Vận dụng các phương pháp tính giá xuất kho trong việc ghi nhận kế toán các khoản đầu tư tài chính tạ

hacker009

Member
Hội viên mới
Đầu tư tài chính tại một doanh nghiệp xuất phát từ các khoản tiền nhàn rỗi trong công ty, các khoản đầu tư này được các nhà quản lý hi vọng sẽ mang lại lợi ích tăng thêm khi đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Và các nhà quản lý sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi còn để đầu tư kiểm soát các công ty khác thông qua thị trường chứng khoán bằng cách mua lại các cổ phiếu phổ thông được lưu hành, hay qua đợt cổ phiếu phát hành lần đầu của các công ty cần chi phối.

Các khoản đầu tư tài chính này phụ thuộc vào yếu tố thời gian nắm giữ và ảnh hưởng của các cổ phiếu nắm giữ với công ty được mua mà được phân biệt thành đầu tư tài chính ngắn hạn, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty liên doanh hay đầu tư tài chính dài hạn khác

Giá gốc của chứng khoán

Theo chuẩn mực kế toán số 1 chuẩn mực chung , chuẩn mực kế toán số 7 đầu tư vào các công ty liên kết, chuẩn mực kế toán số 8 thông tin tài chính về các khoản góp vốn liên doanh, chuẩn mực kế toán số 25 kế toán đầu tư vào công ty con thì những khoản đầu tư góp vốn bằng hình thức cổ phiếu đều yêu cầu các khoản đầu tư phải ghi nhận theo phương pháp giá gốc khi đầu tư.
Giá gốc là toàn bộ chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra đến khi có được chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu…) trong tay.

Giá gốc được xác định bằng công thức như sau:

Giá gốc = Giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm mua + Các chi phí mua có liên quan (chi phí môi giới, chi hoa hồng ….) để thực hiện thành công việc mua cổ phiếu.

Ví dụ : Công ty A mua 10.000 cổ phiếu DPM với giá giao dịch trên thị trường tại thời điểm mua là 35.000 đồng/ cổ phiếu. Công ty đã đặt lệnh mua thành công, và chi phí môi giới phải trả cho công ty chứng khoán là 0.5% giá trị đặt mua thành công. Các khoản này được công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản.

Giá thị trường = 10.000 cổ phiếu * 35.000 đồng/cổ phiếu = 350.000.000
Chi phí môi giới = 0.5% * 10.000 CP * 35.0000đ/CP = 1.750.000
Cộng 351.750.000
Giá gốc của một cổ phiếu = 351.750.000: 10.000 CP = 35.175 đồng/CP
Giá vốn của chứng khoán

Tuy nhiên một vấn đầu đặt ra là một loại cổ phiếu mà công ty đầu tư có thể được mua ở nhiều thời điểm khác nhau do vậy giá gốc của cùng một loại cổ phiếu có thể rất khác nhau. Và khi công ty tiến hành bán các cổ phiếu hay trái phiếu loại này nhắm tối ưu hoá lợi nhuận hay giảm thiểu lỗ thì xác định giá gốc bán ra như thế nào để xác định lợi nhuận của các hoạt động bán ra này? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta có thể xem xét ví dụ sau đây.
Công ty A mua cổ phiếu của DPM làm 3 đợt:
Đợt 1: 20.000 cổ phiếu * 40.000 đồng/ cổ phiếu = 800.000.000 đồng
Đợt 2: 10.000 cổ phiếu * 35.175 đồng/cổ phiếu = 351.750.000 đồng
Đợt 3: 12.000 cổ phiếu * 32.800 đồng/cổ phiếu = 393.600.000 đồng

Cộng 42.000 cổ phiếu 1.545.350.000 đồng

Và công ty đã bán 32.000 cổ phiếu ra thị trường với giá 37.000 đồng/cổ phiếu. Chi phí môi giới được xác định 0.5% giá trị thực hiện, và khoản chí phí môi giới bán ra được ghi nhận là một khoản chi phí tài chính cho doanh nghiệp.

Như vậy doanh thu từ khoản này được xác định như sau

Doanh thu bán CP = 32.000/CP* 37.000 đồng/CP =1.184.000.000 đồng.

Nhưng công ty cần phải xác định giá vốn của cổ phiếu bán ra là bao nhiêu (40.000 đồng/CP, 35.175 đồng/ CP, hay giá nào) để xác định lợi nhuận hay lỗ cho hoạt động này?

Trong kế toán có bốn phương pháp xác định tính giá xuất kho có thể vận dụng vào trong trường hợp này. Bốn phương pháp đó là:

* Nhập trước - xuất trước (FiFo) : đó là những gì nhập trứơc được ưu tiên xuất trước.
* Nhập sau - xuất trước (LiFo): đó là những gì nhập sau được ưu tiên xuất trước.
* Bình quân: trong phương pháp bình quân có phương pháp bình quân 1 lần vào cuối kỳ, bình quân từng lần xuất.
* Đích danh: chỉ đích danh từng số lượng xuất với giá gốc là bao nhiêu.

Áp dụng giá xuất kho là nhập trước - xuất trước

Trở lại ví dụ trên, công ty nếu áp dụng phương pháp là nhập trước- xuất trước vào nghiệp vụ trên thì giá vốn của việc bán chứng khoán trên thì chứng khoán của đợt 1: 20.000 CP giá 40.000đ/CP được ưu tiên bán đầu tiên, và đợt 2 10.000 CP với giá 35.175 đồng /CP được ưu tiên bán thứ 2 và 2.000 CP với giá 32.800 đồng/CP của đợt 3 được bán cuối cùng (theo nguyên tắc cổ phiếu nào được nhập đầu tiên thì được ưu tiên xuất bán trước). Theo đó được ghi nhận như sau:

Doanh thu : 32.000 CP * 37.000 đồng /CP =1.184.000.000.

Giá vốn: 20.000CP*40.000đ/CP+10.000CP*35.175đ/CP+2.000CP*32.800đ/CP =1.217.350.000 đ
Chi phí môi giới: 0.5% * 32.000CP * 37.000 đồng/CP =5.920.000.

Lợi nhuận của giao dịch trên: (39.270.000)

Như vậy khi áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước thì công ty lỗ 39.270.000 trong nghiệp vụ này.

Áp dụng giá xuất kho là nhập sau - xuất trước

Nếu trong ví dụ trên công ty, áp dụng phương pháp nhập sau - xuất trước vào nghiệp vụ trên, thì giá vốn của nghiệp vụ này được xác định là chứng khoán đợt 3 là 12.000 CP với giá 32.800 đồng/CP được ưu tiên bán đầu tiên, 10.000 CP với giá 35.175 đồng/CP của đợt 2 được ưu tiên bán tiếp sau và cổ phiếu của đợt 1 được bán bán 10.000 cổ phiếu (theo nguyên tắc cổ phiếu nào nhập sau cùng sẽ được ưu tiên xuất bán trước).

Theo đó được ghi nhận như sau:

Doanh thu: 32.000 CP * 37.000 đồng/CP = 1.184.000.000.

Giá vốn:12.000CP*32.800đ/CP+10.000CP*35.175đ/CP+10.000CP*40.000đ/CP = 1.145.350.000 đ.

Chi phí môi giới: 0.5% * 32.000CP * 37.000đồng/CP= 5.920.000 đ.

Lợi nhuận của giao dịch trên : 32.730.000

Như vậy khi áp dụng phương pháp nhập sau xuất trước thì công ty lời 32.730.000 trong nghiệp vụ này

Áp dụng giá xuất kho là bình quân

Nếu trong ví dụ trên công ty, áp dụng phương pháp bình quân vào nghiệp vụ trên, thì giá vốn của chứng khoán được tính bằng các lấy giá gốc của ba lần mua cộng lại và tính trung bình.

Theo đó được ghi nhận như sau:

Doanh thu: 32.000 CP * 37.000 đồng/CP = 1.184.000.000
Giá vốn : 32.000CP *36.794 đồng/CP = 1.177.408.000
Chi phí môi giới: 0.5% * 32.000CP * 37.000đ/CP = 5.920.000
Lợi nhuận của giao dịch trên : 672.000
Giá gốc bình quân của các cổ phiếu DPM:

(20.000CP*40.000đ/CP + 10.000CP * 35.175đ/CP

+ 12.000CP * 32.800đ/CP)


=


36.794

42.000 CP

Như vậy khi áp dụng phương pháp bình quân thì công ty lãi 672.000 trong nghiệp vụ này.

Áp dụng giá xuất kho là đích danh

Nếu trong ví dụ trên công ty, áp dụng phương pháp đích danh vào nghiệp vụ trên, thì công ty có thể chỉ đích danh đợt 1 xuất bán 15.000 CP với giá 40.000 đồng/CP, đợt 2 xuất bán 8.000 CP với giá 35.175 đồng/CP, và đợt 3 xuất bán 9.000 CP với giá 32.800 đồng/CP
Theo đó được ghi nhận như sau:

Doanh thu: 32.000 CP * 37.000 đồng/CP = 1.184.000.000
Giávốn:15.000CP*40.000đ/CP+8.000CP*35.175đ/Cp+9.000CP*32.800đ/CP = 1.176.600.000.
Chi phí môi giới: 0.5% * 32.000CP * 37.000đồng/CP ₫ 5.920.000
Lợi nhuận của giao dịch trên : 1.480.000

Như vậy khi áp dụng phương pháp đích danh thì công ty lãi 1.480.000 trong nghiệp vụ này.

Một vấn đề đặt ra là công ty nên áp dụng phương pháp nào có lợi nhất. Nếu công ty xuất bán toàn bộ các cổ phiếu thì áp dụng các phương pháp nào đều có giá trị trị như nhau, (lúc đó giá vốn của công ty sẽ là 1.545.350.000). Nhưng nếu công ty không bán toàn bộ cổ phiếu thì nên áp dụng phương pháp tính giá xuất kho như thế nào là có lợi nhất.

Nếu đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì cần phải bảo toàn vốn hay hạn chế lỗ tối đa sau đó mới tính đến lợi nhuận. .Như vậy thì nhà đầu tư có thể linh hoạt chọn riêng cho mình một phương pháp tính thích hợp cho từng thời điểm. Ví dụ như nhà đầu tư chỉ muốn tham gia vào thị trường chứng khoán trong ngắn hạn thì nên áp dụng phương pháp nhập sau xuất trước. Nếu thị trường đang trong thời kỳ tăng trưởng thì nên áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước. Còn nếu thị trường chứng khoán trong thời kỳ ổn định thì nên áp dụng phương pháp xuất là bình quân.

Nếu đứng trên quan điểm là nhà kinh doanh thì cần thể hiện lợi nhuận nhiều nhất, thì có thể chọn các phương pháp tính sao cho giá vốn thấp nhất để thể hiện lợi nhuận cao nhất.

Như vậy tuỳ theo quan điểm mà người dùng có lợi nhất theo ý muốn của mình. Và người đọc thông tin về các khoản đầu tư chứng khoán cũng cần xem xét thông tin trên báo cáo để đảm bảo thông tin chính xác phản ánh đúng bản chất của sự việc.

Tóm lại, khi đầu tư vào chứng khoán thì việc mua các chứng khoán được ghi nhận phải là giá gốc. Giá gốc phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra để có được số chứng khoán đó. Do các lượng chứng khoán được mua ở các thời điểm khác nhau dẫn đến giá gốc của các chứng khoán khác nhau, để xác định giá vốn trong các nghiệp vụ bán chứng khoán, thì có thể vận dụng một trong bốn phương pháp tính giá xuất kho của kế toán là cơ sở xác định giá vốn. Mỗi một phương pháp tính giá xuất kho sẽ cho ra một giá vốn khác nhau. Cho nên tuỳ theo quan điểm kinh doanh mà chúng ta nên cho một cách tính có lợi nhất. Và người đọc thông tin cũng nên nhìn hiểu các phương pháp tính giá để nhìn được bản chất của các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nói trên.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top