Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

Tuanvietin

Member
Hội viên mới
Một DN X mua 1 TS trị giá 800.000.000 VND, vốn tự có 200.000.000 VND, vốn vay Ngân hàng theo phương thức trả góp 600.000.000 VND, thời gian vay 36 tháng, lãi suất 21%/năm. Toàn bộ khoản vay được trả thành 11 kỳ.

Là một Kế toán viên “lão luyện” bạn sẽ ghi nhập TS như thế nào? Nguyên giá bao nhiêu?

Xin mời bạn BẰNG LĂNG cho ý kiến!
 
Ðề: Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

Một DN X mua 1 TS trị giá 800.000.000 VND, vốn tự có 200.000.000 VND, vốn vay Ngân hàng theo phương thức trả góp 600.000.000 VND, thời gian vay 36 tháng, lãi suất 21%/năm. Toàn bộ khoản vay được trả thành 11 kỳ.

Là một Kế toán viên “lão luyện” bạn sẽ ghi nhập TS như thế nào? Nguyên giá bao nhiêu?

Xin mời bạn BẰNG LĂNG cho ý kiến!

Để Rồng mạn phép bon chen chút, bạn ghi như sau:
Điều 4: Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
a. Tài sản cố định hữu hình mua sắm:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ...
Trường hợp tài sản cố định hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá tài sản cố định mua sắm là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử ; lệ phí trước bạ... Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của tài sản cố định hữu hình theo quy định vốn hóa chi phí lãi vay.

Ghi nhận theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2003
 
Ðề: Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

Để Rồng mạn phép bon chen chút, bạn ghi như sau:


Ghi nhận theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2003


Em cảm ơn Bác! Nhưng không phải là mua TS theo phương thức trả góp mà là mua đứt đoạn nhưng nguồn thanh toán là vốn tự có và "vốn vay Ngân hàng theo phương thức trả góp" cơ.
 
Ðề: Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

Điều 4: Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
a. Tài sản cố định hữu hình mua sắm:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ...
Trường hợp tài sản cố định hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá tài sản cố định mua sắm là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử ; lệ phí trước bạ... Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của tài sản cố định hữu hình theo quy định vốn hóa chi phí lãi vay.
Có pác nào nói rõ hơn về cái quy định vốn hóa lãi vay này cái nhỉ.
 
Ðề: Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

Có pác nào nói rõ hơn về cái quy định vốn hóa lãi vay này cái nhỉ.


Cảm ơn Bác DRAGON489, CATTIEN! Trường hợp này như em nghĩ là phức tạp hơn nhiều. Nó không như Điều 4 ấy đâu!


Xin ý kiến các bác tiếp!
 
Ðề: Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

Bạn hạch toán bình thường có gì đầu.
- Khi mua TSCD
Nợ TK 211: 800.000.000
Nợ TK 133: 80.000.000( Giả sử TS 10%)
Có TK 331: 880.000.00
- Trả một phần bằng tiền mặt hoặc tiền gửi
Nợ TK 331: 200.000.000
Có TK 111, 112: 200.000.000
- Vay ngân hàng đề trả tiền vay mua TS
Nợ TK 331: 680.000.000
Có TK 311: 680.000.000
Note: Mình nghĩ TS nay chắc mua về sử dụng ngay. Nên việc vốn hóa chi phí lãi vay không áp dung.
 
Ðề: Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

Đây là TSCĐ nhưng đã được thanh toán và mình chỉ nợ ngân hàng thôi mà
- vay ngân hàng:
Nợ 112: 600.000.000
có 341:600.000.000
-Mua TSCĐ:
Nợ 331: 800.000.000
Có TK 111: 200.000.000
Có TK 112:600.000.000
- Hàng tháng trả cho ngân hàng :
Nợ 341: tiền gốc phải trả trong tháng
Có TK 112,111:
- hàng tháng trả lãi:
Nợ 635
có 111.112
 
Ðề: Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

Một DN X mua 1 TS trị giá 800.000.000 VND, vốn tự có 200.000.000 VND, vốn vay Ngân hàng theo phương thức trả góp 600.000.000 VND, thời gian vay 36 tháng, lãi suất 21%/năm. Toàn bộ khoản vay được trả thành 11 kỳ.

Là một Kế toán viên “lão luyện” bạn sẽ ghi nhập TS như thế nào? Nguyên giá bao nhiêu?

Xin mời bạn BẰNG LĂNG cho ý kiến!

Mình nghĩ NG chỉ là 800 tr thui! vì bạn có nói mua đứt luôn từ đầu nên ko có vốn hóa CP lãi vay ở đây!
Có gì mà bạn bảo trường hợp này phức tạp hơn nhìu như trong Điều 4 .....ấy nhỉ?
 
Ðề: Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

Các pác giúp em tư vấn nghiệp vụ này tí nhé.
Như là thế này, Công ty em có Tài sản CĐHH là một chiếc xe ô tô A nay bán cho khách hàng. vậy khi bán em làm thủ tục gì vậy các pác, Tài sản này em đã khấu hao khoản 15% giá trị rồi.
Đồng thời sếp em cũng có 1 chiếc xe ô tô B(Chủ sỡ hữu chiếc xe của sếp được đứng tên sếp), sếp hỏi em bây giờ chiếc xe B đó nên đưa cty mua lại để khấu hao hay sếp sẽ cho Cty thuê để tính chi phí.
các pác tư vấn dùm em 2 nghiệp vụ đó nhé. Cty em là cty TNHH 2 thành viên trở lên.
 
Ðề: Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

Các pác giúp em tư vấn nghiệp vụ này tí nhé.
Như là thế này, Công ty em có Tài sản CĐHH là một chiếc xe ô tô A nay bán cho khách hàng. vậy khi bán em làm thủ tục gì vậy các pác, Tài sản này em đã khấu hao khoản 15% giá trị rồi.
Đồng thời sếp em cũng có 1 chiếc xe ô tô B(Chủ sỡ hữu chiếc xe của sếp được đứng tên sếp), sếp hỏi em bây giờ chiếc xe B đó nên đưa cty mua lại để khấu hao hay sếp sẽ cho Cty thuê để tính chi phí.
các pác tư vấn dùm em 2 nghiệp vụ đó nhé. Cty em là cty TNHH 2 thành viên trở lên.

- bạn làm thủ tục nhượng bán đi thôi. còn thủ tục bao gồm cái gì thì... có bác nào chỉ giúp hông?
- sếp cho thuê thì cũng phải nộp thuế, chuyển nhượng quyền sở hữu cũng phải nộp thuế. cty bạn trích khấu hao hay là tính chi phí thuê xe thì cũng là đưa vào chi phí thôi. nếu sếp bạn ko cần nữa, nhưng mà cty cần thì nên chuyển nhượng đi thôi, giả sử cty thuê lâu dài thì sếp lại phải nộp thuế TNCN nhìu thui. nhưng mà cty lại đc đưa vào chi phí nhìu hơn... nói chung là tùy. chắc là sếp không mún nộp thuế nhìu hơn đâu nhỉ...:matdeu:
-----------------------------------------------------------------------------------------
Một DN X mua 1 TS trị giá 800.000.000 VND, vốn tự có 200.000.000 VND, vốn vay Ngân hàng theo phương thức trả góp 600.000.000 VND, thời gian vay 36 tháng, lãi suất 21%/năm. Toàn bộ khoản vay được trả thành 11 kỳ.

Là một Kế toán viên “lão luyện” bạn sẽ ghi nhập TS như thế nào? Nguyên giá bao nhiêu?

Xin mời bạn BẰNG LĂNG cho ý kiến!

vay tiền mà cũng có cả phương thức trả góp hay sao? không phải là chỉ trả lãi và gốc thui à? ghi nhận như bình thường thui, lãi vay cho vào 635. còn NG tài sản thì không có liên quan gì hết.
bút toán mua ts không nhắc đến nữa nhé.
tùy thuộc vào thời gian trả gốc và lãi để tính lãi phải trả. giả sử 3 tháng trả gốc và lãi một lần:-(tính lãi đơn cho đơn giản)
lãi vay phải trả của tháng thứ 1, 2, 3:
N635: 600.000.000*0.21/12
C3388:

Tháng thứ 3 trả gốc lần đầu và lãi của 3 tháng:
N341: 600.000.000/11
N3388: (600.000.000*0.21/12)*3
C111,112

3 tháng típ theo tính lãi phải trả:
N635: (600.000.000-600.000.000/11)*0.21/12
C3388

trả gốc và lãi
N341: 600.000.000/11
N3388: [(600.000.000-600.000.000/11)*0.21/12]*3
C111,112

Tiếp tục như thế.
lãi của lần trả thứ n là
{[600.000.000-(n-1)*600.000.000/11]*0.21/12}*3
Cứ thế khi nào trả hết thì thôi....:chongmat:
bác [you] cho ý kiến nhé. còn nếu phải tính lãi kép thì.....:chongmat:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

Khi mua sắm TSCD
N 211 800.000.000
C 111,112 200.000.000
C 341 600.000.000
Trả nợ kỳ I lãi suất 21%/năm <=> 1,75%/tháng
tính cp lãi vay

Nợ 635 31.500.000 (600tr*1,75%*3)
có 335 31.500.000
khi mang tiền đi thanh toán
Nợ 341 54.545.455
Nợ 335 31.500.000
có 111,112 86,045,455
các kỳ tiếp theo căn cứ vào bảng tính trả nợ gốc và lãi để TT - còn bút toán tương tự như trả nợ kỳ I
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

:nuhon:bác phungthu nói đúng đó nhưng mã phép cho em nói chút nha lãi vay có thể đưa vao 635 hoặc 627 nếu vốn được vốn hoá nha còn nguyên giá tscd vẫn là 800tr thôi lãi trả riêng mà ko liên quan đên NG tscd :nuhon: mặt khác bạn hãy dọc thêm quyết định 206/QD-BTC nha :oho:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

:nuhon:bác phungthu nói đúng đó nhưng mã phép cho em nói chút nha lãi vay có thể đưa vao 635 hoặc 627 nếu vốn được vốn hoá nha còn nguyên giá tscd vẫn là 800tr thôi lãi trả riêng mà ko liên quan đên NG tscd :nuhon: mặt khác bạn hãy dọc thêm quyết định 206/QD-BTC nha :oho:

bạn khó hiểu ơi... giải thích giùm tớ cái lãi vay đc vốn hoá này đi? khi nào mới đủ điều kiện để được vốn hoá vậy? thực sự thì chưa hiểu lắm cái đoạn vốn hoá ấy tí nào cả? sao bảo nếu liên quan đến xây dựng cơ bản và sản phẩm dở dang thì mới đc xem xét vốn hoá kia mà? mà cái này đâu liên quan gì....:khonghiu:
 
Ðề: Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

cảm ơnc chị phương thu đã tư vấn em. Àh, chị phương thu cho em hỏi, khi sếp chuyển nhượng quyền sỡ hữu thì sếp em phải chịu thuế gì vậy chị? nhờ chị nói rõ hơn nhé. Vì em mới vào nghề nên chưa nắm rõ lắm.
Vậy còn thủ tục thanh lý TSCD HH (xe ô tô) có pác nào biết chỉ em với.
 
Ðề: Tài sản hình thành từ vốn vay trả góp.

cảm ơnc chị phương thu đã tư vấn em. Àh, chị phương thu cho em hỏi, khi sếp chuyển nhượng quyền sỡ hữu thì sếp em phải chịu thuế gì vậy chị? nhờ chị nói rõ hơn nhé. Vì em mới vào nghề nên chưa nắm rõ lắm.
Vậy còn thủ tục thanh lý TSCD HH (xe ô tô) có pác nào biết chỉ em với.

là thuế tài sản từ hoạt động chuyển quyền sở hữu tài sản đó mà...
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top