Hạch toán tiền ăn giữa ca cho người lao động

caothu15

New Member
Hội viên mới
Theo quy định tại điểm 3.2 - Mục III - Phần B - Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài Chính thì chi phí tiền ăn giữa ca trả cho người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động là khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế, khoản chi phí này do chủ doanh nghiệp quyết định phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng mức chi hàng tháng cho mỗi người lao động không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Trường hợp DN trả tiền ăn giữa ca cho người lao động, khoản chi phí này phải có thể hiện trên hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể và đảm bảo theo quy định trên thì được đưa vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế.
 
Nếu Dn trả bằng tiền thì không cần bảng kê và hoá đơn. Chỉ cần người lao động ký vào bảng lương là được rồi.
 
Nhân đây cho mình hỏi công ty mình có trả tiền ăn giữa ca cho nhân viên nhưng không quy định cố định là bao nhiêu. Hàng ngày mọi người đi ăn cùng nhau sau đó lấy tổng chi chia cho đầu người. Ai không đi ăn thì được trả lại số tiền bằng số bình quân. Vậy khi tính trên bảng lương mình phải hạch toán như thế nào vì như vậy số tiền ăn giữa các ngày và các tháng không bằng nhau.
 
Vậy thì cách tốt nhất là bạn đặt cơm của một nhà hàng nào đấy rồi lấy lấy hoá đơn đầu vào rồi viết phiếu chi, hạch toán vào chi phí. Bạn phải quy định cụ thể mỗi người được phụ cấp tiền ăn trưa là bao nhiêu tiền. Như vậy ai không ăn bữa nào thì sẽ được nhận bằng số tiền tương ứng. Thễ sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn.
 
Nếu được như vậy thì mình cũng đỡ đau đầu nhiều lắm. Mình có xem qua sổ sách của chị kế toán trước mình thấy chị ấy tính cố định tiền ăn của mỗi người là 8000đ/người/bữa. Nhưng đến khi mình vào thì mọi người lại đi ăn cùng nhau, hôm thì ăn cơm, hôm thì ăn bún...nói chung là không cố định nên không lcó hoá đơn được. Tiền ăn bình quân dao động từ 10.000 đến 15.000 có hôm lên đến gần 30.000cosD Thỉnh thoảng lại có khách đi ăn cùng nữa.Mình chẳng biết phải tính như thế nào nữa.:confused1: :001_huh: :ohmy:
 
Mình nghỉ nếu như theo bạn nói thì bạn cứ tính tiền ăn trưa đó thẳng vào lương của họ và sẽ thanh toán chung với tiền lương. Khoản chênh lệch cơm của mỗi người trong tháng sẽ chẳng có gì đáng ngại vì trên bảng lương thể hiện là tổng tiền cơm. Nếu như nhân viên công ty bạn muốn thanh toán tiền ăn hằng ngày thì bạn vẫn cứ tạm ứng bình thường au đó khấu trừ lại. Tham khảo xem sao nha bạn
 
Nếu được như vậy thì mình cũng đỡ đau đầu nhiều lắm. Mình có xem qua sổ sách của chị kế toán trước mình thấy chị ấy tính cố định tiền ăn của mỗi người là 8000đ/người/bữa. Nhưng đến khi mình vào thì mọi người lại đi ăn cùng nhau, hôm thì ăn cơm, hôm thì ăn bún...nói chung là không cố định nên không lcó hoá đơn được. Tiền ăn bình quân dao động từ 10.000 đến 15.000 có hôm lên đến gần 30.000cosD Thỉnh thoảng lại có khách đi ăn cùng nữa.Mình chẳng biết phải tính như thế nào nữa.:confused1: :001_huh: :ohmy:
Ben thấy việc ăn chung không thành vấn đề gì cả, chỉ là phải thống nhất cụ thể tiền ăn ca của mỗi người là bao nhiêu/ngày thôi, từ đó chứng từ có thể là hoá đơn (nếu có), nếu không thì số tiền phải thể hiện trên bảng lương, vậy đó. Thân ái.
 
Ben thấy việc ăn chung không thành vấn đề gì cả, chỉ là phải thống nhất cụ thể tiền ăn ca của mỗi người là bao nhiêu/ngày thôi, từ đó chứng từ có thể là hoá đơn (nếu có), nếu không thì số tiền phải thể hiện trên bảng lương, vậy đó. Thân ái.

Theo thông tư 32 thì tiền ăn giữa ca là một khoản chi phí, chứ ko phải là khoản "Phụ cấp theo lương", Nhưng các DN thường chi trả vào bảng lương cho người LĐ họ xem đây là một khoản chi mang tính chất lương.

Nếu DN mua cơm hộp cuả người cung cấp thì có hoá đơn GTGT, Nếu DN tổ chưc nấu ăn cho CNV thì NVL đầu vào có hoá đơn GTGT thì được tính là chi phí hợp lệ để xác định thu nhập chịu thuế.
 
Theo thông tư 32 thì tiền ăn giữa ca là một khoản chi phí, chứ ko phải là khoản "Phụ cấp theo lương", Nhưng các DN thường chi trả vào bảng lương cho người LĐ họ xem đây là một khoản chi mang tính chất lương.
Nếu như doanh nghiệp trả bằng tiền mặt cho CBCNV thì chi phí này vẫn tính vào lương để tính thuế TNCN đấy ạ.
 
Nếu như doanh nghiệp trả bằng tiền mặt cho CBCNV thì chi phí này vẫn tính vào lương để tính thuế TNCN đấy ạ.

ko phải là tính vào lương mà là tính vào thu nhập chịu thuế TNCN, vì luật thuế TNCN là tính trên tổng thu nhập cuả cá nhân trong th. gian kê khai chư ko phân biệt tiền lương hay ko phải là tiền lương. Mà chỉ phân biệt là thu nhập thường xuyên hay thu nhập bất thường mà thôi
 
Sửa lần cuối:
ko phải là tính vào lương mà là tính vào thu nhập chịu thuế TNCN, vì luật thuế TNCN là tính trên tổng thu nhập cuả cá nhân trong th. gian kê khai chư ko phân biệt tiền lương hay ko phải là tiền lương. Mà chỉ phân biệt là thu nhập thường xuyên hay thu nhập bất thường mà thôi

hihi! Xin lỗi, em hiểu nhầm!
 
Ðề: Hạch toán tiền ăn giữa ca cho người lao động

vậy tóm lại mọi người cho em biết tiền ăn giữa ca do nhà nước quy định là bao nhiêu vậy ạh?
 
Ðề: Hạch toán tiền ăn giữa ca cho người lao động

vậy tóm lại mọi người cho em biết tiền ăn giữa ca do nhà nước quy định là bao nhiêu vậy ạh?

Tiền ăn giữa ca được trả ko quá mức lương tối thiểu/người/tháng.
Từ 01/01/2008, mức lương tối thiểu chung là 540.000 đ, riêng Tp.HCM & HN là 620.000 đ cho các DN trong nước, DN FDI có mức lương tối thiểu từ 900.000 đ - 1.000.000 đ
 
Ðề: Hạch toán tiền ăn giữa ca cho người lao động

Vậy cho caothurom hỏi chút nha :sweatdrop: như ở công ty của rom bây giờ tiền ăn của nhân viên (chủ yếu là nhân viên nước ngoài) = 150.000đ/1 ngày. Như vậy số tiền ăn vượt quá mức quy định kia làm sao để hợp lý hóa được bây giờ :banghead: giúp rom với nhé bối rối quá rồi:banghead:
 
Ðề: Hạch toán tiền ăn giữa ca cho người lao động

Vậy cho caothurom hỏi chút nha :sweatdrop: như ở công ty của rom bây giờ tiền ăn của nhân viên (chủ yếu là nhân viên nước ngoài) = 150.000đ/1 ngày. Như vậy số tiền ăn vượt quá mức quy định kia làm sao để hợp lý hóa được bây giờ :banghead: giúp rom với nhé bối rối quá rồi:banghead:

Bạn đưa vào cp tình thuế số tiền theo quy định, còn lại loại ra khi quyết toán
=> ko lách thuế nhé!!
 
Ðề: Hạch toán tiền ăn giữa ca cho người lao động

Các bác dùm giúp em:Cách hạch toán tiền ăn và thưởng vào giá thành hay vào chi phí quản lý?
 
Ðề: Hạch toán tiền ăn giữa ca cho người lao động

Mọi người cho mình hỏi: Cty mình có sinh viên thực tập, và bao cơm trưa cho họ. Khoản tiền đó bây giờ mình phải kê khai như thế nào để khấu trừ thuế. Xếp mình nói là ghi danh sách ra và đưa họ ký vào. Vậy có được ko? Các bạn giúp mình với.
 
Ðề: Hạch toán tiền ăn giữa ca cho người lao động

Nếu được như vậy thì mình cũng đỡ đau đầu nhiều lắm. Mình có xem qua sổ sách của chị kế toán trước mình thấy chị ấy tính cố định tiền ăn của mỗi người là 8000đ/người/bữa. Nhưng đến khi mình vào thì mọi người lại đi ăn cùng nhau, hôm thì ăn cơm, hôm thì ăn bún...nói chung là không cố định nên không lcó hoá đơn được. Tiền ăn bình quân dao động từ 10.000 đến 15.000 có hôm lên đến gần 30.000cosD Thỉnh thoảng lại có khách đi ăn cùng nữa.Mình chẳng biết phải tính như thế nào nữa.:confused1: :001_huh: :ohmy:

Mình nghĩ bạn nên tư vấn cho sếp nên xây dựng khoản phụ cấp tiền cơm giữa ca là bao nhiêu trong quy chế lương hoặc thoả ước lao động tập thể để sau này có căn cứ nói chuyện với cơ quan thuế, vì phụ cấp này mà k có trong quy chế lương, thoả ước LĐ, hay hợp đồng thì bên thuế không công nhận chi phí hợp lý đâu. Có quy định cụ thể bạn cũng dễ làm việc và k rối. Như hiện tại bạn phải theo dõi cuốn sổ riêng trong tháng ng này ng kia ăn bao nhiêu để biết , ai k ăn thì thanh toán tiền, cũng mệt rồi, tiền ăn giữa ca bạn vẫn đưa vào tk 334 nha.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Các bác dùm giúp em:Cách hạch toán tiền ăn và thưởng vào giá thành hay vào chi phí quản lý?

Chi phí cho nhân công trực tiếp sản xuất bạn ghi vào TK 622, nhân viên gián tiếp bạn ghi vào tk 642 nha.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hạch toán tiền ăn giữa ca cho người lao động

Bạn tham khảo thông tư 22/2008 ngày 15/10/2008 hướng dẫn về việc thực hiện chế độ ăn giữa ca.
 
Ðề: Hạch toán tiền ăn giữa ca cho người lao động

Cái này củ rồi bác, đọc NĐ 110 2008:
Điều 2. Mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Nghị định này thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 theo các vùng như sau:
1. Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
2. Mức 740.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
3. Mức 690.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
4. Mức 650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV.

Van Xin có coi cái ngày tớ Post bài này chưa. Hôm nay thì nó mới là cũ...!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top