4 Công cụ Phân Tích BCTC

Simon

Member
Hội viên được tín nhiệm
(1) Thay đổi phần trăm và giá trị

Đây là một trong 4 công cụ chủ yếu được sử dụng để phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Công cụ phân tích này cho thấy mức độ thay đổi của chỉ tiêu năm sau so với năm trước, từ đó cho thấy mức độ cải thiện trong hoạt động quản lý. Giá trị thay đổi là chênh lệch giữa giá trị năm sau so với giá trị năm gốc. Còn phần trăm thay đổi được tính bằng cách chia giá trị của năm so sánh cho giá trị của năm gốc.

Mặc dù giá trị thay đổi năm sau so với năm trước là lớn, nhưng việc thể hiện dưới dạng số tương đối (phần trăm) làm tăng thêm tính hiệu quả của phân tích. Ví dụ, doanh thu của công ty năm nay tăng hơn so với năm trước là 1 tỷ đồng, ý nghĩa của số tăng này sẽ khác nhau khi phân tích 2 trường hợp, doanh thu năm trước là 10 tỷ đồng và doanh thu năm trước là 100 tỷ đồng.

(2) Phần trăm xu hướng


Thay đổi của các khoản mục trên báo cáo tài chính từ năm gốc đến các năm sau đó thường được gọi là phần trăm chỉ xu hướng, vì nó chỉ xu hướng của sự thay đổi. Việc tính phần trăm chỉ xu hướng bao gồm hai bước. Một là chọn một năm làm năm gốc và gán cho các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của năm gốc giá trị là 100%. Hai là tính toán các khoản mục trên báo cáo tài chính của năm sau theo phần trăm (%) của khoản mục tương ứng của năm gốc. Việc tính toán này được thực hiện bằng cách chia khoản mục của năm sau cho khoản mục tương ứng của năm trước, sau đó nhân với 100%

(3) Phần trăm cấu thành

Một trong những công cụ không kém phần quan trọng là phân tích phần trăm cấu thành. Phần trăm cấu thành thể hiện quy mô tương đối của mỗi một khoản mục trong tổng số. Nó được tính bằng cách lấy từng khoản mục chia cho một chỉ tiêu tổng số. Chẳng hạn, mỗi khoản mục trên Bảng cân đối kế toán có thể được thể hiện là một số phần trăm của tổng tài sản. Điều này có thể cho biết ngay được quy mô tương đối của tài sản lưu động so với tài sản cố định, quy mô của từng khoản mục tài sản trên tổng tài sản cũng như quy mô tương đối của các khoản tài trợ từ chủ nợ ngắn hạn, chủ nợ dài hạn và chủ sở hữu.


(4) Các tỷ lệ

Có lẽ công cụ quan trọng nhất và hiệu quả nhất trong phân tích các báo tài chính doanh nghiệp là phân tích các tỷ lệ tài chính. Công cụ này có thể được sử dụng để khắc phục các nhược điểm của các công cụ trên. Các tỷ lệ tài chính giúp các nhà quản trị xác định được những điểm mạnh và điểm yếu tài chính của doanh nghiệp mình. Các tỷ lệ tài chính cho phép các nhà quản trị hai cách để thực hiện những so sánh có ý nghĩa từ các dữ liệu tài chính của doanh nghiệp: (1) xác định các tỷ lệ theo thời gian để nhận biết xu hướng; và (2) so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác.
 
phân tích các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Khi phân tích các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp, có thể kết hợp phân tích dọc và phân tích ngang.

Phân tích ngang là việc tiến hành so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu của báo cáo tài chính.

Phân tích dọc là việc xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có những đánh giá thích hợp. Ví dụ : so sánh giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn bằng số tuyệt đối; so sánh lợi nhuận sau thuế với vốn của chủ sở hữu bằng chỉ số v.v...

Khi phân tích so sánh cần chú ý :

Điều kiện có thể so sánh được

Các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau có ý nghĩa như thế nào đối với việc đề ra quyết định quản lý, đầu tư v.v...

Trong quá trình so sánh tuỳ thuộc vào ý nghĩa của từng chỉ tiêu, từng mối quan hệ mà tiến hành so sánh bằng số tuyệt đối hay số tương đối (%) cũng có thế so sánh dưới dạng hệ số.

Tuỳ thuộc vào mục đích của người phân tích có thể sử dụng các cách thức so sánh sau :
+ So sánh số liệu thực tế đạt được với số liệu kế hoạch là để xem xét, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đặt ra đối với từng chỉ tiêu kinh tế.
+ So sánh số liệu thực tế kỳ này với số liệu thực tế kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước : là để xem xét, xác định tốc độ và xu hướng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế.
+ So sánh số liệu của doanh nghiệp phân tích với các doanh nghiệp cùng loại hoặc so với số liệu trung bình của ngành mà doanh nghiệp hoạt động để xác định sức mạnh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác.
 
Ðề: 4 Công cụ Phân Tích BCTC

(1) Thay đổi phần trăm và giá trị
Đây là một trong 4 công cụ chủ yếu được sử dụng để phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Công cụ phân tích này cho thấy mức độ thay đổi của chỉ tiêu năm sau so với năm trước, từ đó cho thấy mức độ cải thiện trong hoạt động quản lý. Giá trị thay đổi là chênh lệch giữa giá trị năm sau so với giá trị năm gốc. Còn phần trăm thay đổi được tính bằng cách chia giá trị của năm so sánh cho giá trị của năm gốc.
Mặc dù giá trị thay đổi năm sau so với năm trước là lớn, nhưng việc thể hiện dưới dạng số tương đối (phần trăm) làm tăng thêm tính hiệu quả của phân tích. Ví dụ, doanh thu của công ty năm nay tăng hơn so với năm trước là 1 tỷ đồng, ý nghĩa của số tăng này sẽ khác nhau khi phân tích 2 trường hợp, doanh thu năm trước là 10 tỷ đồng và doanh thu năm trước là 100 tỷ đồng.
Bác Simon có thể cho em biết công cụ số 1 này thích hợp với những chỉ tiêu cụ thể nào trên BCTC . Tại vì em nghĩ việc tính chênh lệch và tỷ lệ tràn lan sẽ làm cho ta sa đà .
 
Ðề: 4 Công cụ Phân Tích BCTC

Tôi đang cần đánh giá 01 doanh nghiệp xem có nên đầu tư hay không. Bác nào có thể cho tôi một analysis frame để đưa ra quyết định ko?
 
Ðề: 4 Công cụ Phân Tích BCTC

Khi bạn cần đầu tư vào một doanh nghiệp cần các yếu tố sau:
+ Đánh giá hề thống nhân sự, chú trọng vào trinh độ quản lý và lãnh đạo của ban lãnh đạo công ty, mối quan hệ.
+ Đánh giá về mặt tài chính:
- Hệ số nợ
- Hệ số thanh khỏan nhanh và hệ số thanh khỏan hiện tại
- P/E, ROE, ROA....
Cũng nhiều chỉ số, bạn hãy tìm 1 cuốn sách tên là:"Phân tích báo cáo tài chính" để xem thêm
Chúc thành công.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: 4 Công cụ Phân Tích BCTC

Bác Simon có thể cho em biết công cụ số 1 này thích hợp với những chỉ tiêu cụ thể nào trên BCTC . Tại vì em nghĩ việc tính chênh lệch và tỷ lệ tràn lan sẽ làm cho ta sa đà .

Có những tỷ số cơ bản rùi anh, cứ thế mà tính. Em nghĩ phân tích tỷ số là điều nên làm trước tiên vì nó cung cấp cho mình một ít đầu mối khi nhận xét tình hình doanh nghiệp, khi ta chưa có nhiều thông tin về doanh nghiệp phân tích.
 
Ðề: 4 Công cụ Phân Tích BCTC

Thật là khó quá, KTQT thật là phức tạp bạn à
 
Ðề: 4 Công cụ Phân Tích BCTC

Các bác có biểu mẫu nào so sánh, phân tích các chỉ số tài chính giữa 2 công ty thì chia sẻ cho tôi với nhé.

Cảm ơn các bác nhiều.
 
Ðề: 4 Công cụ Phân Tích BCTC

Mình đang cần tìm hiểu cách phân tích tài chính thế nào là hiệu quả nhất.

Các pác giúp mình với. Cám ơn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top