IT4DKT - Phương pháp làm việc theo nhóm (P1 - Tiếp theo)

suynghidi

Thèm một số thứ!
Hội viên mới
PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC NHÓM (tiếp theo phần đầu)
III. THÀNH LẬP NHÓM
Với những nhóm là nhóm học tập, nhóm được thành lập như sau:

Số lượng thành viên của mỗi nhóm trong khoảng 5 đến 8 thành viên, với số lượng này nhóm sẽ hoạt động đạt hiệu quả hơn.
Nhóm hình thành trên sự cộng tác kết hợp của các sinh viên cùng có chí hướng thực hiện một vấn đề nào đó cùng với nhau; tuy nhiên để dễ dàng cho việc hoạt động và trao đổi, tốt nhất là nên thành lập nhóm từ những thành viên có cùng điều kiện về hoạt động (thời gian vị trí, công việc...).
Các thành viên được kết nạp vào nhóm không có bất đồng riêng tư từ trước, nếu có hãy giải quyết bất đồng hoặc tham gia vào một nhóm khác nếu có thể.
.
Sau khi đã tập hợp đủ số thành viên, nhóm tiến hành bầu nhóm trưởng. Các nhóm bầu nhóm trưởng trên cở sở tự thỏa thuận với nhau. Tiêu chí để bầu nhóm trưởng là:

Nhóm trưởng là người có khả năng giao tiếp tốt, tạo được mối quan hệ thân thiện với các thành viên trong nhóm
Có khả năng đánh giá, tổng hợp một vấn đề.
Có khả năng nhân sự: phân chia nhiệm vụ, giao nhiệm vụ cho các thành viên, đánh giá vấn đề…, ngoài khả năng chuyên môn, khả năng này cũng rất quan trọng, nó đảm bảo công việc được thực hiện với hiệu quả cao nhất.
Ngoài công việc như các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng còn phải đảm nhận các công việc:

Thống nhất mục tiêu chiến lược cho nhóm
Chủ trì các cuộc họp
Đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc, nhiệm vụ đã đề ra
Kiểm tra, phân tích, khắc phục sai sót
Là đại diện chính thức của nhóm
Phân nhiệm vụ thực hiện cho từng thành viên


teamwork.jpg

V. LÀM VIỆC THEO NHÓM:
Nhóm hoạt động chủ yếu bằng hình thức họp nhóm:
Thời gian và địa điểm do nhóm tự thống nhất và quyết định. Thường thời gian họp nhóm tiến hành trong khoảng 45-75 phút, vì sau thời gian này mức độ tập trung không được cao. Các buổi họp nhóm càng diễn ra thường xuyên càng tốt.

1. Xây dựng mục tiêu cho nhóm:
- Đề ra mục tiêu là vô cùng quan trọng để hoạt động nhóm được thành công. Những mục tiêu được xác định đúng là kim chỉ nam cho hoạt động của nhóm. Vì vậy, sau khi thành lập nhóm các nhóm cần xây dựng mục tiêu tổng quát riêng cho nhóm của mình dựa trên những mục tiêu chiến lược đã được đề ra.
- Sau khi xây dựng mục tiêu tổng quát xong, chia các mục tiêu đó thành nhiều dự án ngắn hạn.
- Xây dựng các dự án cụ thể dựa trên các dự án ngắn hạn đó.
- Xây dụng các chỉ tiêu cụ thể cần thực hiện
- Xây dựng các qui tắc, qui định riêng cho nhóm, thực hiện trong nhóm và mọi thành viên trong nhóm phải thực hiện nghiêm túc các qui định đó.

Lưu ý: các dự án, chỉ tiêu được xây dựng cần :

Xác định rõ nhiệm vụ cần thực hiện
Cắt nhỏ đề án thành các công việc cụ thể, công việc này đủ nhỏ để một thành viên có thể hoàn thành được trong khả năng của mình.
Xác định rõ thời gian hoàn thành dự án, xây dựng các bước công việc cần hoàn thành với thời gian cụ thể.
Xây dựng tiêu chí đánh giá các dự án bằng các tiêu chí định lượng; đánh giá dựa trên tiêu chí định lượng là xác định tiến độ thực hiện dựa trên các phương pháp có thể: cân, đong, đo, đếm bằng các dụng cụ và cho ra số liệu cụ thể. Đánh giá theo tiêu chí định tính là đánh giá dựa trên nhận xét chung của cá nhân.
Đừng để thất bại một phần dự án làm hủy hoại thành công chung của nhóm
2. Tiến hành họp nhóm:
a. Chuẩn bị: Các thành viên tự chuẩn bị các vấn đề cần trao đổi trước, hoàn thành các công việc được giao, vạch ra những vấn đề mới cần được trao đổi. Các thành viên phải tự nỗ lực lao động và học tập, các vấn đề được bàn luận khi họp nhóm là các vấn đề mới, khó giải quyết, các bài tập lớn cần nhiều người cùng làm. Không ỷ lại vào nhóm, trước khi họp nhóm các thành viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng cho nội dung cần bàn luận. Ví dụ như khi bàn luận một bài tập khó trên nhóm thì đòi hỏi thành viên của nhóm đó phải tự giải bài tập đó ở nhà trước bằng nhiều phương pháp khác nhau, mặc dù không giải ra được nhưng đã có sự chuẩn bị và hình dung được vấn đề cần giải quyết, đồng thời tiết kiệm thời gian chuẩn bị đó cho những công việc khác.
b. Mở đầu:
Các thành viên ổn định vị trí của mình, tắt chuông điện thoại hoặc các thiết bị khác để không ảnh hưởng đến quá trình làm việc của nhóm.
Nhóm trưởng hoặc một thành viên nào đó trong nhóm nêu ra các vấn đề cần được giải quyết trong buổi họp. Sau đó các thành viên thống nhất thứ tự giải quyết các vấn đề.
Giải quyết vấn đề:
c. Tiến hành giải quyết vấn đề.
- Cách thức làm việc theo nhóm và tính cách kín đáo, bảo thủ, áp đặt không thể sống chung với nhau. Mọi người đều có khả năng đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau, khi ý tưởng được trình bày các thành viên nên chú ý lắng nghe trọn vẹn ý tưởng, không nên phản ứng, cắt ngang ý tưởng của thành viên khác. Nếu có những phản ứng riêng của cá nhân muốn phủ định ý tưởng được nêu ra thì nên ghi lại những ý kiến riêng của mình vào một tờ giấy. Sau khi thành viên đưa ra ý tưởng, tự rút ra các ưu điểm và nhược điểm của ý tưởng đó, so sánh với ý tưởng khác hoặc ý tưởng của bản thân rồi mới đưa ra ý kiến phản biện. Công việc của nhóm là quan sát, đánh giá, nhận xét các ý tưởng, để cùng phát huy, bổ sung các ưu điểm và bù lấp những khuyết điểm đang tồn tại.
- Nhóm cùng thống nhất ý tưởng và đưa ra phương án hành động. Nếu có nhiều ý tưởng và phương án có khả năng thực hiện như nhau, nhóm tiến hành lấy ý kiến bằng hình thức biểu quyết để thống nhất ý tưởng và phương án hành động. Khi các ý tưởng và phương án được thống nhất thực hiện, có thể sẽ làm nảy sinh tâm lí không phục tùng với các thành viên có ý tưởng- phuơng án bị bác bỏ. Vì vậy, mỗi thành viên hãy học cách thực hiện theo tập thể, tìm ra các nhược điểm của ý tưởng - phương án đó để tìm cách bù lấp, xóa bỏ những khuyết điểm, làm cho phương án ngày càng thể hiện ưu điểm, giảm bớt nhược điểm có như vậy hiệu quả của công việc mới được nâng lên, nhóm đó mới trở thành một nhóm mạnh.
- Các vấn đề, các công việc đòi hỏi nhiều sự sáng tạo và tư duy ưu tiên giải quyết trước
d. Kết thúc:
- Ghi nhận và đánh giá các kết quả đã thực hiện được trong buổi họp nhóm. Đánh giá tiến độ thực hiện công việc. Nhóm nên có một cuốn sổ để ghi chép quá trình thực hiện
- Nêu vấn đề sẽ giải quyết trong lần họp nhóm lần sau, phân chia nhiệm vụ và công việc cần chuẩn bị cho từng thành viên
- Thông báo những thông tin liên quan đến nhóm và các công việc ngoài lề khác.

Lưu ý:
- Thời gian họp nhóm nên tiến hành trong khoảng 45 đến 75 phút, nên tận dụng thời gian này hoạt động với hiệu quả cao nhất có thể được, không nên phí phạm thời gian này cho những công việc ngoài lề.
- Khi họp nhóm không cần thiết phải tạo ra bầu không khí quá nghiêm túc gây ức chế cho nhóm, cũng không quá dễ dãi, đùa cợt làm mất thời gian của nhóm. Khi họp nhóm cần tạo ra bầu không khí thoải mái, thân thiện, cùng nhau hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Làm việc theo hướng hiểu biết lẫn nhau: khuyến khích trao đổi cởi mở.
- Cố gắng sắp xếp các nhiệm vụ phù hợp với tính cách của thành viên, để thành viên lựa chọn hơn là cố ép thành viên đó vào một nhiệm vụ. Nên nhớ rằng mỗi thành viên, mỗi cá nhân có một cách nghĩ, tư duy riêng, không ai giống ai, vì thế không nên áp đặt lối suy nghĩ của bản thân cá nhân lên các thành viên khác trong nhóm.
- Mỗi thành viên cần nhận rõ trách nhiệm của cá nhân đối với hoạt động của nhóm.
- Chấp nhận thách thức đối với công việc mà mình đảm nhận

HẾT PHẦN 1. XEM PHẦN ĐẦU TẠI ĐÂY

XEM PHẦN II TẠI ĐÂY


Suynghidi - Sưu tầm

DANH SÁCH THÀNH VIÊN ĐÃ ĐĂNG KÝ HỘI IT4DKT TẠI ĐÂY

TRAO ĐỔI VỀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI TẠI ĐÂY
 
Sửa lần cuối:
Ðề: IT4DKT - Phương pháp làm việc theo nhóm (P1 - Tiếp theo)

sao ko viết vào chung một topic cho dễ nhìn hả anh?
 
Ðề: IT4DKT - Phương pháp làm việc theo nhóm (P1 - Tiếp theo)

sao ko viết vào chung một topic cho dễ nhìn hả anh?

Số lượng ký tự tối đa cho 1 bài viết là khoản 12.000. Nếu viết chung thì lên đến 16.000 ký tự. Anh phải phân ra thế này cũng :sweatdrop:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top