hạn chế của BCTC

Voi

Member
Hội viên mới
Hạn chế của báo cáo tài chính :
1/nhiều giá trị trên BCTC chỉ là giá trị trên sổ sách không đúng theo giá trị thực của thị trường
VD : giá trị DN của công ty X đường Nguyễn Huệ quận 1 TPHCM định giá khi cổ phần hoá 50 tỉ , trong khi giá trị đất đai, vị trí mặt bằng kinh doanh 80 tỉ…
2/nhiều giá trị trên BCTC thiếu chính xác, có thể bị thay đổi 1 cách cố ý nhưng hợp pháp thông qua các giao dịch thực, hay do trình độ hạn chế của kiểm toán viên
VD: vì không đạt được lợi nhuận theo kế hoach đặt ra các công ty thường áp dụng chính sách vào các tháng, quí cuối năm tài chính như:
+giảm giá bán, nới lỏng chính sách tín dụng bán hàng nhằm tăng lượng hàng bán ra, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận
+trì hoãn thanh lý TSCĐ, hàng tồn kho không có nhu cầu sử dụng, các khoản đầu tư không hiệu quả : nhằm làm giảm lỗ cho công ty trong năm hiện tại…
3/nhiều giá trị trên BCTC chỉ là số ước tính tương đối
VD : để tăng lợi nhuận các công ty giảm khấu hao thông qua các phương pháp khấu hao, giảm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nợ phải thu khó đòi, hay nếu công ty dự đoán lạm phát năm nay cao ngay từ đầu năm công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho bằng phương pháp FIFO…

Do đó, để tránh các hạn chế của BCTC bạn phải biết phân tích BCTC kết hợp với phân tích công ty : quá trình hình thành phát triển ,tình hình tài chính, nhân sự trong quá khứ, hiện tại của công ty, phân tích trình độ năng lực quản lý điêù hành của Ban giám đốc công ty, chính sách phát triển công ty trong hiện tại, tương lai, so sánh với các đơn vị cùng ngành để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, vị trí, lợi thế cạnh tranh của công ty…thông thường phân tích BCTC là phân tích sau cùng khi bạn phân tích về công ty !

(hieunguyena)
 
Ðề: hạn chế của BCTC

Thực ra nếu để nhìn vào bctc để đánh giá hđộng of dn vẫn chưa đầy đủ cơ sở...
 
Ðề: hạn chế của BCTC thực ra laở đâu?

Voi ơi, vài góp ý nhá:

Voi kết luận thiệt đúng: đánh giá tình hình hoạt động, sức khỏe tài chính công ty mà chỉ đơn thuần dựa trên BCTC là chưa đủ.

Những bậc tiền bối dạy dỗ ta về phân tích BCTC đều chỉ ra, cũng như những ai đọc qua các sách Kế toán quản trị-Quản trị tài chính đều được biết, về điều nói trên.

Vậy nên, cách thể hiện trong bài viết của Voi có vẻ như đỗ tội cho BCTC thì tội nghiệp quá, đặc biệt là so với muôn vàn lợi ích mà BCTC đem lại cho ta. Nếu không thế mà có cả một ngành học, nghiên cứu về phân tích BCTC à? Và đang ứng dụng từ rất lâu đời đến nay rồi, trong phân tích định lượng về...giá cổ phiếu ấy chứ.

Ví dụ về sự "vô tội" này nhé:
- Định giá 50 tỷ trong khi thực giá 80 tỷ, vậy sao không định giá ghi sổ là 80 tỷ, đâu phải tại BCTC không cho ghi 80 tỷ đâu. Ai mà chẳng có lúc bị lợi dụng, huống hồ là thằng em BCTC.
-Giảm giá bán, nới lỏng tín dụng để tăng doanh thu...như vậy là sẽ đạt doanh thu như kế hoạch đề ra ấy chứ. BCTC chẳng đã phản ánh đúng thôi.
- TSCĐ không sử dụng, hàng tồn kho quá đát...nếu kiểm toán viên không soi ra được thì cũng đâu phải tại BCTC, oan ức quá!
- Phương pháp khấu hao, dự phòng, phương pháp hạch toán hàng tồn kho...nếu làm đúng theo quy định thì nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép đấy chứ, BCTC vẫn phản ánh đúng thực trạng tuốt tuồn tuột.
....

Nên bàn về "hạn chế của BCTC" một cách...khách quan hơn (do đã hình thành biểu mẫu rồi). Ví dụ nha (hoặc nói chung hoặc nói theo chuẩn Việt Nam):
- Tài sản dài hạn khác cũng có giá trị rất lớn, việc phân bổ dần TSDH khác (như chi phí trước hoạt độngchẳng hạn) rất giống tính chất của TSCĐ vô hình (và vẫn là chi phí phi tiền mặt như khấu hao), nhưng cách thức trình bày trên Bảng cân đối kế toán thì lại bất công, không rõ ràng như TSCĐ!
- Tại sao lại không có khái niệm Tài sản lưu động vô hình nhỉ, có bác nào từng đọc khái niệm này?
- Lãi vay trình bày như một dòng chú thích trong chi phí tài chính và cái loại chi phí này thì nằm tít tận đẩu tận đâu (theo chuẩn Việt nam). Vậy nên để tính ra chỉ tiêu EBIT cũng còn vất vả lắm, trong khi chỉ tiêu này lại khá quan trọng, dùng trong hàng loạt các phân tích và đặc biệt liên can đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp!

Đồng ý với Voi, song chỉ mong đèn trời rọi lại cho bớt tội lỗi của BCTC do...kẻ khác gây ra. Mong lắm thay!
 
Ðề: hạn chế của BCTC

Tôi cũng có chút ý kiến bàn luận theo hiểu biết cũng còn nhiều thiếu thốn của tôi. BCTC thì nó là khuôn mẫu để chúng ta đưa số liệu vào thôi. Còn phản ánh thế nào thì tùy theo số liệu của từng công ty. Và để nói đến mức độ chính xác thì có muốn cũng khó mà làm được. Tôi giả dụ như thế này. Tiền đi mua hóa đơn chẳng hạn, tôi mua một quyển hết 15 200 đồng . Nhưng đưa 100 000 không thấy ai trả lại tiền thừa? Khoản này hạch toán vào đâu????
Rồi ngày này ngày nọ cho biếu mỗi nhân vật ít tiền ?Khoản này hạch toán thế nào ạ???/Cái gì cũng chỉ phản ánh được mức độ tương đối chứ nói đến chính xác thì khó. Điêè căn bản là hệ thồng sổ sách BCTC tho các con số và trình tự chính xác là được. Thế thôi. Và đó là một nghệ thuật của chúng ta mà. Các bạn
 
Ðề: hạn chế của BCTC

Thường thì khi phân tích BCTC người ta thường chú trọng 2 BC cơ bản là BCĐKT và KQSXKD. Trong khi hai báo cáo khác là LCTT và TM BCTC có ý nghĩa quan trọng không kém. Nếu biết phân tích, nhìn nhận thì theo mình phân tich hai BC sau (LCTT và TMBCTC) cho chúng ta biết nhiều điều hơn so với BCĐKT và KQSXKD
 
Ðề: hạn chế của BCTC

Theo em biết thì một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phân tích báo cáo tài chính là lạm phát vậy bác nào có thể cho e biết tác động cụ thể của lạm phát tới tỷ số tài chính và cụ thể khi so sánh với các chỉ số của doanh nghiệp đó theo thời gian và với các DN khác cùng ngành thì thế nào?
 
Ðề: hạn chế của BCTC thực ra laở đâu?

Voi ơi, vài góp ý nhá:

Voi kết luận thiệt đúng: đánh giá tình hình hoạt động, sức khỏe tài chính công ty mà chỉ đơn thuần dựa trên BCTC là chưa đủ.

Những bậc tiền bối dạy dỗ ta về phân tích BCTC đều chỉ ra, cũng như những ai đọc qua các sách Kế toán quản trị-Quản trị tài chính đều được biết, về điều nói trên.

Vậy nên, cách thể hiện trong bài viết của Voi có vẻ như đỗ tội cho BCTC thì tội nghiệp quá, đặc biệt là so với muôn vàn lợi ích mà BCTC đem lại cho ta. Nếu không thế mà có cả một ngành học, nghiên cứu về phân tích BCTC à? Và đang ứng dụng từ rất lâu đời đến nay rồi, trong phân tích định lượng về...giá cổ phiếu ấy chứ.

Ví dụ về sự "vô tội" này nhé:
- Định giá 50 tỷ trong khi thực giá 80 tỷ, vậy sao không định giá ghi sổ là 80 tỷ, đâu phải tại BCTC không cho ghi 80 tỷ đâu. Ai mà chẳng có lúc bị lợi dụng, huống hồ là thằng em BCTC.
-Giảm giá bán, nới lỏng tín dụng để tăng doanh thu...như vậy là sẽ đạt doanh thu như kế hoạch đề ra ấy chứ. BCTC chẳng đã phản ánh đúng thôi.
- TSCĐ không sử dụng, hàng tồn kho quá đát...nếu kiểm toán viên không soi ra được thì cũng đâu phải tại BCTC, oan ức quá!
- Phương pháp khấu hao, dự phòng, phương pháp hạch toán hàng tồn kho...nếu làm đúng theo quy định thì nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép đấy chứ, BCTC vẫn phản ánh đúng thực trạng tuốt tuồn tuột.
....

Nên bàn về "hạn chế của BCTC" một cách...khách quan hơn (do đã hình thành biểu mẫu rồi). Ví dụ nha (hoặc nói chung hoặc nói theo chuẩn Việt Nam):
- Tài sản dài hạn khác cũng có giá trị rất lớn, việc phân bổ dần TSDH khác (như chi phí trước hoạt độngchẳng hạn) rất giống tính chất của TSCĐ vô hình (và vẫn là chi phí phi tiền mặt như khấu hao), nhưng cách thức trình bày trên Bảng cân đối kế toán thì lại bất công, không rõ ràng như TSCĐ!
- Tại sao lại không có khái niệm Tài sản lưu động vô hình nhỉ, có bác nào từng đọc khái niệm này?
- Lãi vay trình bày như một dòng chú thích trong chi phí tài chính và cái loại chi phí này thì nằm tít tận đẩu tận đâu (theo chuẩn Việt nam). Vậy nên để tính ra chỉ tiêu EBIT cũng còn vất vả lắm, trong khi chỉ tiêu này lại khá quan trọng, dùng trong hàng loạt các phân tích và đặc biệt liên can đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp!

Đồng ý với Voi, song chỉ mong đèn trời rọi lại cho bớt tội lỗi của BCTC do...kẻ khác gây ra. Mong lắm thay!
Songcham ơi, cám ơn nhiều lắm, minh là thành viên mới, rất quan tâm đến vấn đề này. Minh thắc mắc về các thủ thuật mà dân kế toán cao tay dùng để tăng hoặc giảm lợi nhuận trong BCTC. Bạn có kinh nghiệm gì giúp mình với.
 
Ðề: hạn chế của BCTC

Theo mình vì những nguyên tắc của kế toán như nguyên tắc giá gốc,nguyên tắc kế toán dồn tích... nên bctc thường không phản ánh đúng giá trị.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top