Thành viên rút vốn bằng TSCĐ cần thủ tục gì?

tatpls

Member
Hội viên mới
Mong các Bác giúp đỡ!
Thành viên A góp vốn bằng 1 ô tô tải vào Cty. Theo quy định để đủ điều kiện trích KH TSCĐ phải chuyển tên đăng ký mang tên Cty khi góp vốn. 1 năm sau thành viên A rút vốn khỏi công ty bằng chiếc ô tô mà mình đã góp. Vậy cho em hỏi khi ông A rút vốn thì Công ty cần làm thủ tục gì? Có phải xuất hóa đơn ko? Em đang băn khoăn vì :
- Nếu ko cần xuất hóa đơn: Chỉ việc ghi giảm vốn, giảm TS (xong)!
- Nếu phải xuất hoán đơn: Công ty p/s DT => p/s thuế phải nộp và ông A cũng phải nộp thuế GTGT khi nhận lại TSCĐ trên + LPTB khi sang lại tên đăng ký (Khi góp vốn khoản này đc miễn)
Cảm ơn các bác quan tâm!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Thành viên rút vốn bằng TSCĐ cần thủ tục gì?

Mong các Bác giúp đỡ!
Thành viên A góp vốn bằng 1 ô tô tải vào Cty. Theo quy định để đủ điều kiện trích KH TSCĐ phải chuyển tên đăng ký mang tên Cty khi góp vốn. 1 năm sau thành viên A rút vốn khỏi công ty bằng chiếc ô tô mà mình đã góp. Vậy cho em hỏi khi ông A rút vốn thì Công ty cần làm thủ tục gì? Có phải xuất hóa đơn ko? Em đang băn khoăn vì :
- Nếu ko cần xuất hóa đơn: Chỉ việc ghi giảm vốn, giảm TS (xong)!
- Nếu phải xuất hoán đơn: Công ty p/s DT => p/s thuế phải nộp và ông A cũng phải nộp thuế GTGT khi nhận lại TSCĐ trên + LPTB khi sang lại tên đăng ký (Khi góp vốn khoản này đc miễn)
Cảm ơn các bác quan tâm!
Bạn thao khảo:

Điều 42. Nghĩa vụ của thành viên

1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty; không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 43, 44, 45 và 60 của Luật này.

2. Tuân thủ Điều lệ công ty.

3. Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên.

4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:

a) Vi phạm pháp luật;

b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;

c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.



Điều 43. Mua lại phần vốn góp

1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:

a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

b) Tổ chức lại công ty;

c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thoả thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

3. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.



Điều 44. Chuyển nhượng phần vốn góp

Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.



Điều 45. Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác

1. Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty.

2. Trong trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.

3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43 và Điều 44 của Luật này trong các trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;

b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;

c) Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản.

4. Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

5. Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

Trường hợp người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

6. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:

a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của Luật này.

Điều 60. Tăng, giảm vốn điều lệ

1. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

a) Tăng vốn góp của thành viên;

b) Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;

c) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trong trường hợp này, số vốn góp thêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thoả thuận khác.

Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

3. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

b) Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này;

c) Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.

4. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;

b) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; phần vốn góp của mỗi thành viên;

c) Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;

d) Thời điểm, hình thức tăng hoặc giảm vốn;

đ) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất; đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50% thì báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.

Cơ quan đăng ký kinh doanh đăng ký việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
 
Ðề: Thành viên rút vốn bằng TSCĐ cần thủ tục gì?

Mong các Bác giúp đỡ!
Thành viên A góp vốn bằng 1 ô tô tải vào Cty. Theo quy định để đủ điều kiện trích KH TSCĐ phải chuyển tên đăng ký mang tên Cty khi góp vốn. 1 năm sau thành viên A rút vốn khỏi công ty bằng chiếc ô tô mà mình đã góp. Vậy cho em hỏi khi ông A rút vốn thì Công ty cần làm thủ tục gì? Có phải xuất hóa đơn ko? Em đang băn khoăn vì :
- Nếu ko cần xuất hóa đơn: Chỉ việc ghi giảm vốn, giảm TS (xong)!
- Nếu phải xuất hoán đơn: Công ty p/s DT => p/s thuế phải nộp và ông A cũng phải nộp thuế GTGT khi nhận lại TSCĐ trên + LPTB khi sang lại tên đăng ký (Khi góp vốn khoản này đc miễn)
Cảm ơn các bác quan tâm!

Đương nhiên phải xuất hoá đơn thì cá nhân mới đi đăng ký trước bạ sang tên chủ xe được

Dthu của công ty phát sinh thì tương ứng chi phí phát sinh là giá trị còn lại của tài sản, nếu phần này có lãi thì phải nộp thuế TNDN là đương nhiên thôi

Trên hoá đơn có thuế thì ông A phải trả thôi, nếu ông A là cá nhân tiêu dùng thì phải chịu thuế GTGT, còn nếu ông A lấy xe về kinh doanh cá thể thì phần thuế đấy tính cho người thuê xe; LPTB là chi phí đăng ký bảo hộ (sang tên) nên chịu thôi

Lưu ý thủ tục 2phần:
-Đồng ý cho rút vốn, giá trị xe khi rút vốn
-Thủ tục kế toán thì như trên
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top