Phân biệt giữa kế toán Ngân hàng và kế toán DN

loveiu

New Member
Hội viên mới
Các anh chị ơi! Cho em một số tiêu chí để phân biệt giữa kế toán NH và kế toán DN được không ạ? Em cảm ơn:runcamcap:
 
Ðề: Phân biệt giữa kế toán Ngân hàng và kế toán DN

bạn hỏi thế này thì chung chung quá, chắc bạn đang học vẫn đang học ah. tiêu chí phân biệt KTNH và KTDN là nhiều mình nêu cho bạn 1 ví dụ nhé:
trong kế toán NH khi có tiền thì sẽ báo Có đúng không và định khoản cũng là CÓ còn trong KTDN thì ngược lại khi nhận được tiền sẽ định khoản Nợ. đây là cái khác cơ bản
 
Ðề: Phân biệt giữa kế toán Ngân hàng và kế toán DN

hihi
hỏi thế này thì làm sao mà trả lời được. mối loại kế toán có đặc trưg riêng và bên ngân hàng thì hệ thống tài khoảm của nó cũng khác với doanh nghiệp. Nó có sử dụng tài khoản khác chủ yếu về tiền mặt và tiền gửi, trong hai tài khoản này lại có các tài khoản con chi tiết nữa. Còn bên doanh nghiệp thì cũng có các tài khoản khác, cũng chi tiết riêng. đối với từng loại doanh nghiệp khác nhau thi cũng có đặc điểm riêng và hạch toán cũng khác nhau lắm. :tapta::dangiuqua::ngay:
 
Ðề: Phân biệt giữa kế toán Ngân hàng và kế toán DN

Các anh chị ơi! Cho em một số tiêu chí để phân biệt giữa kế toán NH và kế toán DN được không ạ? Em cảm ơn:runcamcap:
Bạn tham khảo nha...

Hệ thống kế toán ngân hàng Việt Nam chính thức ra đời từ năm 1951 còn hệ thống kế toán tài chính DN được hình thành sau đó ba năm, năm 1954 và được hoàn thiện, phát triển song song cho tới nay. Về cơ bản, hai hệ thống kế toán giống nhau về nguyên tắc, nội dung và phương pháp hạch toán theo các chuẩn mực kế toán và Luật Kế toán đã ban hành.
Tuy nhiên, cách sử dụng thuật ngữ và hình thức trình bày khác nhau khiến cho người đọc có cảm giác thấy hai lĩnh vực kế toán có sự khác nhau. Từ đó, việc vận dụng giữa hai lĩnh vực kế toán này trở nên khó khăn đối với người học, người làm công tác kế toán. Có thực tế là một người học kế toán tài chính DN thì gặp nhiều khó khăn khi làm kế toán ngân hàng và ngược lại. Để có thể làm việc được ở hai lĩnh vực này, người làm công tác kế toán phải học kế toán cả hai lĩnh vực, dẫn đến tiêu tốn cả thời gian và tiền của. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng một hệ thống kế toán thống nhất để có thể áp dụng cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác nhau?

Có thể nói, kế toán tài chính DN và kế toán ngân hàng đều tuân thủ những nguyên tắc kế toán cơ bản, bao gồm cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng, trọng yếu. Về nguyên tắc hạch toán, hai hệ thống kế toán cũng sử dụng phương pháp ghi Nợ - Có để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; sử dụng kết cấu tài khoản chữ T; nguyên tắc ghi Nợ trước, Có sau, Nợ - Có cân bằng nhau; xác định tính số dư trên các TK tài sản và nguồn vốn, nguồn vốn nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; nguyên tắc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản tài sản và tài khoản nguồn vốn.

Về phương pháp luân chuyển chứng từ, hai hệ thống kế toán đều tuân thủ theo hai loại chứng từ: chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn và tuân thủ theo các bước: lập chứng từ, kiểm tra chứng từ, xử lý, ghi sổ, lưu trữ chứng từ. Tổ chức bộ máy kế toán cũng theo ba hình thức (phân tán, tập trung, vừa tập trung vừa phân tán)

Về hình thức kế toán áp dụng, đều bao gồm kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp theo năm hình thức: Nhật ký Sổ Cái, Nhật ký chứng từ, Chứng từ Ghi sổ, Sổ nhật kí chung, hình thức ghi bằng máy tính. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng thường sử dụng chứng từ ghi sổ.

Về hệ thống báo cáo, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC.

Tuy nhiên, hai hệ thống kế toán sử dụng thuật ngữ và hình thức trình bày khá nhau đã đưa đến cho người đọc thấy hai lĩnh vực kế toán này có sự khác nhau. Mặt khác, kế toán ngân hàng đã có sự khác biệt về số hiệu trong hệ thống TK so với hệ thống tài khoản của kế toán tài chính DN. Sự khác biệt này dẫn đến việc xác định kết quả kinh doanh của kế toán tài chính DN và kế toán ngân hàng cũng khác nhau, có thể thấy rõ trên sơ đồ kết quả kinh doanh của ngân hàng và DN khác.

Hai hình thức kế toán đã giống nhau cơ bản về nội dung, nhưng chưa tạo cho người học và làm công tác kế toán nhận biết được sự tương quan giữa chúng vì sử dụng các thuật ngữ khác nhau. Từ đó, việc vận dụng hai lĩnh vực kế toán này trở nên khó khăn đối với người học, người làm công tác kế toán
 
Ðề: Phân biệt giữa kế toán Ngân hàng và kế toán DN

Các anh chị ơi! Cho em một số tiêu chí để phân biệt giữa kế toán NH và kế toán DN được không ạ? Em cảm ơn:runcamcap:
Bạn hỏi như thế thì làm sao mà trả lời được.
1. Bạn định so sánh về lý thuyết hay thực tế
2. Bạn so sánh về hình thức hoạt động hay hình thức tổ chức
3. Bạn so sách về cách hạch toán hay là hệ thống tài khoản
4. Còn nhiều vấn đề lắm, bạn phải thu hẹp để hỏi về một lĩnh vực khác......
 
Ðề: Phân biệt giữa kế toán Ngân hàng và kế toán DN

nếu cụ thể là bảng cân đối kế toán ngân hàng và doanh nghiệp thì có gì khác nhau về kết cấu và bản chất ạ?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top