Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

ngây ngô

Member
Hội viên mới
Chào các bác! Chúc các bác tuần làm việc hiệu quả! :dangiuqua:

Tôi có thắc mắc sau mong các bác giúp đỡ:
Ngày 01/01/2012 mua ô tô trị giá 800 trđ (khấu hao 10 năm)
Ngày 01/01/2013 thay lốp trị giá 20 trđ.
Vậy khi thay lốp thì hạch toán như thế nào?

Cảm ơn các bác rất nhiều!
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Đưa nó vào 142 rồi hàng tháng phân bổ vào chi phí bộ phận sử dụng chiếc xe đó cho nó lành.
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Đưa nó vào 142 rồi hàng tháng phân bổ vào chi phí bộ phận sử dụng chiếc xe đó cho nó lành.

Cảm ơn bạn. Mình lại có thắc mắc nữa:
Giả sử lốp phân bổ trong 12 tháng hàng tháng chi phí phân bổ là 1,7 trđ.
Năm 2012 chi phí khấu hao là 6,7 trđ/tháng.
Năm 2013 chi phí khấu hao là 6,7 trđ/tháng + chi phí phân bổ lốp là 1,7 trđ.
Như vậy ta thấy chi phí sử dụng xe của năm 2013 cao hơn 2012 mặc dù xe năm 2013 cũ hơn.
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Như vậy ta thấy chi phí sử dụng xe của năm 2013 cao hơn 2012 mặc dù xe năm 2013 cũ hơn. -> Mặc xác nó.

Nói cho vui vậy thôi chứ mình phân tích bạn nghe. Nếu năm 2012 và 2013 không thay lốp thì năm 2013 phải khấu hao = năm 2012 trong khi giá trị sử dụng xe trong năm 2013 không bằng 2012. Nếu suy luận như bạn thì có vẻ không ổn đối với cả trường hợp này.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Chào các bác! Chúc các bác tuần làm việc hiệu quả! :dangiuqua:

Tôi có thắc mắc sau mong các bác giúp đỡ:
Ngày 01/01/2012 mua ô tô trị giá 800 trđ (khấu hao 10 năm)
Ngày 01/01/2013 thay lốp trị giá 20 trđ.
Vậy khi thay lốp thì hạch toán như thế nào?

Cảm ơn các bác rất nhiều!

Cái này là thay lốp, ko làm tăng công dụng của ô tô nên ko cho vào nguyên giá TSCĐ được . Bạn cho vào 142 rồi phân bổ cho từng tháng.
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Cái này là thay lốp, ko làm tăng công dụng của ô tô nên ko cho vào nguyên giá TSCĐ được . Bạn cho vào 142 rồi phân bổ cho từng tháng.

thì vẫn biết là phân bổ nhưng đang thấy nó có chút mâu thuẫn. Bác nào có cao kiến gì không nhỉ?
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

thì vẫn biết là phân bổ nhưng đang thấy nó có chút mâu thuẫn. Bác nào có cao kiến gì không nhỉ?

Chẳng có gì mâu thuẫn ở đây cả.
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Chẳng có gì mâu thuẫn ở đây cả.

Có thể bạn thấy nó bình thường. Nhưng mình thấy tự dưng chi phí sử dụng của năm sau lại cao hơn năm trước. Có ai có cách lý giải về trường hợp này không? xin cảm ơn!
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Có thể bạn thấy nó bình thường. Nhưng mình thấy tự dưng chi phí sử dụng của năm sau lại cao hơn năm trước. Có ai có cách lý giải về trường hợp này không? xin cảm ơn!

Thế theo bạn làm như thế nào thì để nó không cao hơn năm 2012? Ngoại trừ bạn đưa nó vào chi phí không liên quan.
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Thế theo bạn làm như thế nào thì để nó không cao hơn năm 2012? Ngoại trừ bạn đưa nó vào chi phí không liên quan.

Không cao hơn là điều không thể. Nhưng tôi trông chờ một sự lý giải cặn kẽ, hơp lý về vấn đề này!
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Không cao hơn là điều không thể. Nhưng tôi trông chờ một sự lý giải cặn kẽ, hơp lý về vấn đề này!

Để có sự lý giải cặn kẽ thì bạn xem lại phần hạch toán sửa chữa TSCĐ theo QĐ15 và chuẩn mực KT số 3 sẽ rõ.
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Để có sự lý giải cặn kẽ thì bạn xem lại phần hạch toán sửa chữa TSCĐ theo QĐ15 và chuẩn mực KT số 3 sẽ rõ.

Vấn đề là mình xem rồi nhưng vẫn không hiểu. Nếu bạn biêt thì lý giải giúp mình!
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Vấn đề là mình xem rồi nhưng vẫn không hiểu. Nếu bạn biêt thì lý giải giúp mình!

Mình thấy bạn đã tự làm phức tạp hóa vấn đề lên rồi. Việc bạn thay lốp cho ô tô cũng giống như việc bạn sửa chữa TSCĐ. Và chỉ việc đưa vào chi phí trong kỳ bình thường thôi, nếu chi phí lớn thì treo lên 142, 242 để phân bổ cho từng tháng (Nhưng ko quá 3 năm).
Sửa chữa TSCĐ thực hiện hạch toán theo QĐ 15 như sau:
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh thực tế có thể được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nếu chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ phát sinh có giá trị lớn và liên quan đến nhiều kỳ sản xuất, kinh doanh thì có thể phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Hớ hớ hớ, bro này hỏi hay, vậy mình giải thích thế này:
- Cùng 1 chiếc xe, phân bổ từng năm bằng nhau, nhưng do công ty không biết giữ gìn tốt, làm hư lốp và phải thay mới, do đó làm tốn kém chi phí và năm sau phải phân bổ thêm chi phí ngu này. Kekeke, bro thấy hợp lý chưa?
Ngoài ra, nếu để tai nạn mà không được bảo hiểm bồi thường thì còn phân bổ thêm dài dài và cao hơn chi phí khâu hao nhiều nữa.
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Hớ hớ hớ, bro này hỏi hay, vậy mình giải thích thế này:
- Cùng 1 chiếc xe, phân bổ từng năm bằng nhau, nhưng do công ty không biết giữ gìn tốt, làm hư lốp và phải thay mới, do đó làm tốn kém chi phí và năm sau phải phân bổ thêm chi phí ngu này. Kekeke, bro thấy hợp lý chưa?
Ngoài ra, nếu để tai nạn mà không được bảo hiểm bồi thường thì còn phân bổ thêm dài dài và cao hơn chi phí khâu hao nhiều nữa.

Tôi đang rảnh nên tìm sự phức tạp trong điều đơn giản. Không phải do không biết giữ gìn nên lốp bị hư. Mà đó là sự hao mòn khi sử dụng và do thời gian. Ý kiến này chưa ổn lắm!

---------- Post added at 06:10 ---------- Previous post was at 06:09 ----------

Mình thấy bạn đã tự làm phức tạp hóa vấn đề lên rồi. Việc bạn thay lốp cho ô tô cũng giống như việc bạn sửa chữa TSCĐ. Và chỉ việc đưa vào chi phí trong kỳ bình thường thôi, nếu chi phí lớn thì treo lên 142, 242 để phân bổ cho từng tháng (Nhưng ko quá 3 năm).
Sửa chữa TSCĐ thực hiện hạch toán theo QĐ 15 như sau:


Về việc hạch toán tôi không có thắc mắc gì chỉ hỏi tại sao chi phí các năm sau lại cao hơn mặc dù tài sản là cũ hơn! Tôi đợi một cách giải thích hợp lý! :vuive:
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Tôi đang rảnh nên tìm sự phức tạp trong điều đơn giản. Không phải do không biết giữ gìn nên lốp bị hư. Mà đó là sự hao mòn khi sử dụng và do thời gian. Ý kiến này chưa ổn lắm!

---------- Post added at 06:10 ---------- Previous post was at 06:09 ----------



Về việc hạch toán tôi không có thắc mắc gì chỉ hỏi tại sao chi phí các năm sau lại cao hơn mặc dù tài sản là cũ hơn! Tôi đợi một cách giải thích hợp lý! :vuive:

Cao hơn bởi vì bạn tốn thêm tiền thay lốp cho chiếc xe, vậy thôi. Đó gọi là chi phí phát sinh để sử dụng tài sản, còn không có chi phí đó thì nó vẫn bằng năm trước.
Còn tại sao bằng dù nó đã cũ hơn, xin thưa lí do là vì năm trước giá trị cao, nhưng thời gian sử dụng cũng theo đó lâu hơn, còn năm sau cũ hơn, giá trị giảm nhưng thời gian sử dụng cũng giảm đi, do đó giá trị khấu hao 2 năm này là tương đương nhau.
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Cao hơn bởi vì bạn tốn thêm tiền thay lốp cho chiếc xe, vậy thôi. Đó gọi là chi phí phát sinh để sử dụng tài sản, còn không có chi phí đó thì nó vẫn bằng năm trước.
Còn tại sao bằng dù nó đã cũ hơn, xin thưa lí do là vì năm trước giá trị cao, nhưng thời gian sử dụng cũng theo đó lâu hơn, còn năm sau cũ hơn, giá trị giảm nhưng thời gian sử dụng cũng giảm đi, do đó giá trị khấu hao 2 năm này là tương đương nhau.

Hì. Tôi không thu được giá trị cao hơn trong việc sử dụng xe nhưng lại phải bỏ ra chi phí nhiều hơn. ....
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Bạn Ngây ngô đã lý giải được vấn đề của mình chưa?

Mình suy nghĩ thế này:

Chi phí khấu hao mà bạn hạch toán phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao nữa, do bạn tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng nên chi phí khấu hao giữa các năm của bạn mới bằng nhau. Nếu bạn tính theo phương pháp khác chẳng hạn khấu hao nhanh thì chi phí khấu hao nhanh giữa các năm đâu còn bằng nhau nữa. Bạn nên xem xét đến mục đích của việc trích khấu hao.

Mục đích của việc trích khấu hao là:

+ Giúp cho doanh nghiệp tính được chi phí sử dụng TSCĐ để thu hồi lại vốn đầu tư đã đầu tư vào TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết hiệu lực.
+ Giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để tái đầu tư mua sắm khi cần thiết

Chứ không hẳn là việc bạn tính chi phí sử dụng của TSCĐ đó là bao nhiêu.

Hơn nữa, TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc chứ không có đánh giá lại TSCĐ.

Việc sử dụng tài sản thì đương nhiên sẽ phát sinh các chi phí để sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng nó mới hoạt động tốt được.
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Theo mình bạn đưa vào tài khoản 142 rồi phân bổ cho các tháng như vậy là hợp lý rồi. Vì đây thực chất là khoản chi phí.
 
Ðề: Phụ tùng sửa chữa cho tài sản cố định

Bạn Ngây ngô đã lý giải được vấn đề của mình chưa?

Mình suy nghĩ thế này:

Chi phí khấu hao mà bạn hạch toán phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao nữa, do bạn tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng nên chi phí khấu hao giữa các năm của bạn mới bằng nhau. Nếu bạn tính theo phương pháp khác chẳng hạn khấu hao nhanh thì chi phí khấu hao nhanh giữa các năm đâu còn bằng nhau nữa. Bạn nên xem xét đến mục đích của việc trích khấu hao.

Mục đích của việc trích khấu hao là:



Chứ không hẳn là việc bạn tính chi phí sử dụng của TSCĐ đó là bao nhiêu.

Hơn nữa, TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc chứ không có đánh giá lại TSCĐ.

Việc sử dụng tài sản thì đương nhiên sẽ phát sinh các chi phí để sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng nó mới hoạt động tốt được.

Vẫn có đánh giá lại TSCĐ đấy, nếu là chi phí sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ (tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng...)
TT203/2009/TT-BTC (ngày 20/10/2009)
Điều 7. Đầu tư nâng cấp, sử/a chữa tài sản cố định:/
1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.
Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
Điều 7 trong TT 45/2013/TT-BTC (ngày 25 tháng 4 năm 2013) có hiệu lực từ 10/06/2013 thay thế TT203/2009/TT-BTC cũng quy định như trên
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top