Món ngon các xứ

macvolam

Member
Hội viên mới
trước tiên em xin giới thiệu món ngon xứ em.

Nếu ai đã một lần được thưởng thức mùi thơm béo ngậy, vị ngon đặc trưng của món chả tôm Thanh Hóa, chắc hẳn không thể nào quên được. Một món ăn hấp dẫn nhưng không đòi hỏi nguyên liệu cầu kỳ , hãy dành chút thời gian để thay đổi khẩu vị cho cả gia đình bạn với món chả tôm nhé!
showthread.php


Chả tôm là một món ăn dân dã, nguyên liệu không cầu kỳ nhưng lại đòi hỏi phải tỉ mỉ, cẩn thận, nếu chỉ ẩu một chút thôi thì sẽ không còn hương vị nữa.

Để chả tôm được ngon, phải chuẩn bị đủ gia vị cần thiết như tôm sú tươi ngon, bánh phở có độ dày và dai, hành khô, và quan trọng nhất đó là gấc, loại quả giàu vitamin A, một thứ phẩm màu thiên nhiên để tạo màu đỏ tươi cho chả tôm và vị ngậy từ dầu gấc cũng giúp món chả tôm thêm ngon.

Những con tôm đã được lột vỏ, đem giã nhuyễn cùng hành khô, gấc để tạo thành một nguyên liệu hỗn hợp nhuyễn, mềm và mịn. Dải nhân lên chiếc bánh phở đã được cắt theo miếng vừa ăn, rồi cuộn lại thành từng chiếc xinh xắn, sau đó xếp vào vỉ nướng trên bếp than hoa. Những miếng chả tôm trông như những chiếc nem được rán giòn, ánh lên màu đỏ tươi thật bắt mắt.

Bên cạnh đĩa chả tôm là đĩa rau ghém đủ vị, bát nước chấm chua cay, điểm thêm những miếng sung thái lát. Trong tiết trời mát mẻ, thưởng thức món chả tôm ngậy béo thì quả là một điều thú vị.


Nhắc đến Thanh Hoá, đến hương vị quê Thanh không thể không kể đến đặc sản nem chua còn gọi là nem quả. Từng quả nem đã đại diện cho tình cảm gắn bó của người xứ Thanh lưu luyến tiễn chân du khách. Chỉ bằng bì lợn, thính, thịt lợn, gia vị, chiếc lá đinh lăng bánh tẻ quấn ngoài cùng một ít bí quyết gia truyền mà cái khối nhỏ vuông vắn có màu xanh của lá chuối, màu trắng của lạt mà làm say lòng người đến

Nem chua Hạc Thành. Chè lam Phủ Quảng. Bánh gai Tứ Trụ. Cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá trà Sầm Sơn, Hải Thanh, Tĩnh Gia.
Nhắc đến Thanh Hoá, đến hương vị quê Thanh không thể không kể đến đặc sản nem chua còn gọi là nem quả. Từng quả nem đã đại diện cho tình cảm gắn bó của người xứ Thanh lưu luyến tiễn chân du khách. Chỉ bằng bì lợn, thính, thịt lợn, gia vị, chiếc lá đinh lăng bánh tẻ quấn ngoài cùng một ít bí quyết gia truyền mà cái khối nhỏ vuông vắn có màu xanh của lá chuối, màu trắng của lạt mà làm say lòng người đến.
Kế đến phải kể đến đặc sản tiết canh dê cùng các sản phẩm từ dê. Dê phải kén thứ dê núi ở vùng núi đá Hà Trung, Vĩnh Lộc. Với bàn tay khéo léo và kỹ thuật pha chế điêu luyện, bát tiết canh dê như một bức hoạ tuyệt vời với các gam màu xen kẽ: đỏ của tiết, xanh của rau, vàng của vừng lạc, đen xám của dê song lại rất mát, nhắm kèm với rượu ngâm mật dê thì mới hợp khẩu vị. Nhân nói về rượu, xin thưa ngon nhất phải kể đến rượu Nga Liên (Nga Sơn) được chưng cất bởi giống gạo nếp cái đã được chọn lựa cẩn thận. Nhấp một chút rượu đã có cảm giác thơm đầu lưỡi mùi nếp mới, cay của men say.... Thứ đến là rượu làng Quảng. Tuy chỉ nấu bằng gạo tẻ, song không biết là do men, do nước hay do bí quyết nhà nghề mà độ rượu rất cao, rất đậm song lại rất êm...
Mấy năm gần đây, một số món ăn Huế đã "du nhập" vào Thanh Hoá, đặc biệt là các món ăn từ hến. Hội nghị liên hoan, gặp gỡ, sinh nhật, cải thiện cuối tuần, thậm chí nghỉ mát Sầm Sơn cũng về Thành phố - A lô ! cơm hến !. Ðây cũng là dịp để hến làng Giàng tự khẳng định một lần nữa "vị thế" sẵn có của mình trong "họ". Với sự kết hợp giữa công thức và nguyên liệu của hai miền đã làm món hến sào, cơm rang hến, canh hến nao nức lòng người. Dường như với sự khác biệt về màu sắc (hến làng Giàng có vỏ màu vàng còn loại hến khác có vỏ màu đen) đã làm cho nước hến thêm ngon, thêm trong còn ruột hến thì thơm hơn, ngậy hơn.
Nói đến làng Giàng thì không thể không kể đến Phi Cầu Sài rất hiếm có ở các địa phương khác, rất ngon, rất mát. Thỉnh thoảng lại thấy nhớ và bất chợt thoảng nghe đâu đây tiếng rao của bà bán hàng rong "Ai phi mua !".
Chưa hết, còn một kho đặc sản khổng lồ của xứ Thanh mà đâu đâu cũng biết đó là nguồn hải sản dọc biển Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Nào cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá chà... Cũng là ở biển nhưng con cua, con cá ở đây nó thơm và ngon một cách lạ lùng. Chính vì thế mà các loại mắm, nước mắm Thanh Hoá ngon nổi tiếng cả nước.
Chớm Hè, mới tới địa phận Bắc thành phố du khách đã được chiêm ngưỡng từng "kim tự tháp" dừa xanh mọc hai bên đường "địa phận huyện Hoằng Hoá". Dường như tạo hoá đã thiên vị ban tặng cho mảnh đất Anh hùng, kiên cường trong kháng chiến loại dừa sai quả, nhiều nước và ngọt mát đến thế.
Ai có dịp qua huyện Thọ Xuân thì không thể không mua bánh gai Tứ Trụ về làm quà. Cũng từ bột gạo nếp, đậu xanh, dừa, mỡ lợn nhưng khác là có thêm lá gai đã trở thành đặc sản Thanh Hoá. Còn sản phẩm nửa bánh, nửa kẹo nhưng lại rất hấp dẫn bởi cái cay của gừng tươi, cái thơm của bột gạo nếp, mật mía, lạc tạo nên một sản phẩm vừa cứng vừa giòn đó là Chè lam Phủ Quảng. Mà sắp tới, tỉnh đang có kế hoạch đầu tư khôi phục và phát triển sản phẩm này như một đặc sản dân tộc.
Còn nhiều lắm, nào là cam Giàng, dứa Thạch Thành, mía Kim Tân, rồi ong Yên Khương, bánh đa cầu Bố, rượu cần dân tộc Thái... không thể kể hết được đã tạo nên một hương vị xứ Thanh rất gần gũi nhưng lại rất riêng.

hix hix em ko bít đưa anh len làm sao lúc nào em bít em sẽ đưa anh các mon ngon lên
 
Ðề: Món ngon các xứ

Phải công nhận là món Nem Thanh Hóa ngon tuyệt. Mỗi lần các em sinh viên về thăm quê là cũng mang vào nhiều nem đãi mọi người. Ăn nem nhiều xứ roài mà chỉ kết mỗi nem Thanh Hóa.:dangyeu:
 
Ðề: Món ngon các xứ

Phải công nhận là món Nem Thanh Hóa ngon tuyệt. Mỗi lần các em sinh viên về thăm quê là cũng mang vào nhiều nem đãi mọi người. Ăn nem nhiều xứ roài mà chỉ kết mỗi nem Thanh Hóa.:dangyeu:
con nhìu món ngon lắm, nếu chị có dịp qua thanh hóa hảy liên lạc với em, em dẫn đi ăn ốc mút, chè lam, chả tôm thanh hóa. à đặc biệt que em có món canh đắng nữa( món này chỉ có mỗi thanh hóa có thôi, ở các tỉnh khác ko có) mà các bác đừng nhầm với lá cây rau đắng nhé. cây lá đắng này là cây gỗ đấy. ăn canh đắng lần đầu ai ko ưen thì ko an đc, nhưng đã ăn 2 lần rùi thì se nhớ mãi và ngiện ăn luôn đó. ăn vào đầu tiên thì đắng nhưng khi ăn xong chép miệng thì cảm thấy ngọt ngọt trong miệng.
 
Ðề: Món ngon các xứ

con nhìu món ngon lắm, nếu chị có dịp qua thanh hóa hảy liên lạc với em, em dẫn đi ăn ốc mút, chè lam, chả tôm thanh hóa. à đặc biệt que em có món canh đắng nữa( món này chỉ có mỗi thanh hóa có thôi, ở các tỉnh khác ko có) mà các bác đừng nhầm với lá cây rau đắng nhé. cây lá đắng này là cây gỗ đấy. ăn canh đắng lần đầu ai ko ưen thì ko an đc, nhưng đã ăn 2 lần rùi thì se nhớ mãi và ngiện ăn luôn đó. ăn vào đầu tiên thì đắng nhưng khi ăn xong chép miệng thì cảm thấy ngọt ngọt trong miệng.

Nhiều món nhỉ? Nghe nói mà thèm ròai. Canh đắng? Như bạn giới thiệu thì có vẻ hấp dẫn đó nhỉ? nó khó ăn một chút nhưng ăn rồi thì ghiền. Vậy tiện đây bạn nói qua một chút về nó được không? Tại tò mò mà ( chỉ có Thanh Hóa mới có, lại cây gỗ ...)Mình cũng ăn nhiều món đăng đắng rồi ghiền luôn. Chằng hạn lần đầu tiên ăn cháo nấm Tràm của người Huế nấu thấy đắng, khó ăn quá nhưng cố gắng thử rồi cũng thấy ngon và thi thoảng xin ăn ké hiihi.Cũng cầu kỳ lắm. Bạn nói một chút về món canh đắng nha.Nghệ An gần Thanh Hóa thế không biết có không nhỉ? hihi:dancing:
 
Ðề: Món ngon các xứ

Nhiều món nhỉ? Nghe nói mà thèm ròai. Canh đắng? Như bạn giới thiệu thì có vẻ hấp dẫn đó nhỉ? nó khó ăn một chút nhưng ăn rồi thì ghiền. Vậy tiện đây bạn nói qua một chút về nó được không? Tại tò mò mà ( chỉ có Thanh Hóa mới có, lại cây gỗ ...)Mình cũng ăn nhiều món đăng đắng rồi ghiền luôn. Chằng hạn lần đầu tiên ăn cháo nấm Tràm của người Huế nấu thấy đắng, khó ăn quá nhưng cố gắng thử rồi cũng thấy ngon và thi thoảng xin ăn ké hiihi.Cũng cầu kỳ lắm. Bạn nói một chút về món canh đắng nha.Nghệ An gần Thanh Hóa thế không biết có không nhỉ? hihi:dancing:
lá đắng để nấu canh còn gọi là ( lá chân chim) bởi vì nó có hình dạng giống chân chim, Lá đắng là tên gọi đúng vị của nó, mọc từ thân ra, có hình dạng giống như lá sắn mì. Từ cuống chính tỏa thành chín cuống phụ, mỗi cuống phụ một lá, thân lá dài 5 - 6 cm đến 20 cm, rộng độ 4 - 5 cm, chỗ gần cuống tròn hơn, thân lá nhọn, hai mặt lá đều màu xanh đậm. Lá đắng nấu với thịt nạc băm nhỏ, lòng heo cho thêm một ít mắm tôm,. Mới ăn vào đắng lắm. So với canh lá đắng thì canh khổ qua (không luộc chần) chẳng thấm thía gì. Vậy mà khi đã nuốt xong, vị đắng tan hết, còn lại vị ngọt. Ăn lần thứ nhất có thể chưa cảm nhận được canh lá đắng ngon thế nào, sau lần thứ hai đã thấy nhớ, lần thứ ba và những lần tiếp theo sẽ không quên món canh độc đáo này của quê hương thanh hóa.
một nồi canh đắng mấy cái bánh đa cầu bố, thêm chén rượu làng quảng hay làng giàng cũng đc cuối cùng là thêm vài chiến hữu nữa thì không còn gì để nói.
Món này chỉ có ở thanh hóa mới có thôi bạn ơi.
mà bạn hiện đang sống ở đâu vậy. nếu ở sg thì hè này minh bảo mẹ minh gửi ít là đắng phơi khô vào rùi minh nấu mời bạn ăn thử.
 
Ðề: Món ngon các xứ

lá đắng để nấu canh còn gọi là ( lá chân chim) bởi vì nó có hình dạng giống chân chim, Lá đắng là tên gọi đúng vị của nó, mọc từ thân ra, có hình dạng giống như lá sắn mì. Từ cuống chính tỏa thành chín cuống phụ, mỗi cuống phụ một lá, thân lá dài 5 - 6 cm đến 20 cm, rộng độ 4 - 5 cm, chỗ gần cuống tròn hơn, thân lá nhọn, hai mặt lá đều màu xanh đậm. Lá đắng nấu với thịt nạc băm nhỏ, lòng heo cho thêm một ít mắm tôm,. Mới ăn vào đắng lắm. So với canh lá đắng thì canh khổ qua (không luộc chần) chẳng thấm thía gì. Vậy mà khi đã nuốt xong, vị đắng tan hết, còn lại vị ngọt. Ăn lần thứ nhất có thể chưa cảm nhận được canh lá đắng ngon thế nào, sau lần thứ hai đã thấy nhớ, lần thứ ba và những lần tiếp theo sẽ không quên món canh độc đáo này của quê hương thanh hóa.
một nồi canh đắng mấy cái bánh đa cầu bố, thêm chén rượu làng quảng hay làng giàng cũng đc cuối cùng là thêm vài chiến hữu nữa thì không còn gì để nói.
Món này chỉ có ở thanh hóa mới có thôi bạn ơi.
mà bạn hiện đang sống ở đâu vậy. nếu ở sg thì hè này minh bảo mẹ minh gửi ít là đắng phơi khô vào rùi minh nấu mời bạn ăn thử.

Cảm ơn bạn đã giới thiệu về món canh đắng một cách chi tiết đến thế ( lại còn có thể phơi khô để lúc nào dùng cũng đc kia à? ). Mình cũng rất muốn thử ăn món đó,và hi vọng một ngày nào đó cũng sẽ được ăn nó, còn ghiền hay không thì phải đợi xem đã hihi.Bạn cứ mang vào nhiều nhiều, mình tin có nhiều bạn trong SG muốn ăn thử món này chứ không riêng gì HY đâu. Cảm ơn bạn nhiều về món này nhé. Dù chỉ mới nghe nói thui mà cũng muốn thử và đợi ngày đc thử ăn nó.
 
Ðề: Món ngon các xứ

Cảm ơn bạn đã giới thiệu về món canh đắng một cách chi tiết đến thế ( lại còn có thể phơi khô để lúc nào dùng cũng đc kia à? ). Mình cũng rất muốn thử ăn món đó,và hi vọng một ngày nào đó cũng sẽ được ăn nó, còn ghiền hay không thì phải đợi xem đã hihi.Bạn cứ mang vào nhiều nhiều, mình tin có nhiều bạn trong SG muốn ăn thử món này chứ không riêng gì HY đâu. Cảm ơn bạn nhiều về món này nhé. Dù chỉ mới nghe nói thui mà cũng muốn thử và đợi ngày đc thử ăn nó.
uh, minh phải phơi khô vì ko phơi đem vào nó hỏng mất. tuy lá khô an ko đc như lá tươi nhưng no vẫn ngon lam. khi nào đem vào minh sẽ gọi các ban nhé.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nào các bạn hãy cùng mình giới thiệu các món đặc sản của quê hương các bạn đi. để khi có dịp qua quê hương các bạn con biết mà tim ăn chứ nhỉ
-----------------------------------------------------------------------------------------
Em xin giới thiệu tỉ mĩ từng món nhé.
đầu tiên là Bánh gai Tứ Trụ xứ Thanh
Bánh gai Tứ Trụ hay bánh làng Mía là đặc sản nổi tiếng xứ Thanh với vị thơm ngon đặc biệt.


Làng nghề sản xuất bánh gai ở làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá, nằm cách TP Thanh Hoá 45 km về phía tây; cách khu di tích lịch sử Lam Kinh không bao xa.

Đúng ra phải gọi bánh gai làng Mía mới đúng tên gọi xuất xứ. Nhưng vì bánh làm ra được bày bán ở phố Tứ Trụ - trước năm 1945 thuộc tổng Diên Hào (nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân) là "quê hương của nhiều vị khai quốc công thần triều Lê-vùng đất có chợ Đường nổi tiếng nên khách mua thường gọi là bánh gai Tứ Trụ, lâu rồi thành quen. Hiện nay, làng Mía có vài trăm hộ làm bánh gai.

Tác giả Phạm Tấn - một trong nhóm ba tác giả cuốn Địa chí huyện Thọ Xuân viết:" Về bánh gai thì có rất nhiều làng quê trong tỉnh, trong nước làm nhưng để có được bánh gai như ở Tứ Trụ thì chưa hẳn đã có nơi nào bằng. Đây là thứ bánh chủ yếu để cúng tiến trong các ngày lễ hội ở đình làng, nhất là trong các kỳ lễ "hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi" ở khu điện miếu Lam Kinh. Mỗi lần về nơi cội nguồn, du khách và người gần xa chẳng bao giờ quên mua thứ đặc sản nổi tiếng này".

Còn theo ông Nguyễn Đăng Tâm, 80 tuổi, người làng Mía (xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá), chủ của gia đình có bốn đời làm bánh gai, cho biết, nghề làm bánh gai ở đây được du nhập từ cố đô Huế, cách nay hơn 120 năm. Làng Mía thời Lý có tên gọi là làng Yên Hà, huyện Lôi Dương (tên cũ của Thọ Xuân). Đất làng là nơi sinh ra bà Ngô Thị Ngọc Dao - vợ của vua Lê Thái Tông, mẫu thân của vua Lê Thánh Tông. Thời gian này, làng đổi tên là Thịnh Mỹ. Làng Mía là tên gọi sau này.

Làng có ông Nguyễn Văn Xiển, cử nhân đỗ đầu khoa, làm quan coi giữ kho tiền (thời vua Hàm Nghi) và con rể là ông Ngô Đình Chí, đỗ phó bảng, từng làm tri huyện ở Thạch Thành (Thanh Hoá), Quảng Trạch(Quảng Bình). Chính bà Ngô Thị Phẩm, con gái ông Ngô Đình Chí là người đã học hỏi, du nhập nghề làm bánh gai từ Huế về truyền cho dân làng Mía.

Cầm bánh gai Tứ Trụ trên tay, chưa bóc lá, du khách đã nhận ra hương vị đặc trưng của thứ đặc sản này. Bóc dần lớp lá chuối khô mềm, phần vỏ bánh có màu đen ánh, lấm chấm hạt vừng. Nhấm một miếng nhỏ thấy vị ngòn ngọt của mật mía, dẻo dính của nếp, quyện mùi thơm của đậu xanh, cùi dừa, dầu chuối, thỉnh thoảng nhằn mấy hạt vừng bùi bùi…thật là thú vị.

Hầu hết nguyên liệu làm bánh có sẵn ở địa phương. Lá chuối khô gói bánh được đi mua gom quanh vùng về bán cho các hộ làm bánh. Chỉ có lá gai là phải đi thật xa và phải mua với số lượng lớn để bảo đảm có đủ dùng quanh năm.

Cách làm bánh gai khá công phu. Việc đầu tiên là phải chuẩn bị đủ nguyên liệu và sơ chế. Lá chuối khô mua về phải làm sạch. Lạt giang chẻ mỏng đem nhuộm đỏ để làm dây buộc. Lá gai rửa sạch đem luộc, để ráo nước rồi giã thật nhuyễn. Gạo nếp cho vào nước đãi sạch, giã nhỏ, đem rây lấy bột thật mịn rồi trộn với lá gai đã giã nhuyễn cùng một ít mật mía, tạo thành thứ bột dẻo có mầu đen. Đậu xanh ngâm đãi sạch vỏ; nấu chín, gia giảm đường đủ ngọt và ít dầu chuối, giã nhuyễn. Cùi dừa thái mỏng hoặc nạo. Vừng rang vàng, đãi sạch vỏ. Muốn cho bánh thật ngon, nhân cho thêm ít thịt nạc và hành nướng. Ngoài ra, người ta còn cho thêm vào bánh một ít dầu có tác dụng nhuận tràng.

Sau khi đã xử lý nguyên phụ liệu thì nắm bột, dàn mỏng, đều, cho nhân vào, gói lại thật kín lại thành hình vuông. Cuối cùng, lót lá gai đồ bánh như đồ xôi. Mùa hè, bánh có thể để được 1 tuần, mùa đông để độ mươi ngày. Nếu làm thủ công, mỗi hộ mỗi ngày chỉ làm được vài trăm bánh. Nay có máy móc trợ lực, hộ gia đình anh Lê Hữu Lâm và chị Nguyễn Thị Thắm (con gái ông Nguyễn Đăng Tâm) mỗi ngày có thể làm tới 2.000 đến 2.500 chiếc đưa xuống TP Thanh Hoá và xuất bán cho các tỉnh phía nam, tận TP Hồ Chí Minh.

Nguyên liệu làm bánh gai Tứ Trụ dân dã, hầu hết dễ kiếm, duy chỉ có lá gai thì ít địa phương mới có. Cách làm bánh tuy có phần công phu nhưng không phải khó lắm. Cái khó là tỷ lệ gia giảm nguyên phụ liệu, thời gian đồ bánh…Đó là bí quyết công nghệ chỉ có các nghệ nhân làm bánh gai ở làng Mía nắm giữ hàng trăm năm nay.

Canh đắng
là món ăn khá hấp dẫn của đồng bào các dân tộc miền cao. Mới nghe từ 'đắng' xin bạn đừng vội lắc đầu từ chối. Canh đắng nấu với lòng hoặc thịt bò, dê, lợn, gà, chim, cá, … đều được. Không kén chọn thực phẩm lắm. Nấu với thứ gì cũng đều phải làm sạch sẽ, rửa để ráo nước. Băm nhỏ, dao mài thật sắc để tránh mùn thớt.

Dùng lá chân chim hay còn gọi là ngũ gia bì khô hoặc tươi xắt thật mỏng. Riềng, sả đem giã kỹ cho thật nát trộn với mẻ, mì chính, mắm tôm, ớt vừa ăn theo khẩu vị. Các món gia vị này dùng tay bóp lẫn với nhau. Mùi mẻ, riềng, mắm tôm dậy lên đã làm nhiều người nuốt nước bọt. Sau khi ướp khoảng 15 - 20 phút. Nước đun thật sôi, cho các thứ vào nồi đảo đều, đun lửa âm ỉ cho chín kỹ. Có thể cho vào nồi canh đắng một ít chuối cây non thái thật mỏng như lá mạ, một ít gạo nếp hoặc tẻ. Canh chín. Múc cho mỗi người một bát con vừa thổi vừa húp. Mùa Đông ăn vào đến đâu bụng ấm đến đấy. Bát canh đắng gồm đủ các mùi vị ăn xong ở cổ, miệng, môi, đầu lưỡi vẫn còn đọng lại vị cay, đắng, ngọt ngào … chỉ cần dùng vài lần là nghiện và cứ ao ước đến cái mùi vị lạ kỳ cuốn hút như có sức thôi miên. … Húp bát canh đắng, cái bụng như nhẹ hẳn, người tiêu hoá yếu vẫn cứ an tâm. Khi ăn xong vẫn còn thòm thèm.

NEM CHUA - ĐẶC SẢN HẠC THÀNH
Quả nem chỉ to bằng chiếc chén pha trà, gói bằng lá chuối tươi, lạt giang trắng buộc quanh chữ thập 6 mặt trông nho nhỏ, khéo khéo, trăm quả như một mà làm say lòng du khách.

“Bạn đến chơi nhà ta với ta

Có chai rượu đậu bóc nem ra …”

Làm nem là một nghề độc đáo, không khó nhưng phải có những bí quyết nhất định. Pha chế là khâu quan trọng, thứ gì làm trước, thứ gì làm sau, ngào trộn như thế nào…và khâu vệ sinh cũng như kỹ thuật gói nem cũng rất quan trọng. Nguyên liệu chủ yếu để làm nem bao gồm thịt nạc xay nhuyễn; Bì lợn luộc chín, cạo thật sạch, lạng mỏng bỏ vào máy cán thành sợi, ngắn chừng 3cm. Thính là gạo tẻ rang vàng, xay nhỏ mịn. Gia giảm còn có men, tiêu bắc, muối tinh và bột ngọt vừa đủ.

Đôi bàn tay xinh xinh thoăn thoắt gói nem, đặt viên nem đã vo sẵn vào lá chuối, cuộn,bẻ góc, quả nem mới hình thành đã vuông vức, cầm lá chuối xé sẵn khoanh chặt, ngoài cũng lấy lá mặt gói chặt, miệng ngậm đầu lạt xoay quanh buộc chặt, nhoáng đã xong quả nem rồi sâu thành chục một, sau 1-2 ngày là ăn được. Khi ăn, Nem bóc ra chắc, màu hồng, không dính lá, có vị hơi chua là nem ngon.
Mùa nào ăn nem cũng ngon, nhưng thú vị nhất là cuối thu, sang đông và mùa xuân. Ngày Tết có nem để đón xuân, chén rượu nhắm với nem Hạc Thành thì thật là thú vị. Ai đi đâu, về đâu qua TP Thanh Hoá đều mua nem về làm quà, và cùng với bước chân của du khách, quả nem nho nhỏ đã trở thành tình người Thanh hoá với bạn bè muôn phương.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Hến giàng

Làng Giàng - Huyện Thiệu Hoá nằm kề bên sông Mã. Khúc sông này, nhờ dòng chảy và nền cát đặc biệt rất thuận lợi cho loài hến sinh sôi. Hến bán hầu khắp các chợ quê, làm món ăn bình dân. Họ mua về chủ yếu để nấu canh. Ruột hến luộc trắng nhờ nhờ. Nước hến luộc trắng lờ đờ.


Làm chi dở đục dở trong

Lờ đờ nước hến cho lòng tương tư.

Nhưng hến giàng vỏ không đen và nước luộc trong, lại không có mùi vị hăng hắc, nấu canh ngọt, xào lên rất ngon, làm mắm càng tốt, đến nỗi vua chúa miệng quen ăn sơn hào hải vị cũng ưa thích.

Có một ông vua (triều Nguyễn thì phải) ngự giá qua bến Giàng (thời xưa đường thiên lý Bắc - Nam qua bến Giàng), nghe tiếng hến Giàng ngon, vua đòi ăn, rất khen ngợi. Từ đó hàng năm có lệ làng Giàng hến phải cung tiến hến.

Hến tiến lên vua, dĩ nhiên phải chọn lọc hết sức cẩn thận. Đó là những con lớn, vỏ không đen, không sần sùi, sinh sống chỗ luồng nước sạch. Khi vận chuyển hến phải mang theo cát và nước sông Giàng để hến vẫn được sinh sống trong môi trường quen thuộc. Đồ đựng hến phải là thùng gỗ hoặc thúng mủng mới, khảm sắn, đường, giấy bản, lá bời lời, để nước khỏi chảy và con vật không bị ô uế. Việc vận chuyển hến khá công phu, đúng là 'của một đồng công một nén'. Trai tráng làng Giàng năm nào cũng phải thay phiên cắt lượt gánh hến vào tận kinh đô Huế, đêm ngày lo ngay ngáy, cất giữ sao hến không chết, không gầy. Một con hến chết gây nhiễm bẩn cả thùng. Hến bị gầy, tất nhiên vua ăn mất ngon.

Hến chở đến kinh dô, không thể dừng chân nghỉ, cứ thay phiên nhau gánh, đi miết ngày đêm. Đã được tiền trạm báo tin trước, quan ngự thiện đợi sẵn, nhận ngay. Ông sai đầu bếp nấu thử dâng lên vua, thấy nước hến trong, có ánh biêng biếc, vị ngọt thanh, không hắc … được vua phê chữ 'hảo', đoàn vận chuyển hến mới thở đánh phào, cất đi gánh nặng khỏi vai mà thong thả ra về.

Có lần nhà Vua đi qua bến Giàng thấy một cô gái mò hến dưới sông, dáng hình rất xinh đẹp, đem lòng yêu. Cô tên là Hến, người làng Giàng, Hến vì nhà nghèo quá, ngày nào cũng phải lặn hụp dưới sông, mò hến từ sáng đến tối để đổi gạo mà tóc vẫn đen mượt, da dẻ vẫn nuột nà. Vua đưa Hến theo thuyền ngự về kinh đô, đổi tên Ngọc Hến, cho vào hầu trong cung.

Ngày tháng trôi đi, ông vua già yếu dần, Trước khi từ trần, vua muốn ban ơn cho một số phi tần trẻ không con cái được trở về quê, trong đó có nàng Ngọc Hến. Họ muốn xin bao nhiều vàng, bạc làm vốn sinh nhai, cứ thực tâu bày. Ngọc Hến nói nàng không dám xin vàng bạc, chỉ xin nhà vua ban ơn trời để miễn cho làng Giàng quê mình khỏi lệ cung tiến hến. Nhà vua cảm động gật đầu.

Làng Giàng Hến từ đó thoát nạn cung tiến hến. Họ rất biết ơn cung phi Ngọc Hến, tên gọi nàng là 'Bà Chúa Hến'.

Cũng từ đó, hến Giàng có mặt khắp chợ cùng quê, đem cái ngon ngọt đến cho mọi nhà. Hến Giàng tuy đắt giá hơn hến thường nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng.

Nghe nói nhà vua rất thích ăn các món: canh hến nấu rau tầm tơi, dấm hến nấu lá tai chua hay là chua me, hến xào khô với miến đậu xanh, hến xào nước với thịt nạc để kẹp bánh tráng…



Ảnh : Cơm hến

Theo 'Vân Đài loại ngữ' (Lê Quý đôn) thời xưa ở Trung Quốc trong các bữa yến tiệc sang trọng thế nào cũng phải có món mắm hến.

Trong dân gian ta mắm hến cũng là món ăn ngon, quý. Năm hến dùng chấm bánh đúc, bún, bánh cuốn, thịt lợn luộc … đều thích hợp.

Làm mắm hến tốn công. Ngâm hến vào nước trong 3 ngày ba đêm, mỗi ngày thay nước một lần để hến nhả hết cát, chất bẩn. Rửa sạch vỏ hến, bỏ vào nước nóng chừng 25 - 300 đủ vừa để hến há miệng nhưng không chết hẳn, Khều ruột hến ra, lọc bỏ con chết, trộn muối, không làm ruột hến dập nát, cho vào vại sành. Liều lượng mmuôid theo tỷ lệ từ 3 đến 5 hến một muối tuỳ theo khẩu vị thích ăn mặn hoặc nhạt. Phía trên hến rắc một lượt muối mỏng chống ruồi nhặng. Dùng vải màn thưa bịt miệng vại. Ngày phơi nắng đêm thả sương. Nếu muốn hến chóng ngấu, cho thêm chút men rượu (không được dùng men nhiều làm hỏng mắm). Khoảng ba tháng, mắm hến chín. Rang thính gạo trộn vào với hến. Lại đem vại mắm phơi. Nên nhớ mắm hến phải được nắng mới mau chín và dậy mùi thơm. Cũng như mắm tép, mắm hến để lâu càng ngon. Có khi người ta bỏ thêm riềng củ giã nát vào mắm hến để khi ăn tăng thêm mùi vị cay thơm … Tôi cho rằng riềng, gia vị mắm hến rất cần thiết. Vì thịt hến bổ nhưng tính hàn, bởi nó sống dưới bùn nước; những người tính hàn hoặc mắc bệnh hư hàn, ăn thịt hến không chịu, cần có vị cay ấm của riềng để làm giảm bớt tính hàn trong hến. Theo sách 'Bản thảo' (dược học) thịt hến cũng như thịt trai, nhuận được ngũ tạng, trị bệnh tiểu khát và lợi về quan tiết (đốt khớp).

Hiện nay, ở thành phố Thanh Hoá, có cửa hàng cơm hến rất đông khách và hến Giàng được coi là đặc sản Xứ Thanh./.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Cá mè sông mực

Sông Mực (Vườn Quốc gia Bến En) có nhiều loại cá. Nhưng đặc sản vẫn là cá Mè. Do đặc điểm của sông rộng gần 4.000 ha, vừa có độ sâu trên 30m, lượng phù du sinh vật dồi dào nên cá Mè vừa béo vừa to, có con nặng trên 30kg. ăn cá Mè có nhiều cách như: Rán, nấu om, băm viên rán chả, nấu lẩu nhưng hấp dẫn nhất vẫn là cá Mè luộc chín cộng thêm các món gia vị như: rau thơm, ớt, chuối xanh, lộc sung, khế, giá sống … Cuốn bánh đa nem với các thứ trên. Cái béo ngậy của thịt cá kèm theo vị chát của chuối, của sung, vị chua của khế, vị ngọt của giá sống, vị thơm dịu của rau thơm. Cuốn xong, chấm với nước mắm được pha chế với ớt, chanh, đường, tỏi. Được chấm với nước mắm ngon của Thanh Hoá thì còn gì bằng.

Chất béo quyện với vị chát, vị chua, vị ngọt, vị thơm đã hấp dẫn vành môi, đầu lưỡi rồi nhưng nếu được nhấm nháp, với vài ly rượu
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Món ngon các xứ

Chả tôm với nem Thanh Hoá mình đc ăn thường xuyên vì mình ở Thanh Hoá mà. Hi hi
 
Ðề: Món ngon các xứ

Chè Thái Nguyên thì sao? :mocmui:
Mùa hè nóng bức được 1 bát trà xanh mát dịu còn gì tuyệt vời hơn,mùa đông giá rét quây quần ngồi bên ấm trà nóng...còn già ấm áp hơn :tucao:
 
Ðề: Món ngon các xứ

Chè Thái Nguyên thì sao? :mocmui:
Mùa hè nóng bức được 1 bát trà xanh mát dịu còn gì tuyệt vời hơn,mùa đông giá rét quây quần ngồi bên ấm trà nóng...còn già ấm áp hơn :tucao:

lần này iem về kím chè lên, chuẩn bị trước cho em đi ná:daica:
 
Ðề: Món ngon các xứ

lần này iem về kím chè lên, chuẩn bị trước cho em đi ná:daica:
he he, có chè thái thì để cho em một cốc nhé. em chuẩn bị cốc rùi đấy.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Các bạn ơi, các bạn khi đưa các món ngon của quê hương lên thi các bạn vui lòng giới thiệu một chút về món đó nhé, để mọi người có thể cảm nhận được một phần món đó nhé. cảm ơn các bạn nhiều
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top