MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN

Cherry_Tran

New Member
Hội viên mới
E đọc tài liệu trong sách KTTC 1 cung như sách bài tập, nhưng không có mục nào đề cập tới MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN mà chỉ có NHẬN GÓP VỐN thôi....các bác giúp e hạch toán với.
khi nào đến Biên Hoà e sẽ hậu tạ.hi
e sắp thi rồi
 
Ðề: MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN

E đọc tài liệu trong sách KTTC 1 cung như sách bài tập, nhưng không có mục nào đề cập tới MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN mà chỉ có NHẬN GÓP VỐN thôi....các bác giúp e hạch toán với.
khi nào đến Biên Hoà e sẽ hậu tạ.hi
e sắp thi rồi
Dưới đây là trường hợp đi góp vốn liên doanh (sử dụng TK 222), tương tự cho các trường hợp góp vốn còn lại (TK 221,223) đều tương tự:
3. Trường hợp góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng tài sản cố định thì các bên liên doanh cùng phải thống nhất đánh giá lại TSCĐ góp vốn:

3.1. Trường hợp góp giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán của TSCĐ, ghi:

Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Số chênh lệch giữa giá trị còn lại của TSCĐ lớn hơn giá đánh giá lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

3.2. Trường hợp góp giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, ghi:


Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

- Hàng năm, căn cứ vào htời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng, kế toán phân bổ dần số doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Phần doanh thu chưa thực hiện được phân bổ cho 1 năm).

- Trường hợp hợp đồng liên doanh kết thúc hoạt động, hoặc bên góp vốn chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh cho đối tác khác, kết chuyển tàon bộ khoản chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ khi góp vốn còn lại chưa phân bổ sang thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn)

Có TK 711 - Thu nhập khác.
 
Ðề: MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN

theo thông tư mới nhất thì làm gì có 338.7 nữa nhỉ.
 
Ðề: MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN

3.2. Trường hợp góp giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, ghi:

Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

- Hàng năm, căn cứ vào htời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng, kế toán phân bổ dần số doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Phần doanh thu chưa thực hiện được phân bổ cho 1 năm).

- Trường hợp hợp đồng liên doanh kết thúc hoạt động, hoặc bên góp vốn chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh cho đối tác khác, kết chuyển tàon bộ khoản chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ khi góp vốn còn lại chưa phân bổ sang thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn)

Có TK 711 - Thu nhập khác.
Em thấy bác lysucha nói vậy là đúng rồi. Ngày trước e cũng đã đọc như vậy trong sách Kế toán tài chính. Nhưng giờ e lại quên mất, ko hiểu sao lại ghi nhận vào 711 tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh; và ghi vào 3387 phần tương ứng với lợi ích của DN mình.
Bác có thể giải thích giúp em với được không?
Em cảm ơn nhiều..!!!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN

Sao lại có định khoản 338 vậy các bác. Chắc các bác sắp "nghỉ hưu" rùi, còn em thì mới vào "nghề". Em ko biết sao lại có định khoản 338. Em chỉ biết là liên quan đến 711, 811 thui. Còn khi mình ko đầu tư nữa và thu hồi ts thì phần lãi lỗ cho 635, 515. (ai muốn xem định khoản rõ ràng thì bảo hi)
 
Ðề: MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN

Theo mình bạn lusacha nói đúng đấy.
711: Số chênh lệch giữa giá trị do các bên liên quan đánh giá lại lơn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh.
3387: Số chênh lệch giữa giá trị do các bên liên quan đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ sẽ được hoãn lại phần chênh lệch tương ứng với phần lợi ịch của mình đi góp vốn.
811: Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ
Vidu
1. Nợ 222
Nợ 214
Nợ 811
Có 211,213
2.Nợ 222
Nợ 214
Có 211,213
Có 711 hoăc 3387
- Nợ 3387
Có 711
 
Ðề: MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN

Có 2 hình thức góp vốn
1. góp vốn vào công ty liên doanh đồng kiểm soát

Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá của hội đồng liên doanh)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

- Hàng năm, căn cứ vào htời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng, kế toán phân bổ dần số doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Phần doanh thu chưa thực hiện được phân bổ cho 1 năm).

- Trường hợp hợp đồng liên doanh kết thúc hoạt động, hoặc bên góp vốn chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh cho đối tác khác, kết chuyển tàon bộ khoản chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ khi góp vốn còn lại chưa phân bổ sang thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn)

Có TK 711 - Thu nhập khác.

2. Góp vốn vào cty liên kết
Nợ tk 223: Giá do hội đồng liên doanh đánh giá
Nợ tk 214: Giá trị hao mòn
Nợ tk 811: Giá trị còn lại > giá hội đồng đánh giá
Có tk 211: Nguyên giá
Có tk 711: Giá trị còn lại < giá hội đồng đánh giá
 
Ðề: MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN

Khi học năm 2 (năm 2008) cô giáo dạy giống như tulipviet nói (phân biệt giữa góp vốn vào ccos sở cty liên doanh ĐKS và cty liên kết)
Nhưng khi học năm 4 (năm 2011) cô giáo em nói là có thông tư mới (em ko biết TT nào nữa) thì góp vốn vào cơ sở cty liên doanh ĐKS và cty liên kết trong trường hợp giá đánh giá lại > GT còn lại đều cho hết vào TK 711 (ko liên quan gì tới TK 3387 nữa)
 
Ðề: MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN

ôi , em cũng ko hiểu chỗ này lắm, mà em lại đang làm bài có liên quan tới phần này.có bác nào hiểu sâu giải thích em với,cái chỗ 3387 ý,em cảm ơn nhiều!!!!!!!!!!!!!!!
 
Ðề: MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN

Hi bạn 127611
Trước kia có phân biệt giữa góp vốn vào cơ sở kinh doanh ĐKS và góp vốn vào công ty liên kết
Khi giá đánh giá lại của hội đồng góp vốn > GT còn lại ==> công ty có TSCĐ đi góp vốn có lãi
- Phần cho vào TK 3387: tương ứng với tỷ lệ góp vốn của công ty mình (đây là phần DN vẫn phải chịu trách nhiệm về những lợi ích mà nó có thể mang lại
nên chỉ khi công ty liên doanh tạo ra được lợi nhuận thì mới được ghi nhận vào 711, nếu ko thì vẫn là 3387)
- Phần cho vào TK 711: tương ứng với tỷ lệ góp vốn của các bên còn lại (đây là phần lợi ích hiển nhiên DN nhận được nên đc ghi nhận trực tiếp)
Em nghĩ vậy, anh/chị cho ý kiến nha!
Thanks
 
Ðề: MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN

Minh cũng đang rối vấn đề này, do thấy có nhiều ý kiến quá. Mình đọc trong thông tu số: 40/20120/TT-BTC ngày 23/03/2010 thì
- Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ để góp vốn được phân bổ dần vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN tại doanh nghiệp có tài sản đánh giá lại đem góp vốn. Việc phân bổ dần khoản chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ vào thu nhập khác của doanh nghiệp có tài sản đánh giá lại đem góp vốn được tính theo số năm còn lại được trích khấu hao của TSCĐ tại doanh nghiệp nhận vốn góp.
Vậy tất cả phẩn chênh lệch sẽ đưa vào 3387 sau đó phần bổ dần vào 711 cho các năm còn lại được trích khấu hao của TSCD
 
Ðề: MANG TSCĐ ĐI GÓP VỐN

Hi bạn 127611
Trước kia có phân biệt giữa góp vốn vào cơ sở kinh doanh ĐKS và góp vốn vào công ty liên kết
Khi giá đánh giá lại của hội đồng góp vốn > GT còn lại ==> công ty có TSCĐ đi góp vốn có lãi
- Phần cho vào TK 3387: tương ứng với tỷ lệ góp vốn của công ty mình (đây là phần DN vẫn phải chịu trách nhiệm về những lợi ích mà nó có thể mang lại
nên chỉ khi công ty liên doanh tạo ra được lợi nhuận thì mới được ghi nhận vào 711, nếu ko thì vẫn là 3387)
- Phần cho vào TK 711: tương ứng với tỷ lệ góp vốn của các bên còn lại (đây là phần lợi ích hiển nhiên DN nhận được nên đc ghi nhận trực tiếp)
Em nghĩ vậy, anh/chị cho ý kiến nha!
Thanks

Đúng rồi bạn ạ. Mình làm rõ hơn nhé
mang TSCĐ đi góp vốn
+ Nếu giá đánh giá lại < giá trị còn lại của TS --> lỗ
Nợ 222/223: giá đánh giá lại
Nợ 214: giá trị đã khấu hao
Nợ 811: phần lỗ
Có 211: nguyên giá TSCĐ
+ Nếu giá đánh giá lại > giá trị còn lại của TS ---> lãi, và tỷ lệ vốn góp của bạn là a%
Nợ 222/223: giá đánh giá lại
Nợ 214: giá trị đã khấu hao
Có 211: nguyên giá TSCĐ
Có 3387: a%(giá đánh giá lại - giá trị còn lại) - đấy là giá trị chênh lệch trên tỷ lệ góp vốn của bạn
Có 711: phần còn lại - đây là giá trị chênh lệch trên tỷ lệ góp vốn của các bên đối tác
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top