TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

thanh_tien19

Member
Hội viên mới
Cty mình mua 1 chiếc xe trị giá 450 triệu! đã quyết toán tăng TSCĐ nhưng vì lý do A,B,C nên không sử dụng, sau đó bán lại cho một cá nhân với giá 400 triệu! vậy khoản lỗ 50 triệu đó có bị loại ra trước khi tính thuế TNDN không? nếu bị loại ra thì căn cứ vào đâu?
Các bạn góp ý dùm mình!:ibbanana::ibbanana:
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

TS của bạn dùng cho Qlý
Nợ 111, 112...
có: 3331
Có: 711
Căn cứ BB thanh lý
Nợ 214
Nợ 811
Có 211
Chênh lệch giữa 811 và 711 là 811>711
811 được tính vào chi phí hợp lý bình thường đúng không [you]
 
Sửa lần cuối:
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

TS của bạn dùng cho Qlý
Nợ 111, 112...
có: 3331
Có: 711
Căn cứ BB thanh lý
Nợ 214
Nợ 811
Có 211
Chênh lệch giữa 811 và 711 là 811>711
811 được tính vào chi phí hợp lý bình thường đúng không [you]

Đúng rồi. Ta sử dụng tài khoản chi phí và thu nhập khác 711,811 để hạch toán thu nhập, giá vốn nhượng bán TSCĐ. Hạch toán ra lợi nhuận khác và se được giảm trừ vào lợi nhuận kinh doanh khi tính thuế TNDN
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Cty mình mua 1 chiếc xe trị giá 450 triệu! đã quyết toán tăng TSCĐ nhưng vì lý do A,B,C nên không sử dụng, sau đó bán lại cho một cá nhân với giá 400 triệu! vậy khoản lỗ 50 triệu đó có bị loại ra trước khi tính thuế TNDN không? nếu bị loại ra thì căn cứ vào đâu?
Các bạn góp ý dùm mình!:ibbanana::ibbanana:

Khoảng 50 trđ lỗ bạn vẫn được tính vào chi phí khi xác định thuế TNDN bạn nhé.
Thân
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Mình hỏi thêm một ý nửa nha! theo mấy ý của các bạn thì khoản lỗ này được trừ ra trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, tức nó được xem là chi phí hợp lý. nhưng theo mình nghỉ nó sẽ có giới hạn, vì nếu không có giới hạn thì 1 cá nhân có thể nhờ cty mua TSCĐ sau đó bán lại cho mình với giá rẽ. vậy thuế sẽ bị mất 1 khoản tiền, lịu ông thuế có chịu không ta!
Các bạn góp ý thêm nha!:smilielol5::smilielol5:
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Mình hỏi thêm một ý nửa nha! theo mấy ý của các bạn thì khoản lỗ này được trừ ra trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, tức nó được xem là chi phí hợp lý. nhưng theo mình nghỉ nó sẽ có giới hạn, vì nếu không có giới hạn thì 1 cá nhân có thể nhờ cty mua TSCĐ sau đó bán lại cho mình với giá rẽ. vậy thuế sẽ bị mất 1 khoản tiền, lịu ông thuế có chịu không ta!
Các bạn góp ý thêm nha!:smilielol5::smilielol5:

Mình nghĩ đó là chuyện bình thường mà. Đâu có điều khoản nào trong luật bắt buộc DN mua hàng vào giá thấp là phải bán ra cao hơn đâu. Giá bán là do DN tự quyết định đó chứ , cán bộ thuế không có quyền trong chuyện này. Nếu bạn k vừa lòng với câu trả lời của tôi thì hãy chứng minh điều ngược lại (Giá bán bắt buộc phải cao hơn giá mua) cho tôi xem nào.

Thân
 
Sửa lần cuối:
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Mình hỏi thêm một ý nửa nha! theo mấy ý của các bạn thì khoản lỗ này được trừ ra trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, tức nó được xem là chi phí hợp lý. nhưng theo mình nghỉ nó sẽ có giới hạn, vì nếu không có giới hạn thì 1 cá nhân có thể nhờ cty mua TSCĐ sau đó bán lại cho mình với giá rẽ. vậy thuế sẽ bị mất 1 khoản tiền, lịu ông thuế có chịu không ta!
Các bạn góp ý thêm nha!
OK.
Giá bán tài sản phải là giá hợp lý trong thời điểm đó, không thể thích ghi giá thế nào thì ghi.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Mình hỏi thêm một ý nửa nha! theo mấy ý của các bạn thì khoản lỗ này được trừ ra trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, tức nó được xem là chi phí hợp lý. nhưng theo mình nghỉ nó sẽ có giới hạn, vì nếu không có giới hạn thì 1 cá nhân có thể nhờ cty mua TSCĐ sau đó bán lại cho mình với giá rẽ. vậy thuế sẽ bị mất 1 khoản tiền, lịu ông thuế có chịu không ta!
Các bạn góp ý thêm nha!:smilielol5::smilielol5:
Vẫn chịu như thường.
Cái khoản chênh lệch đó nó đi đâu? (Giả tỷ hóa đơn bán 1tr, ch/lệch 400-1=399tr)
Nếu cá nhân đó nộp lại cho cty mà cty không báo thu nhập khoản đó thì cty chịu tội trốn khoản đó. Tội nào ra tội đó.
Nếu cá nhân đó không nộp, cty cũng không có cớ đòi -> lỗ thật mà, đâu có giả.
-------
Xe cũ biết giá nhiêu cho hợp lý. Trước bạ cty cũng đâu có giữ, cá nhân kia giữ rồi.
Giá 1tr chê ít thì cty khỏi lập hóa đơn, coi như chưa bán, KH từ từ cũng hết.<- là tội khác nữa.
----------
Cá nhân đó lại bán lại cho cty giá cao rồi lại mua lại giá thấp, rồi lại bán lại ... làm vài chục vòng quay -> chấp luôn, chạy đâu cho khỏi.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Mình nghĩ đó là chuyện bình thường mà. Đâu có điều khoản nào trong luật bắt buộc DN mua hàng vào giá thấp là phải bán ra cao hơn đâu. Giá bán là do DN tự quyết định đó chứ , cán bộ thuế không có quyền trong chuyện này. Nếu bạn k vừa lòng với câu trả lời của tôi thì hãy chứng minh điều ngược lại (Giá bán bắt buộc phải cao hơn giá mua) cho tôi xem nào.

Thân
Vấn đề khoản lỗ đó là thực sự xảy ra. Theo luật quản lý thuế:
Điều 7. Nghĩa vụ của người nộp thuế
5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
6. Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra không phải là thích ghi giá nào thì ghi. Chẳng lẽ cán bộ thuế họ không biết gì về việc bán tài sản có xảy ra việc lỗ vô lý à? Cơ quan thuế có quyền thanh tra thuế mà.
Kể cả khi thực sự công ty bán bị lỗ do công ty cấu kết với các biên liên quan (những người thân của chủ sở hữu công ty, các công ty mà các chủ sở hữu có lợi ích) để mua đắt bán rẻ tài sản (ở đây mình muốn nói là công ty lập hóa đơn đúng theo giá bán, số tiền thu đúng theo giá bán nhưng giá bán mà công ty bán lại thấp hơn nhiều giá trị thực tế của tài sản) nhằm mục đích trốn thuế GTGT và thuế TNDN thì cơ quan thuế cũng không bỏ qua nếu họ thanh tra ra và phát hiện các thông đồng này.
Điều 9. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế
1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Vấn đề khoản lỗ đó là thực sự xảy ra. Theo luật quản lý thuế:

Ngoài ra không phải là thích ghi giá nào thì ghi. Chẳng lẽ cán bộ thuế họ không biết gì về việc bán tài sản có xảy ra việc lỗ vô lý à? Cơ quan thuế có quyền thanh tra thuế mà.
Kể cả khi thực sự công ty bán bị lỗ do công ty cấu kết với các biên liên quan (những người thân của chủ sở hữu công ty, các công ty mà các chủ sở hữu có lợi ích) để mua đắt bán rẻ tài sản (ở đây mình muốn nói là công ty lập hóa đơn đúng theo giá bán, số tiền thu đúng theo giá bán nhưng giá bán mà công ty bán lại thấp hơn nhiều giá trị thực tế của tài sản) nhằm mục đích trốn thuế GTGT và thuế TNDN thì cơ quan thuế cũng không bỏ qua nếu họ thanh tra ra và phát hiện các thông đồng này.

Các pác đưa ra trường hợp này cũng rất hay nhưng thưa mấy bác. ý kiến của Pác Muontennguoi trong trường hợp này cũng đúng. Ý kiến của Bác Hiennt cũng đúng. Nhưng chỉ đúng trong phạm vi theo quan điểm của các Pác thôi nhé. Còn tùy DN tùy cách tính toán mà người ta làm sao cho có lợi nhất cho DN nhưng vẫn theo đúng Pháp Luật em nói thế chắc các Pác cũng hiểu đúng không? Xét một cách toàn diện thì các Pác có làm gì đi nữa nếu các pác làm theo luật pháp mà DN thiệt thòi nhiều quá thì chẳng ông nào dại, còn làm luồn lách mà biết thể nào cũng gặp ma thì cũng chẳng DN nào dại.

Thế nhé các Pác! Kính các Pác:cheers1:

Thân!
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Ngoài ra không phải là thích ghi giá nào thì ghi. Chẳng lẽ cán bộ thuế họ không biết gì về việc bán tài sản có xảy ra việc lỗ vô lý à? Cơ quan thuế có quyền thanh tra thuế mà.
Kể cả khi thực sự công ty bán bị lỗ do công ty cấu kết với các biên liên quan (những người thân của chủ sở hữu công ty, các công ty mà các chủ sở hữu có lợi ích) để mua đắt bán rẻ tài sản (ở đây mình muốn nói là công ty lập hóa đơn đúng theo giá bán, số tiền thu đúng theo giá bán nhưng giá bán mà công ty bán lại thấp hơn nhiều giá trị thực tế của tài sản) nhằm mục đích trốn thuế GTGT và thuế TNDN thì cơ quan thuế cũng không bỏ qua nếu họ thanh tra ra và phát hiện các thông đồng này.

Bạn ui, nếu DN đã giấy trắng mực đen bán TS với giá đã kê khai thuế rồi (giá thấp) thì khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra sẽ dựa trên chứng từ gì đây????
- Thứ 1 : Dựa trên chứng từ thanh toán qua NH à???? => Tôi mua bán thanh toán bằng tiền mặt thì sao????
- Thứ 2 : Chứng từ, giấy tờ do bản thân DN cung cấp cho cơ quan thuế để điều tra chính là chứng từ dùng để kê khai thuế mà, có sai lệch gì ư???
=> Cơ quan thuế sẽ điều tra thế nào & dựa trên cơ sở nào đây nếu DN đã cố ý câu kết với người mua như bạn đã nói????

Ở đây Đại Bàng chỉ muốn nhấn mạnh 1 điều là : nếu thật sự DN có phát sinh lỗ trong việc thanh lý TSCĐ của Cty thì đó là chuyện bình thường không có gì phải lo ngại; và giá cả thanh lý, mua bán giữa DN và bên ngoài là do tự DN quyết định thôi

Thân
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Vấn đề khoản lỗ đó là thực sự xảy ra. Theo luật quản lý thuế:

Ngoài ra không phải là thích ghi giá nào thì ghi. Chẳng lẽ cán bộ thuế họ không biết gì về việc bán tài sản có xảy ra việc lỗ vô lý à? Cơ quan thuế có quyền thanh tra thuế mà.
Kể cả khi thực sự công ty bán bị lỗ do công ty cấu kết với các biên liên quan (những người thân của chủ sở hữu công ty, các công ty mà các chủ sở hữu có lợi ích) để mua đắt bán rẻ tài sản (ở đây mình muốn nói là công ty lập hóa đơn đúng theo giá bán, số tiền thu đúng theo giá bán nhưng giá bán mà công ty bán lại thấp hơn nhiều giá trị thực tế của tài sản) nhằm mục đích trốn thuế GTGT và thuế TNDN thì cơ quan thuế cũng không bỏ qua nếu họ thanh tra ra và phát hiện các thông đồng này.

* Chẳng có vấn đề gì ở đây cả !!! Cty tớ mua TSCD về nhưng do tình hình tài chính khó khăn hay đơn giản là ko khoái cái TSCD này nữa thì bán đi là việc của tớ - mí ông thuế ko có quyền can thiệp ah. Cậu đừng quên là CP của cậu phải bỏ ra là 450tr nhưng khi bán là 400tr => cậu thực sự bị lỗ khoản 50tr này, trong khi chi phí thuế cậu tiết kiệm được từ cái bán rẻ TSCD này sẽ <50tr => có DN nào dại mà làm thế ko ah.

* Trường hợp cậu thu 10 đồng từ thanh lý cái TSCD này nhưng xuất hóa đơn 8 đồng do có sự thông đồng giữa 2 bên mua & bán thì là chuyện khác => mấy thầy thuế thích thì cứ đi mà xác minh ah, em có sự thỏa thuận, hợp đồng mua bán đàng hoàng => nói chung là tay em sạch sẽ , các pác tìm được vết bẩn được mới lạ :book:
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Cty mình mua 1 chiếc xe trị giá 450 triệu! đã quyết toán tăng TSCĐ nhưng vì lý do A,B,C nên không sử dụng, sau đó bán lại cho một cá nhân với giá 400 triệu! vậy khoản lỗ 50 triệu đó có bị loại ra trước khi tính thuế TNDN không? nếu bị loại ra thì căn cứ vào đâu?
Các bạn góp ý dùm mình!:ibbanana::ibbanana:

Nói đơn giản thì DN có quyền tự chủ trong HĐ SXKD của mình theo luật DN.

Nhưng TS của DN nếu thanh lý thì tuân thủ chế độ kế toán về TSCĐ đồng thời phải lập đầy đủ thủ tục khi thanh lý TSCĐ. Có nghĩa là TSCĐ tại DN vì lý do nào đó phải thanh lý & phát sinh này là có thực, thì giá trị thanh lý < giá trị còn lại của TS là điều bình thường.

Còn về việc thực thi chế độ quản lý thuế thì yêu cầu khi thanh lý phải lập HĐ GTGT đầu ra, đồng thời phải hoàn trả thuế Nhập khẩu (nếu có) cho TSCĐ thanh lý.

Về thực thi luật đầu tư nước ngoài: Khi DN có vốn ĐTNN muốn thanh lý TSCĐ được đầu tư trực tiếp thì phải có văn bản chấp thuận của sở KHĐT v/v ko làm giảm vốn đầu tư NN tại DN, có nghĩa là DN muốn thanh lý một TSCĐ thì phải có kế hoạch đầu tư một tài sản khác hoặc khi thanh lý TSCĐ đã đầu tư thì phải cam kết ko được làm giảm vốn đã đầu tư.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Bạn ui, nếu DN đã giấy trắng mực đen bán TS với giá đã kê khai thuế rồi (giá thấp) thì khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra sẽ dựa trên chứng từ gì đây????
- Thứ 1 : Dựa trên chứng từ thanh toán qua NH à???? => Tôi mua bán thanh toán bằng tiền mặt thì sao????
- Thứ 2 : Chứng từ, giấy tờ do bản thân DN cung cấp cho cơ quan thuế để điều tra chính là chứng từ dùng để kê khai thuế mà, có sai lệch gì ư???
=> Cơ quan thuế sẽ điều tra thế nào & dựa trên cơ sở nào đây nếu DN đã cố ý câu kết với người mua như bạn đã nói????

Ở đây Đại Bàng chỉ muốn nhấn mạnh 1 điều là : nếu thật sự DN có phát sinh lỗ trong việc thanh lý TSCĐ của Cty thì đó là chuyện bình thường không có gì phải lo ngại; và giá cả thanh lý, mua bán giữa DN và bên ngoài là do tự DN quyết định thôi

Thân
Thuế sẽ dựa vào giá cả thị trường của tài sản bán đó tại thời điểm xuất hóa đơn để ấn định giá nếu thấy giá bán của DN tại thời điểm xuất hóa đơn quá bất hợp lý. Nghĩa là DN xuất hóa đơn bán tài sản với giá chênh lệch thấp quá so với giá thị trường tại thời điểm doanh nghiệp bán tài sản đó đi thì thuế sẽ tính giá lại cho cái tài sản đã bán đi này ==> tăng doanh thu ==> tăng thuế TNDN.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Thuế sẽ dựa vào giá cả thị trường của tài sản bán đó tại thời điểm xuất hóa đơn để ấn định giá nếu thấy giá bán của DN tại thời điểm xuất hóa đơn quá bất hợp lý. Nghĩa là DN xuất hóa đơn bán tài sản với giá chênh lệch thấp quá so với giá thị trường tại thời điểm doanh nghiệp bán tài sản đó đi thì thuế sẽ tính giá lại cho cái tài sản đã bán đi này ==> tăng doanh thu ==> tăng thuế TNDN.
Khi nào đó là DN chuyên bán ô tô kìa.
DN kinh doanh ngành khác thì ô tô là TSCD chứ không phải hàng hóa. Khi bán sẽ là bán thanh lý TSCD.
Nhưng người mua nộp trước bạ thì sẽ tính khác. Kiểm định thực tế mà định giá.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Thuế sẽ dựa vào giá cả thị trường của tài sản bán đó tại thời điểm xuất hóa đơn để ấn định giá nếu thấy giá bán của DN tại thời điểm xuất hóa đơn quá bất hợp lý. Nghĩa là DN xuất hóa đơn bán tài sản với giá chênh lệch thấp quá so với giá thị trường tại thời điểm doanh nghiệp bán tài sản đó đi thì thuế sẽ tính giá lại cho cái tài sản đã bán đi này ==> tăng doanh thu ==> tăng thuế TNDN.

Chị ui trong trường hợp này là thanh lý xe đã qua sử dụng => thuế sẽ dựa trên "giá cả thị trường" nào đây????. Không có 1 cái chuẩn về giá cả nào cho trường hợp này hết.
Trường hợp cơ quan thuế dựa vào giá cả thị trường của hàng hóa tại thời điểm xuất hóa đơn để ấn định giá bán của DN khi có đầy đủ bằng chứng chứng minh DN đã thông đồng với người mua bán giá cao & kê khai thuế giá thấp thôi. Nhưng ĐB em thiết nghĩ nếu đã gọi là thông đồng rùi thì liệu có ai để lại bằng chứng giấy trắng mực đen để cơ quan thuế phát hiện không nhỉ????

muontennguoi nói:
Nhưng người mua nộp trước bạ thì sẽ tính khác. Kiểm định thực tế mà định giá
Cũng không có kiểm định thực tế mà định giá đâu anh. Trong trường hợp này phòng lệ phí trước bạ sẽ dựa trên barem giá định sẵn cho từng chủng loại xe ôtô đã qua sử dụng mà tính lệ phí trước bạ đối với người mua thui.
VD : Xe ô tô 4 chổ đã qua sử dụng => áp khung giá A
Xe ô tô 15 chổ đã qua sử dụng => áp khung giá B

Thân
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Cũng không có kiểm định thực tế mà định giá đâu anh. Trong trường hợp này phòng lệ phí trước bạ sẽ dựa trên barem giá định sẵn cho từng chủng loại xe ôtô đã qua sử dụng mà tính lệ phí trước bạ đối với người mua thui.
VD : Xe ô tô 4 chổ đã qua sử dụng => áp khung giá A
Xe ô tô 15 chổ đã qua sử dụng => áp khung giá B
Thân
Có đi trước bạ lần nào chưa?
Nó cũng còn khoản gia giảm tỷ lệ % xe cũ nữa.
Nếu không có khoản đó thì CA lấy gì ăn? Áp thực tế là vậy vậy .. đó mà.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Khi nào đó là DN chuyên bán ô tô kìa.
DN kinh doanh ngành khác thì ô tô là TSCD chứ không phải hàng hóa. Khi bán sẽ là bán thanh lý TSCD.
Nhưng người mua nộp trước bạ thì sẽ tính khác. Kiểm định thực tế mà định giá.
Nhưng khi DN bán ô tô là TSCD thì không thể tự ghi giá thế nào thì ghi được bác à. Kể cả có hóa đơn, hợp đồng giữa DN và người mua nếu mà DN ghi giá thấp quá thì khi cơ quan thuế thanh tra ra thì họ sẽ phạt DN vì gian lận. Khi đó người ta căn cứ vào giá trị của các tài sản khác cùng loại trên thị trường.
Bác nói ô tô đã bán cho người mua rồi còn đâu mà thanh tra, biết nó tốt xấu thế nào mà cho là gian lận đúng không?
Tuy nhiên mấy ông thuế thấy ô tô vừa mua tiền tỷ, bán vài chục triệu thì quá vô lý (trừ khi đâm vào cột điện, bị thằng khác đâm bẹp). Điều đó chắc chắn là DN gian lận.
Theo em thì cách thức gian lận giá kiểu này khó có thể qua mặt được cơ quan thuế. Nếu không thì tại sao các DN không làm như vậy để đỡ thuế GTGT, thuế TNDN.
 
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Theo em thì cách thức gian lận giá kiểu này khó có thể qua mặt được cơ quan thuế. Nếu không thì tại sao các DN không làm như vậy để đỡ thuế GTGT, thuế TNDN.
Vì trước bạ quá nặng đô nên không DN nào làm vậy hoài được.
Chỉ là thực sự nó cần mua nên mới mua.
Sau đó thực sự cần bán nên mới bán.
Bán thì đâu có lời. Nhưng lại phải đóng thuế.
Chỉ là trốn thuế khi bán thôi.
Chuyện thật 100%: Cty tôi có bán 1 chiếc xe 200tr (NG 350, KH 70 -> lỗ 80) nhưng người mua không cần hóa đơn 200tr mà nó bảo viết cho nó 50tr thôi.
Vì hóa đơn 50tr thì ra trước bạ nó dễ năn nỉ. Cty viết hóa đơn giá thấp cũng đỡ thuế.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Xe mới nhập thì khó.
Mua xe cũ, bán xe cũ.
Hỏi: "Sao bá lỗ?"
Trả lời: "Hồi lúc mua hố giá, không biết xe nó hư nát rồi, chỉ có nước sơn là còn mới".
 
Sửa lần cuối:
Ðề: TSCĐ MUA VỀ SAU ĐÓ BÁN

Vì trước bạ quá nặng đô nên không DN nào làm vậy hoài được.
Nhưng trước bạ có 2%- 5% thôi bác à, trong khi thuế GTGT xe oto 5% (xe không chịu thuế TTDB, 10% xe không chịu thuế TTDB). Phần chênh lệch do mua đắt bán rẻ nếu tính lợi về thuế thì nó dư cho phần trước bạ.
Chỉ là thực sự nó cần mua nên mới mua.
Sau đó thực sự cần bán nên mới bán.
Bán thì đâu có lời. Nhưng lại phải đóng thuế.
Chỉ là trốn thuế khi bán thôi.
Chuyện thật 100%: Cty tôi có bán 1 chiếc xe 200tr (NG 350, KH 70 -> lỗ 80) nhưng người mua không cần hóa đơn 200tr mà nó bảo viết cho nó 50tr thôi.
Vì hóa đơn 50tr thì ra trước bạ nó dễ năn nỉ. Cty viết hóa đơn giá thấp cũng đỡ thuế.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Xe mới nhập thì khó.
Mua xe cũ, bán xe cũ.
Hỏi: "Sao bá lỗ?"
Trả lời: "Hồi lúc mua hố giá, không biết xe nó hư nát rồi, chỉ có nước sơn là còn mới".
Đồng ý với bác. Nhưng cách lý giải này chắc là không được dùng lại nhiều lần bác nhỉ. Ai kinh doanh lại liên tục mua đắt bán rẻ, mua bị hố giá liên tục.
Quay vòng lần 2, 3 thì các bác thuế không chịu đâu.
Hơn nữa nếu mấy bác kiểm toán mà làm ra chuyện thì công ty phải điều chỉnh báo cáo tài chính trước khi phát hành. (tất nhiên là nếu công ty che dấu, bao che, thông đồng khéo thì kiểm toán cũng khó tìm ra).
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top