Trích lập dự phòng phải thu khó đòi TK 139

LeoCherry

New Member
Hội viên mới
Em đang tìm hiểu về khoản công nợ thì vướng phải TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi, em ngâm cứu mãi mà vẫn chưa thông, anh chị giúp em với ah!
Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Anh chị giúp em cách sử dụng tk này với ah !
 
Ðề: Trích lập dự phòng phải thu khó đòi TK 139

Mình nghĩ:
-đầu tiên trích lập theo tỷ lệ của thông tư BTC (mình k biết tỷ lệ ntn): Nợ 642/Có 139 (bạn có thể theo dõi riêng từng đối tượng hoặc chung)
+nếu b đòi được nợ thì hạch toán bình thường Nợ 131/Có 111,112 (k dùng đến TK 139)
và cuối năm hoàn nhập Nợ 139/Có 642 (nhưng trường hợp này rất ít vì đã lập dự phòng thường là đối tượng khó có khả năng trả-để lập dự phòng cũng rất khó đó...phải đọc nhiều thông tư QĐ)
+nếu tới thời điểm KH k thể trả được nợ và b muốn xóa nợ: Nợ 139 (phần đã trích lập), Nợ 642 (phần chưa trích lập) / Có 131. Đồng thời theo dõi khoản nợ này (10-15 năm. k rõ lắm) trên TK nợ 004. Sau đó, nếu KH trả được nợ or 1 phần ta hạch toán vào thu nhập khác Nợ 111/Có 711:khoản tiền nhận được và ghi có 004 tương ứng.
Đó là ý kiến của mình, tham khảo nghen!hihi
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top