Cho vay nội bộ

songcham

Member
Hội viên mới
Em có chỗ thắc mắc xin được các bác trỏ giáo:

Nếu là khoản phải thu từ cty con thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1368.

Nếu là khoản cho đơn vị bên ngoài vay thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1288/2288.

Nếu là tiền cty mẹ cho cty con vay thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1368 hay TK1288/2288? Có văn bản hướng dẫn nào không?
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Em có chỗ thắc mắc xin được các bác trỏ giáo:

Nếu là khoản phải thu từ cty con thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1368.

Nếu là khoản cho đơn vị bên ngoài vay thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1288/2288.

Nếu là tiền cty mẹ cho cty con vay thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1368 hay TK1288/2288? Có văn bản hướng dẫn nào không?

Bên cty mình thì vẫn hạch tóan 1368/3368, và vẫn hạch tóan lãi vay bình thường.

Còn văn bản thì bạn nào có thì gửi lên cho mình cùng xem.
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Em có chỗ thắc mắc xin được các bác trỏ giáo:

Nếu là khoản phải thu từ cty con thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1368.

Nếu là khoản cho đơn vị bên ngoài vay thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1288/2288.

Nếu là tiền cty mẹ cho cty con vay thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1368 hay TK1288/2288? Có văn bản hướng dẫn nào không?

Có 15 hướng dẫn.

Theo mình hiểu thì ý bạn đang thắc mắc khoản đầu tư tài chính vào công ty con thì sử dụng TK nào 128 hay 136, phải ko nhỉ?

Nếu đúng như vậy thì theo Sói đưa vào 128.

Sói sẽ típ tục sau..
-----------------------------------------------------------------------------------------
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]TÀI KHOẢN 136[/FONT]
[FONT=&quot]PHẢI THU NỘI BỘ[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG[/FONT]
[FONT=&quot]MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] 1. Phạm vi và nội dung phản ánh vào tài khoản 136 thuộc quan hệ thanh toán nội bộ về các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau. Trong đó, cấp trên là tổng công ty, công ty phải là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh độc lập không phải là cơ quan quản lý, các đơn vị cấp dưới là các doanh nghiệp thành viên trực thuộc hoặc phụ thuộc Tổng công ty, công ty nhưng phải là đơn vị có tổ chức công tác kế toán riêng.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]2. Nội dung các khoản phải thu nội bộ phản ánh vào Tài khoản 136 bao gồm:-(/FONT]
[FONT=&quot] a) Ở doanh nghiệp cấp trên (doanh nghiệp độc lập, tổng công ty): [/FONT]
[FONT=&quot] - Vốn, quỹ hoặc kinh phí đã giao, đã cấp cho cấp dưới; [/FONT]
[FONT=&quot] - Vốn kinh doanh cho cấp dưới vay không tính lãi;[/FONT]
[FONT=&quot] - Các khoản cấp dưới phải nộp lên cấp trên theo quy định; [/FONT]
[FONT=&quot] - Các khoản nhờ cấp dưới thu hộ;[/FONT]
[FONT=&quot] - Các khoản đã chi, đã trả hộ cấp dưới;[/FONT]
[FONT=&quot] - Các khoản đã giao cho đơn vị trực thuộc để thực hiện khối lượng giao khoán nội bộ và nhận lại giá trị giao khoán nội bộ;[/FONT]
[FONT=&quot] - Các khoản phải thu vãng lai khác.[/FONT]
[FONT=&quot] b) Ở doanh nghiệp cấp dưới (Doanh nghiệp thành viên trực thuộc hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc):-(/FONT]
[FONT=&quot] - Các khoản được đơn vị cấp trên cấp nhưng chưa nhận được (Trừ vốn kinh doanh và kinh phí);[/FONT]
[FONT=&quot] - Khoản cho vay vốn kinh doanh;[/FONT]
[FONT=&quot] - Các khoản nhờ đơn vị cấp trên hoặc đơn vị nội bộ khác thu hộ; [/FONT]
[FONT=&quot] - Các khoản đã chi, đã trả hộ đơn vị cấp trên và đơn vị nội bộ khác; [/FONT]
[FONT=&quot] - Các khoản phải thu vãng lai khác.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cho vay nội bộ

Có 15 hướng dẫn.

Theo mình hiểu thì ý bạn đang thắc mắc khoản đầu tư tài chính vào công ty con thì sử dụng TK nào 128 hay 136, phải ko nhỉ?

Nếu đúng như vậy thì theo Sói đưa vào 128.

Phần trích đó từ đâu thế, Sói cho chị xin cái nguồn đi .
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Em có chỗ thắc mắc xin được các bác trỏ giáo:

Nếu là khoản phải thu từ cty con thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1368.

Nếu là khoản cho đơn vị bên ngoài vay thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1288/2288.

Nếu là tiền cty mẹ cho cty con vay thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1368 hay TK1288/2288? Có văn bản hướng dẫn nào không?
1- song cham tham khảo bài của Sói về qui định hạch toán tài khoản 136/336, nhưng vẫn có thể lách qua bằng cách lập văn bản đề nghị Công ty mẹ vay hộ nếu công ty con cần gấp một khoản vốn nào đó trong một thời gian nhất định và trong văn bản này ghi rõ các khoản lãi của tiền vay này sẽ do công ty con chịu trách nhiệm thanh toán và hạch toán bình thường vào 136/336.
2- Nếu công ty mẹ góp vốn đầu tư thì hạch toán theo nguồn vốn bình thường và trả cổ tức cuối kỳ kế toán báo cáo tài chính rồi.
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Dear All,

1.Mình có cần lách liếc gì đâu, câu hỏi rất rõ ràng, và mình cần khẳng định hướng dẫn cho vay nội bộ thì đối với cty mẹ hạch toán vào "đầu tư tài chính ngắn hạn/dài hạn khác TK1288/2288" hay "phải thu nội bộ"?

2.Đây vẫn là "đầu tư tài chính" nhưng là vào cty con (có quan hệ nội bộ) chớ không phải đầu tư ra bên ngoài. Song đây không phải là đầu tư tài chính vào cty con theo hình thức góp vốn hay mua cổ phần, cái này sẽ ghi nợ vào TK221-đầu tư vào cty con, mà là khoản cho vay tính lãi bình thường thay vì cty con đi vay ngân hàng, họ sẽ vay từ cty mẹ (shareholder loan).

3.QD15 chỗ soicon nêu thì mình đã đọc đi đọc lại và thấy rằng không đề cập tới khoản cho vay nội bộ thế này (thậm chí không có dòng "khác" để vận dụng nữa) nên chưa dám quyết vào TK136. Vậy mà ghi cho vay như các đơn vị bên ngoài thì có hơi lấn cấn phần "nội bộ" trong này, khi làm công tác hợp nhất sẽ phải bóc tách cực hơn.

Nếu không có hướng dẫn cụ thể nào mình sẽ quyết định ghi nợ TK1288/2288 vì chỗ này không đề cập đến đối tượng là bên ngoài hay nội bộ (nghĩa là không cổng kín then cài như TK136) và đằng nào cũng phải theo dõi chi tiết mà thôi. Cảm ơn các bác, có gì khác xin trỏ giáo!
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Dear All,

1.Mình có cần lách liếc gì đâu, câu hỏi rất rõ ràng, và mình cần khẳng định hướng dẫn cho vay nội bộ thì đối với cty mẹ hạch toán vào "đầu tư tài chính ngắn hạn/dài hạn khác TK1288/2288" hay "phải thu nội bộ"?

2.Đây vẫn là "đầu tư tài chính" nhưng là vào cty con (có quan hệ nội bộ) chớ không phải đầu tư ra bên ngoài. Song đây không phải là đầu tư tài chính vào cty con theo hình thức góp vốn hay mua cổ phần, cái này sẽ ghi nợ vào TK221-đầu tư vào cty con, mà là khoản cho vay tính lãi bình thường thay vì cty con đi vay ngân hàng, họ sẽ vay từ cty mẹ (shareholder loan).

3.QD15 chỗ soicon nêu thì mình đã đọc đi đọc lại và thấy rằng không đề cập tới khoản cho vay nội bộ thế này (thậm chí không có dòng "khác" để vận dụng nữa) nên chưa dám quyết vào TK136. Vậy mà ghi cho vay như các đơn vị bên ngoài thì có hơi lấn cấn phần "nội bộ" trong này, khi làm công tác hợp nhất sẽ phải bóc tách cực hơn.

Nếu không có hướng dẫn cụ thể nào mình sẽ quyết định ghi nợ TK1288/2288 vì chỗ này không đề cập đến đối tượng là bên ngoài hay nội bộ (nghĩa là không cổng kín then cài như TK136) và đằng nào cũng phải theo dõi chi tiết mà thôi. Cảm ơn các bác, có gì khác xin trỏ giáo!
Vậy Song cham hãy coi như công ty mẹ là một đơn vị tín dụng hạch toán các món vay như vay một tổ chức tín dụng khác thôi .
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Bạn cho hỏi thêm là mối quan hệ giữa công ty mẹ - con này cụ thể là như thế nào ? Tiền vay hoạt động thôi hay là tiền góp vốn đầu tư ?



Theo câu hỏi trên của cay thì chưa chắc đây là "khoản đầu tư tài chính vào công ty con", có thể chỉ là một khoản vay bình thường, vẫn có thể hạch toán vào TK 136

Sói tiếp tục nhé ! :xinloinhe:

Đầu tư tc vào công ty con thì 211 rõ rồi chị. E nghĩ songcham chỉ lăn tăn chỗ đầu tư tài chính khác - dạng công ty Mẹ cho vay có lãi / ko có lãi thôi.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Vậy Song cham hãy coi như công ty mẹ là một đơn vị tín dụng hạch toán các món vay như vay một tổ chức tín dụng khác thôi .

Seo lại như một tổ chức tín dụng khác được kimchichuakay. Bản chất nó vẫn là một khoản nội bộ dù có thể hiện trên 128/228 --> phải bóc lột khi lập báo cáo hợp nhất. :mua:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cho vay nội bộ

Trên thực tế mình thấy như thế này, cty mẹ đi vay với 1 khỏang tiền là A và lãi suất là a%, thì khỏang vốn này sẽ được phân bổ xuống các chi nhánh với hình thức là ứng vốn kinh doanh.
Các chi nhánh sẽ hạch tóan khỏan lãi vay cũng là a% kết chuyển về 3368.
Các khỏan ứng vốn cũng được hạch tóan là 1368 và 3368.
 
Ðề: Cho vay nội bộ

theo mình thì làm như Loan76 là đúng rồi đưa vào 1368 và 3368
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Sói nghĩ đưa vào 228 hay 136 thì cũng ko phải là quan trọng lắm. :taptheduc:
Quan trọng là trình bày ở đâu trên BCTChinhs

Tuy nhin, Sói vẫn thấy đưa vào 128, 228 hợp lý hơn.

[FONT=&quot]Nhóm Tài khoản 12 - Đầu tư tài chính ngắn hạn, có 3 tài khoản:-(/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Tài khoản 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn;[/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Tài khoản 128 - Đầu tư ngắn hạn khác;[/FONT]
[FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Tài khoản 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.[/FONT]
[FONT=&quot]TK 221 - Đầu tư vào công ty con
[/FONT]

[FONT=&quot]TK 222 - Vốn góp liên doanh[/FONT]
[FONT=&quot]TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết[/FONT]
[FONT=&quot]TK 228 - Đầu tư dài hạn khác[/FONT]


Nếu một khoản đầu tư vào công ty con, đó cũng là quan hệ công nợ giữa cty Mẹ và Cty con. Nhưng đâu dùng 136 / 336, mà dùng 221...

Tương tự như vậy..... dùng 128 / 226 ::xinloinhe:
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Sói nghĩ đưa vào 228 hay 136 thì cũng ko phải là quan trọng lắm. :taptheduc:
Quan trọng là trình bày ở đâu trên BCTChinhs


Sao không quan trọng?
Nếu ghi không đúng thì không thể lập Bảng cân đối kế toán được. Không có chỗ để ghi số dư 136 và 336.

"Nội bộ" nghĩa là cùng chung 1 BCTC.
Đối với 2 cty hạch toán độc lập thì không dùng 136 và 336.
Hạch toán độc lập nghĩa là bản thân nó có BCTC và BCĐKT riêng biệt, độc lập, theo quy định bắt buộc của Pháp luật.
Đối với đơn vị phụ thuộc hay trực thuộc thì không phải là đơn vị BCTC riêng, nó phải cộng chung với Cty cấp trên để lập BCTC.

Trường hợp của Songcham, vì là 2 "công ty" nên chúng có tư cách pháp nhân riêng biệt và có BCTC riêng biệt.
Mặc dù Cty mẹ có thể có BCTC hợp nhất, nhưng cty con vẫn phải lập và gửi BCTC của riêng nó -> không dùng 136 và 336.
(Giống như con đã thành niên thì đối với Pháp luật nó tự chịu trách nhiệm về hành vi của nó).

Bạn chưa từng công tác ở đơn vị hạch toán phụ thuộc (xưa gọi là hạch toán báo sổ) nên có thể không hiểu chỗ "tổ chức công tác kế toán riêng".
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Em có chỗ thắc mắc xin được các bác trỏ giáo:

Nếu là khoản phải thu từ cty con thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1368.

Nếu là khoản cho đơn vị bên ngoài vay thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1288/2288.

Nếu là tiền cty mẹ cho cty con vay thì cty mẹ sẽ ghi nợ vào TK1368 hay TK1288/2288? Có văn bản hướng dẫn nào không?


Dear All,

1.Mình có cần lách liếc gì đâu, câu hỏi rất rõ ràng, và mình cần khẳng định hướng dẫn cho vay nội bộ thì đối với cty mẹ hạch toán vào "đầu tư tài chính ngắn hạn/dài hạn khác TK1288/2288" hay "phải thu nội bộ"?

2.Đây vẫn là "đầu tư tài chính" nhưng là vào cty con (có quan hệ nội bộ) chớ không phải đầu tư ra bên ngoài. Song đây không phải là đầu tư tài chính vào cty con theo hình thức góp vốn hay mua cổ phần, cái này sẽ ghi nợ vào TK221-đầu tư vào cty con, mà là khoản cho vay tính lãi bình thường thay vì cty con đi vay ngân hàng, họ sẽ vay từ cty mẹ (shareholder loan).

3.QD15 chỗ soicon nêu thì mình đã đọc đi đọc lại và thấy rằng không đề cập tới khoản cho vay nội bộ thế này (thậm chí không có dòng "khác" để vận dụng nữa) nên chưa dám quyết vào TK136. Vậy mà ghi cho vay như các đơn vị bên ngoài thì có hơi lấn cấn phần "nội bộ" trong này, khi làm công tác hợp nhất sẽ phải bóc tách cực hơn.

Nếu không có hướng dẫn cụ thể nào mình sẽ quyết định ghi nợ TK1288/2288 vì chỗ này không đề cập đến đối tượng là bên ngoài hay nội bộ (nghĩa là không cổng kín then cài như TK136) và đằng nào cũng phải theo dõi chi tiết mà thôi. Cảm ơn các bác, có gì khác xin trỏ giáo!
Cún tìm trên TCKT có 1 bài viết như thế này: ko bít đọc xong bài này thì ý kiến của mọi người sao:
Một số vấn đề về báo cáo tài chính hợp nhất trong mô hình công ty mẹ - con Nhằm tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, làm nòng cốt cho khu vực kinh tế nhà nước, ngày 8.5.2002 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2387/VPCP-ĐMDN cho phép chuyển đổi thêm 09 doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ – con (Tập đoàn).
Như vậy, hiện nay đã có 21 doanh nghiệp nhà nước được thực hiện thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con và một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động theo mô hình này, tuy nhiên việc lập báo cáo tài chính hợp nhất cho mô hình này chưa được Nhà nước hướng dẫn một cách cụ thể, điều này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn trong công tác tài chính - kế toán của doanh nghiệp .
Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi xin đề cập đến vấn đề về phạm vi và phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất. Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn (công ty mẹ và tất cả các công ty con), nhằm cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và những biến động về tài chính của toàn tập đoàn, giúp cho người sử dụng ra các quyết định kinh tế một cách kịp thời.
1. Phạm vi của báo cáo tài chính hợp nhất Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm tất cả các công ty con do công ty mẹ kiểm soát. Ở đây, kiểm soát được hiểu là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của một doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích từ các hoạt động đó. Quyền kiểm soát được cho là tồn tại nếu công ty mẹ sở hữu hơn 50% quyền biểu quyết của một công ty con. Tuy nhiên, quyền kiểm soát còn tồn tại ngay cả khi công ty mẹ sở hữu 50% hoặc ít hơn quyền biểu quyết của một công ty con, nếu như công ty mẹ: có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động theo một quy chế hoặc thỏa thuận nào đó; có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số các thành viên ban giám đốc; có quyền bỏ đa số phiếu tại cuộc họp của ban giám đốc. Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất cần hợp nhất tất cả các công ty con, kể cả các công ty con ở nước ngoài. Trong quá trình hợp nhất cần loại trừ những công ty con nếu công ty mẹ chỉ có quyền kiểm soát tạm thời. Công ty mẹ hạch toán vốn góp ở các công ty con này tương tự như hạch toán các khoản đầu tư .
2. Phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất Báo cáo tài chính hợp nhất được lập từ báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con, nó được lập trên cơ sở kết hợp theo từng chỉ tiêu, cộng các chỉ tiêu lại với nhau theo từng loại tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí.
Tuy nhiên, để báo cáo tài chính hợp nhất thể hiện những thông tin tài chính một cách đầy đủ và đáng tin cậy, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất chúng ta cần tiến hành loại trừ các khoản sau đây:
(1) Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, loại trừ phần vốn kinh doanh của công ty mẹ cấp cho công ty con (Tài khoản 136 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của công ty con nhận vốn cấp của công ty mẹ (Tài khoản 411- công ty con ).
(2) Loại trừ phần các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 128,228,222 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của các công ty con do nhận các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 341,311,411- công ty con ) trên bảng cân đối kế toán hợp nhất .Nếu các công ty con có phát sinh các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết với một đơn vị khác trong cùng tập đoàn, thì cũng tiến hành loại trừ tương tự.
(3) Loại trừ phần số dư các tài khoản phải thu nội bộ (Tài khoản 136 8) và các khoản phải trả nội bộ (338 8) trong cùng tập đoàn trên bảng cân đối kế toán hợp nhất .
(4) Loại trừ phần doanh thu bán hàng nội bộ và các khoản thu nhập khác phát sinh từ các hoạt động giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất. Doanh thu được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất phải là doanh thu từ bán hàng, thực hiện dịch vụ cho các cá nhân hoặc tổ chức khác ngoài tập đoàn .
Nếu doanh thu bán trong nội bộ của tập đoàn không được loại trừ thì báo cáo trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sẽ phản ánh không trung thực tình hình kinh doanh của tập đoàn, hơn nữa sẽ dễ xảy ra tình trạng báo cáo tài chính được trình bày theo ý muốn chủ quan .
° Khi loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ:
- Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng hóa đã bán hết ra ngoài tập đoàn, thì loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh. Trong trường hợp này lợi nhuận thu được từ việc bán hàng là thực sự và chắc chắn.
- Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng vẫn còn một số tồn kho,chưa bán hết ra ngoài tập đoàn, thì ngoài việc loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, còn phải loại bỏ phần lợi nhuận chưa thực hiện liên quan đến hàng tồn kho nói trên
Lợi nhuận loại trừ = Giá trị hàng tồn kho x Tỉ lệ lãi gộp do mua nội bộ của bên bán
Lợi nhuận loại trừ sẽ được cộng vào chỉ tiêu giá vốn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, đồng thời trừ giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán hợp nhất.
° Loại trừ các khoản thu nhập và chi phí phát sinh từ các giao dịch (cung cấp dịch vụ, cho vay…) Khi loại trừ những khoản này, tập đoàn cần công khai trên báo cáo tài chính hợp nhất các khoản như : Doanh thu nội bộ, giá trị hàng tồn kho từ hoạt động mua bán hàng nội bộ và tỉ lệ lãi gộp của bên bán .
Ngoài ra, để có được sự trung thực và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ và các công ty con cần sử dụng một chính sách kế toán thống nhất trong các giao dịch cùng loại và những sự kiện trong những hoàn cảnh tương tự. Tuy nhiên, nếu không thể sử dụng các chính sách kế toán thống nhất, thì phải giải trình và chỉ ra tỉ lệ của các khoản mục được hạch toán theo các chính sách kế toán khác trên báo cáo tài chính hợp nhất. Đồng thời các báo cáo tài chính của các công ty con phải được kiểm tra trước khi tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất.
(Theo TCKT)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cho vay nội bộ

Sao không quan trọng?
Nếu ghi không đúng thì không thể lập Bảng cân đối kế toán được. Không có chỗ để ghi số dư 136 và 336.
Sói ngoan hiền nói:
Sói nghĩ đưa vào 228 hay 136 thì cũng ko phải là quan trọng lắm. :taptheduc:
Quan trọng là trình bày ở đâu trên BCTChinhs
"Nội bộ" nghĩa là cùng chung 1 BCTC.
Đối với 2 cty hạch toán độc lập thì không dùng 136 và 336.
Hạch toán độc lập nghĩa là bản thân nó có BCTC và BCĐKT riêng biệt, độc lập, theo quy định bắt buộc của Pháp luật.
Giữa Cty Mẹ và Cty Con, mỗi bên đều phải lập BCTC riêng, đồng thời có BCTC Hợp nhất của Tổng công ty, tập đoàn. Đâu phải cùng chung một BCTC, nhưng vẫn sử dụng TK 136, 336

Chi nhánh bên e hạch toán độc lập - đó là do bên e đăng ký như thế, chả ai bắt hay buộc hết bác ạ.

E thấy hình như bác hơi vướng giữa hạch toán độc lập và tư các pháp nhân đọc lập :lasao:

Đối với đơn vị phụ thuộc hay trực thuộc thì không phải là đơn vị BCTC riêng, nó phải cộng chung với Cty cấp trên để lập BCTC.
E ko hỉu ý bác!

Trường hợp của Songcham, vì là 2 "công ty" nên chúng có tư cách pháp nhân riêng biệt và có BCTC riêng biệt.
Mặc dù Cty mẹ có thể có BCTC hợp nhất, nhưng cty con vẫn phải lập và gửi BCTC của riêng nó -> không dùng 136 và 336.
Giữa cty Mẹ và cty con luôn và chắc chắn là pháp nhân riêng biệt. Nhưng 15 nói vẫn dùng 136, 336 như thường!

Bạn chưa từng công tác ở đơn vị hạch toán phụ thuộc (xưa gọi là hạch toán báo sổ) nên có thể không hiểu chỗ "tổ chức công tác kế toán riêng".
Theo e thì hạch toán phụ thuộc và tư cách pháp nhân là hai vấn đề độc lập nhau!

E trích 15 tý:

[FONT=&quot]TÀI KHOẢN 136[/FONT]
[FONT=&quot]PHẢI THU NỘI BỘ[/FONT]

[FONT=&quot] Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay :xinloinhe: mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới.[/FONT]
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cho vay nội bộ

3.QD15 chỗ soicon nêu thì mình đã đọc đi đọc lại và thấy rằng không đề cập tới khoản cho vay nội bộ thế này (thậm chí không có dòng "khác" để vận dụng nữa) nên chưa dám quyết vào TK136. Vậy mà ghi cho vay như các đơn vị bên ngoài thì có hơi lấn cấn phần "nội bộ" trong này, khi làm công tác hợp nhất sẽ phải bóc tách cực hơn.

Tui đồng ý dùng 128 như Songcham cũng không ảnh hưởng gì cả
Nhưng cái chữ "Bóc tách" của Songcham có phải ý nói đến các bút toán loại trừ khi lên BCTC hợp nhất không? Và ý của Songcham có phải là dùng 128 thì không phải làm bút toán loại trừ đúng không?
Nếu là thế thì tui cho là chưa thoả đáng . Vì cho dù dùng 128 hay 136 thì cũng vẫn phải loại trừ - vì bản chất của loại trừ là để khỏi bị trùng - đánh giá đúng Giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Neo theo tui thì Songcham dung 136 hay 128 thi cũng vẫn phải loại trừ khi lên BCTC hợp nhất.
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Loại trừ phần các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 128,228,222 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của các công ty con do nhận các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 341,311,411- công ty con ) trên bảng cân đối kế toán hợp nhất .Nếu các công ty con có phát sinh các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết với một đơn vị khác trong cùng tập đoàn, thì cũng tiến hành loại trừ tương tự.

[FONT=&quot]TÀI KHOẢN 136[/FONT]
[FONT=&quot]PHẢI THU NỘI BỘ[/FONT]

[FONT=&quot] Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay :xinloinhe: mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới.[/FONT]


:ngaytho: :ngaytho:

Hì hì !
-----------------------------------------------------------------------------------------
3.QD15 chỗ soicon nêu thì mình đã đọc đi đọc lại và thấy rằng không đề cập tới khoản cho vay nội bộ thế này (thậm chí không có dòng "khác" để vận dụng nữa) nên chưa dám quyết vào TK136. Vậy mà ghi cho vay như các đơn vị bên ngoài thì có hơi lấn cấn phần "nội bộ" trong này, khi làm công tác hợp nhất sẽ phải bóc tách cực hơn.

Tui đồng ý dùng 128 như Songcham cũng không ảnh hưởng gì cả
Nhưng cái chữ "Bóc tách" của Songcham có phải ý nói đến các bút toán loại trừ khi lên BCTC hợp nhất không? Và ý của Songcham có phải là dùng 128 thì không phải làm bút toán loại trừ đúng không?
Nếu là thế thì tui cho là chưa thoả đáng . Vì cho dù dùng 128 hay 136 thì cũng vẫn phải loại trừ - vì bản chất của loại trừ là để khỏi bị trùng - đánh giá đúng Giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Neo theo tui thì Songcham dung 136 hay 128 thi cũng vẫn phải loại trừ khi lên BCTC hợp nhất.


http://danketoan.com/forum/showpost.php?p=312554&postcount=9 :leu: :leu:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cho vay nội bộ

Sao không quan trọng?
Nếu ghi không đúng thì không thể lập Bảng cân đối kế toán được. Không có chỗ để ghi số dư 136 và 336.

"Nội bộ" nghĩa là cùng chung 1 BCTC.
Đối với 2 cty hạch toán độc lập thì không dùng 136 và 336.
Hạch toán độc lập nghĩa là bản thân nó có BCTC và BCĐKT riêng biệt, độc lập, theo quy định bắt buộc của Pháp luật.
Đối với đơn vị phụ thuộc hay trực thuộc thì không phải là đơn vị BCTC riêng, nó phải cộng chung với Cty cấp trên để lập BCTC.

Bạn chưa từng công tác ở đơn vị hạch toán phụ thuộc (xưa gọi là hạch toán báo sổ) nên có thể không hiểu chỗ "tổ chức công tác kế toán riêng".
Đoạn mầu xanh: Chi nhánh hạch toán độc lập=> có BCTC riêng biệt.
Đoạn mầu đỏ: Chi nhánh hạch toán độc lập vẫn là đơn vị trực thuộc=> BCTC riêng hay chung? Hình như bị đá nhau sao ấy bác?:lasao:
 
Ðề: Cho vay nội bộ

pác Mướn nói:
Hạch toán độc lập nghĩa là bản thân nó có BCTC và BCĐKT riêng biệt, độc lập, theo quy định bắt buộc của Pháp luật.

BCTC là Báo cáo tài chính
BCDKT là bảng cân đối kế toán
Phải ko bác Mướn?
BCDKT ko phải là một phần của BCTC ư? Seo lại là BCTC BCDKT?
Bác Mướn dạo này viết bài hơi ẩu hay seo ấy :cuoiranuocmat:

Đoạn mầu xanh: Chi nhánh hạch toán độc lập=> có BCTC riêng biệt.
Đoạn mầu đỏ: Chi nhánh hạch toán độc lập vẫn là đơn vị trực thuộc=> BCTC riêng hay chung? Hình như bị đá nhau sao ấy bác?:lasao:

Iem thấy bác ko nói rõ ràng giữa đơn vị phụ thuộc, độc lập và hạch toán phụ thuộc / độc lập
Bác Mướn dạo này viết bài hơi ẩu hay seo ấy :cuoiranuocmat:
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đoạn mầu đỏ: Chi nhánh hạch toán độc lập vẫn là đơn vị trực thuộc=> BCTC riêng hay chung?

Hình như bị đá nhau sao ấy bác?:lasao:
Riêng ạ! :xinloinhe:

Bác ấy chây đông đá chân tây rùi! :xinloinhe:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cho vay nội bộ

Các bác cho hỏi
Thế nào là trực thuộc ? Thế nào là phụ thuộc ? Thế nào là độc lập ?
Phụ thuộc nhưng độc lập
Độc lập nhưng trực thuộc.
Vòng tròn luẩn quẩn chưa ???
Hiểu được bản chất của các từ này hy vọng sẽ giải được mấu chốt vấn đề.
Còn báo cáo hợp nhất thì em chưa làm nên không có ý kiến.
 
Ðề: Cho vay nội bộ

Các bác cho hỏi
Thế nào là trực thuộc ? Thế nào là phụ thuộc ? Thế nào là độc lập ?
Phụ thuộc nhưng độc lập
Độc lập nhưng trực thuộc.
Vòng tròn luẩn quẩn chưa ???
Hiểu được bản chất của các từ này hy vọng sẽ giải được mấu chốt vấn đề.
Còn báo cáo hợp nhất thì em chưa làm nên không có ý kiến.

Sói sửa lại tý!

Thế nào là đơn vị trực thuộc ?
Thế nào là đơn vị phụ thuộc ?
Thế nào là đơn vị độc lập ?

Thế nào là hạch toán phụ thuộc ?
Thế nào là hạch toán độc lập ?

Hiểu được bản chất vấn đề này thì vẫn chưa chốt được vấn đề Songcham đưa ra. Nhưng hiểu được bản chất nghiệp vụ thì có thể lập ra được 1 BCTC đúng, bất kể là sử dụng tài khoản 128, 228 hay 136, 336
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top