Mua hàng trả góp, hạch toán như thế nào..

kimsa

New Member
Hội viên mới
Cả nhà ơi giúp e với nha!
cty e mua hang trả góp, trị giá lô hàng là 70tr,vat 10%.nhưng trả góp làm 5 lần (5thang)nên phải trả tổng số tiền là 100tr. bat đầu tháng này trả 20tr.giờ e phải hach toán sao đây. giúp e với nha.
cảm ơn cả nhà.
 
Ðề: Mua hàng trả góp, hạch toán như thế nào..

Cả nhà ơi giúp e với nha!
cty e mua hang trả góp, trị giá lô hàng là 70tr,vat 10%.nhưng trả góp làm 5 lần (5thang)nên phải trả tổng số tiền là 100tr. bat đầu tháng này trả 20tr.giờ e phải hach toán sao đây. giúp e với nha.
cảm ơn cả nhà.
N152.156.211... 70tr
N133 = 7 tr
C331 = 77tr
hàng tháng trả
N111.112
C331
Số lãi phát sinh từ trả chậm
N242
C331
Cuối kỳ kc lãi
N635
C242
 
Ðề: Mua hàng trả góp, hạch toán như thế nào..

N152.156.211... 70tr
N133 = 7 tr
C331 = 77tr
hàng tháng trả
N111.112
C331
Số lãi phát sinh từ trả chậm
N242
C331
Cuối kỳ kc lãi
N635
C242

Dòng màu đỏ nếu lãi trả sau
Hàng tháng thực hiện trích trước lãi phải trả:
N635
C335

Cuối kỳ trả lãi:
N335
C111,112
 
Ðề: Mua hàng trả góp, hạch toán như thế nào..

Cả nhà ơi giúp e với nha!
cty e mua hang trả góp, trị giá lô hàng là 70tr,vat 10%.nhưng trả góp làm 5 lần (5thang)nên phải trả tổng số tiền là 100tr. bat đầu tháng này trả 20tr.giờ e phải hach toán sao đây. giúp e với nha.
cảm ơn cả nhà.

Công ty bạn làm sao đấy mà mua trả góp hố thế. Lãi suất của thương vụ này là 9%/kỳ đấy. Nếu trả góp trong 5 năm thì còn hợp lý chứ trả góp trong 5 tháng thì bó tay luôn.

Cách hạch toán:
- Khi mua ghi:

Nợ TK Tài sản: giá mua trả ngay
Nợ TK Thuế được khấu trừ: Số thuế theo hóa đơn (giá trả ngay)
Nợ TK Chi phí trả trước: Lãi trả góp
Có TK Phải trả người bán

- Định kỳ thanh toán:
Nợ TK Phải trả người bán
Có TK tiền
- Định kỳ phân bổ lãi trả góp vào chi phí:
Nợ TK Chi phí tài chính
Có TK Chi phí trả trước
 
Ðề: Mua hàng trả góp, hạch toán như thế nào..

Công ty bạn làm sao đấy mà mua trả góp hố thế. Lãi suất của thương vụ này là 9%/kỳ đấy. Nếu trả góp trong 5 năm thì còn hợp lý chứ trả góp trong 5 tháng thì bó tay luôn.

Cách hạch toán:
- Khi mua ghi:

Nợ TK Tài sản: giá mua trả ngay
Nợ TK Thuế được khấu trừ: Số thuế theo hóa đơn (giá trả ngay)
Nợ TK Chi phí trả trước: Lãi trả góp
Có TK Phải trả người bán

- Định kỳ thanh toán:
Nợ TK Phải trả người bán
Có TK tiền
- Định kỳ phân bổ lãi trả góp vào chi phí:
Nợ TK Chi phí tài chính
Có TK Chi phí trả trước
Bác này lại dùng kế toán Mỹ chỉ viết bằng chữ không dùng con số rùi, trong trường hợp này chúng ta sử dụng TK 335 ngay từ đầu tiên để tập hợp lãi trả trước sau đó phân bổ cho các kỳ sau sang 635, nhưng có một số điều bất cập.
Thứ nhất nếu là lãi trả góp của việc vay ngân hàng để mua TSCĐ nếu đủ điều kiện vốn hóa thì nó được cộng vào nguyên giá của TSCĐ theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC. Nhưng vấn đề vốn hóa như thế nào thì hiện nay có rất nhiều người còn mơ hồ và không hiểu như thế nào là vốn hóa.

Thứ 2. Nếu lãi vay đủ điều kiện vốn hóa và chúng ta tính lãi vay phải trả ngay khi ký hợp đồng để vay vốn mua TSCĐ thì nó được cộng vào nguyên giá ngay, nhưng trong tất cả các hợp đồng tín dụng vay vốn mua TSCĐ của DN thì bao giờ cũng thòng cổ 1 câu" Lãi suất sẽ được thay đổi định kỳ 3 tháng 1 lần căn cứ vào mức lãi suất thực tế của kỳ trả nợ" Vậy phần chi phí lãi vay được vốn hóa kia phải tính như thế nào?

Thứ 3: Nếu lãi vay được trả một lần vào cuối kỳ thời điểm thanh toán cả gốc lẫn lãn thì hàng tháng chúng ta trích trước chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý của DN nhưng theo luât thuế TNDN thì các khoàn trích trước mà thực tế chưa trích không được tính vào chi phí hợp lý của DN. Cũng theo luật thuế TNDN thì chi phí của kỳ nào tính vào kỳ đó, vậy chi phí lãi vay nếu trả vào thời điểm cuối hợp đồng vay vốn ( vay khoảng lớn hơn 1 năm) thì tổng tiền lãi phải trả để đưa vào chi phí hợp lý chỉ gồm chi phí lãi vay phải trả của kỳ trả gốc + lãi còn phần chi phí lãi vay các kỳ trước bị loại ra khỏi chi phí hợp lý.

Như vậy có thể nói nếu nhắm mắt làm liều đối với các DN nhỏ lẻ thì sẽ bị truy thu khi phát hiện, còn các công ty đại chúng tham gia sàn chứng khoán thì không thể đưa vào... vì kiểm toán cũng sẽ loại ra. Đây là mâu thuẫn giữa luật thuế và luật kế toán, theo bác Hientn thì chúng ta xử lý như thế nào để vừa hợp pháp vừa đảm bảo lợi ích doanh nghiệp?
 
Ðề: Mua hàng trả góp, hạch toán như thế nào..

Dòng màu đỏ nếu lãi trả sau
Hàng tháng thực hiện trích trước lãi phải trả:
N635
C335

Cuối kỳ trả lãi:
N335
C111,112
Ta cũng có thể xác định được số lãi trả chậm và HT vào 242 cũng có sao đâu <> vẫn đúng nguyên lý KT
 
Ðề: Mua hàng trả góp, hạch toán như thế nào..

Ta cũng có thể xác định được số lãi trả chậm và HT vào 242 cũng có sao đâu <> vẫn đúng nguyên lý KT

Trường hợp anh hạch toán là lãi trả trước .
 
Ðề: Mua hàng trả góp, hạch toán như thế nào..

Bác này lại dùng kế toán Mỹ chỉ viết bằng chữ không dùng con số rùi


Thật ra dùng Tên tài khoản thay vì số hiệu cũng có cái hay là nó áp dụng đựơc cho mọi doanh nghiệp, kể cả khi Vụ chế độ kế toán và kiểm toán có thay đổi cách mã số hiệu tài khoản.
trong trường hợp này chúng ta sử dụng TK 335 ngay từ đầu tiên để tập hợp lãi trả trước sau đó phân bổ cho các kỳ sau sang 635, nhưng có một số điều bất cập.

Ở đây không phải là lãi trả sau mà phải trích hàng kỳ vào TK 335, mà trích hàng kỳ vào 335 đối với lãi trả sau chứ không phải là đầu tiên đưa vào 335. Nếu coi là lãi trả trước (như chế độ kế toán Việt Nam).


Thứ nhất nếu là lãi trả góp của việc vay ngân hàng để mua TSCĐ nếu đủ điều kiện vốn hóa thì nó được cộng vào nguyên giá của TSCĐ theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC. Nhưng vấn đề vốn hóa như thế nào thì hiện nay có rất nhiều người còn mơ hồ và không hiểu như thế nào là vốn hóa.

Điều kiện vốn hoá (bắt đầu, tạm ngừng, chấm dứt vốn hoá) được quy định rất cụ thể tại VAS 16. Về cơ bản vốn hoá lãi vay trả góp vào giá gốc của tài sản nếu tài sản đó phải trải qua quá trình lắp đặt, vận hành thử, số chi phí được vốn hoá là số lãi trả góp phát sinh trong thời gian lắp đặt, chạy thử.


Thứ 2. Nếu lãi vay đủ điều kiện vốn hóa và chúng ta tính lãi vay phải trả ngay khi ký hợp đồng để vay vốn mua TSCĐ thì nó được cộng vào nguyên giá ngay, nhưng trong tất cả các hợp đồng tín dụng vay vốn mua TSCĐ của DN thì bao giờ cũng thòng cổ 1 câu" Lãi suất sẽ được thay đổi định kỳ 3 tháng 1 lần căn cứ vào mức lãi suất thực tế của kỳ trả nợ" Vậy phần chi phí lãi vay được vốn hóa kia phải tính như thế nào?

Không được vốn hoá nếu TSCĐ mua đưa vào dùng. Vốn hoá phần lãi vay mua TSCĐ qua lắp đặt, chạy thử theo lãi vay thực tế phát sinh trong giai đoạn lắp đặt, chạy thử.

Thứ 3: Nếu lãi vay được trả một lần vào cuối kỳ thời điểm thanh toán cả gốc lẫn lãn thì hàng tháng chúng ta trích trước chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý của DN nhưng theo luât thuế TNDN thì các khoàn trích trước mà thực tế chưa trích không được tính vào chi phí hợp lý của DN. Cũng theo luật thuế TNDN thì chi phí của kỳ nào tính vào kỳ đó, vậy chi phí lãi vay nếu trả vào thời điểm cuối hợp đồng vay vốn ( vay khoảng lớn hơn 1 năm) thì tổng tiền lãi phải trả để đưa vào chi phí hợp lý chỉ gồm chi phí lãi vay phải trả của kỳ trả gốc + lãi còn phần chi phí lãi vay các kỳ trước bị loại ra khỏi chi phí hợp lý.

Như vậy có thể nói nếu nhắm mắt làm liều đối với các DN nhỏ lẻ thì sẽ bị truy thu khi phát hiện, còn các công ty đại chúng tham gia sàn chứng khoán thì không thể đưa vào... vì kiểm toán cũng sẽ loại ra. Đây là mâu thuẫn giữa luật thuế và luật kế toán, theo bác Hientn thì chúng ta xử lý như thế nào để vừa hợp pháp vừa đảm bảo lợi ích doanh nghiệp?

Ở đây sẽ phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ, vì ở kỳ thực tế chi trả khoản trích trước thì khoản đó đựơc tính vào chi phí tính thuế. Hạch toán theo VAS 17.

Thật ra chế độ kế toán hướng dẫn hạch toán lãi trả góp phải trả vào TK 242 chưa hợp lý lắm trong một số trường hợp. Nếu lãi trả góp được xác định ngay tại thời điểm mua thì mới có thể xác định được số lãi này. Hơn nữa lãi này được trả dần hàng kỳ cùng với món tiền gốc chứ không phải trả ngay khi mua TSCĐ.

Có thể có các trường hợp hạch toán như sau:

- Trường hợp 1: Nếu xác định đựơc lãi trả góp ngay khi mua:

Nợ TK TSCĐ (211, 213), Mua sắm TSCĐ (241)
Nợ TK Thuế được khấu trừ (133)
Nợ TK "Chiết khấu nợ trả góp" (Mở chi tiết TK 331)
Có TK "Nợ trả góp phải trả" (Mở chi tiết TK 331)

Ở đây lãi trả góp khi trình bày báo cáo phải ghi giảm nợ phải trả để khoản nợ phải trả chứ không trình bày vào phần tài sản vì bản chất của nó là một khoản điều chỉnh giảm nợ trả góp để nợ trả góp phản ánh đúng giá trị thuần.

Định kỳ phản ánh trả nợ gốc và lãi ghi:
Nợ TK 331 (Nợ gốc + Lãi)
Có TK Tiền

Phân bổ lãi trả góp (chiết khấu nợ trả góp):
Nợ TK 635 (không được vốn hoá), 241 (vốn hoá)
Có TK "Chiết khấu nợ trả góp"

-Trường hợp không thể xác định được lãi trả góp khi mua: (lãi trả góp thả nổi theo lãi suất thị trường).
Nợ TK TSCĐ (211, 213) hoặc Mua sắm TSCĐ (241)
Nợ TK Thuế được khấu trừ (133)
Có TK "Nợ trả góp phải trả" (Mở chi tiết TK 331)

Định kỳ phải ánh trả nợ trả góp (gốc + lãi)
Nợ TK 635 (không được vốn hoá), 241 (vốn hoá): Lãi trả góp
Nợ TK 331: Nợ gốc trả góp
Có TK 111, 112
 
Ðề: Mua hàng trả góp, hạch toán như thế nào..

Nếu ban phai trả từ tháng 7 thì:
N 156
N 133
N142
C 331
Hàng tháng
N 111, 112
C 331
K/c lãi
N 635
C142
 
Ðề: Mua hàng trả góp, hạch toán như thế nào..

Mình thắc mắc là sao ai cũng đưa vào 242, mà trong khi trả góp có 5 tháng.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top