiêu mảnh đất, căn nhà bị kê biên hoặc cấm chuyển dịch...
"Nếu chúng tôi công chứng cho những giấy tờ đó thì rủi ro sẽ rất lớn" - ông Hưng nói. Theo ông, ngoài vấn đề này, công chứng tư đang "khát" cơ chế dành cho các nhân viên của văn phòng đi xác minh tại các cơ quan, phải được chính quyền địa phương tạo điều kiện, chứ không phải mang tâm lý "xin xỏ” như hiện nay.
Nhiều VPCC tư cho biết hiện họ vẫn phải dựa vào quan hệ riêng để lấy những thông tin hằng tháng về việc kê biên, cấm chuyển dịch tài sản, bất động sản... Một trưởng VPCC tại Hà Nội bày tỏ: "Các phòng công chứng của Nhà nước được bao cấp về ngân sách, mua sắm trang thiết bị bằng ngân sách, thậm chí trụ sở cũng được cấp..., còn các VPCC thì phải tự chủ về mọi mặt. Nếu không có cơ chế bình đẳng cho công chứng tư thì khác gì đẻ ra mà không nuôi...".
Ông Phạm Thanh Cao - trưởng phòng bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp Hà Nội - nói trong đề án phát triển các VPCC tại Hà Nội, Sở Tư pháp đã tính đến những giải pháp cho vấn đề này. Về lâu dài, sở sẽ thúc đẩy và hỗ trợ cho sự ra đời của hiệp hội công chứng, xúc tiến việc nối mạng công chứng nội bộ. Trước mắt, Sở Tư pháp Hà Nội sẽ tổ chức lớp tập huấn cho các VPCC, mời công chứng nhà nước chia sẻ, giúp đỡ các VPCC mới mở.

Cần Thơ: hết lòng phục vụ "thượng đế”
Chiều 28-7, có hơn chục người dân chờ tại VPCC 24h - VPCC tư duy nhất của TP Cần Thơ nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ (phường An Hòa, quận Ninh Kiều). Cầm trên tay hợp đồng mua bán xe máy vừa mới công chứng xong, ông Trần Duy Nhân (phường An Hòa, quận Ninh Kiều) phấn khởi cho biết: "Chỉ trong vòng 15 phút hợp đồng của tôi đã làm xong". Ông Nhân nói trước đây thường ra Phòng công chứng số 1 (Sở Tư pháp Cần Thơ) nhưng phải chờ đợi rồng rắn rất lâu mới đến lượt.
Tai đây, ông Nguyễn Thanh Tùng đến để công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Ông Tùng nói: "Trước khi đi tôi đã điện thoại hỏi loại hợp đồng như vậy cần những giấy tờ gì. Vì thế khi ra đây làm tương đối nhanh và không phải chạy đi chạy lại bổ sung hồ sơ giấy tờ".
Bà Võ Thị Bích Tuyền (nhân viên tiếp nhận yêu cầu công chứng của VPCC 24h) cho biết: "Khi tiếp nhận hồ sơ chúng tôi xem rất kỹ. Nếu thiếu thì yêu cầu bổ sung đầy đủ và chỉ làm một lần chứ không yêu cầu nhiều lần, gây phiền hà cho dân. Vì đây là VPCC tư nhân nên chúng tôi phải xem khách hàng là thượng đế”. Theo bà Tuyền, nếu khách hàng không có điều kiện đến công chứng tại văn phòng như người già, đau yếu hoặc bận công việc kinh doanh... thì công chứng viên có thể đến tận nhà phục vụ.
Tấn Thái
TRỌNG PHÚ- Tuổi Trẻ.



xrd: chia sẻ cho danke nhà ta làm quen với mô hình mới này nè, tương lai xán lạn cho cái khâu đi công chứng vất vả đây !
 
Ðề: Công chứng tư: Niềm nở nhưng còn bỡ ngỡ

Theo tôi nên duy trì và mở rộng đồng thời nâng cao năng lực các văn phòng hiện có... nhằm mục đích quản lý chặc chẽ vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong thời gian dài sau này các văn phòng tư hiện có sẽ bộc lộ nhược điểm.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top