Giúp mình: quy định việc NLĐ thỏa thuận tự đóng BHXH sẽ bị phạt?

neebo-712

New Member
Hội viên mới
Mình đang cần tài liệu này để trình sếp, thuyết phục sếp đóng số BH truy thu từ các năm trước!
Giúp mình nhé! Cảm ơn các bạn nhiều!

---------- Post added at 04:16 ---------- Previous post was at 03:08 ----------

Mình đã đọc trên diễn đàn về quy định này rồi, quên save, giờ tìm lại lồi cả mắt mà ko ra nữa, ai biết chỉ giúp mình với nhé!!!!
 
Ðề: Giúp mình: quy định việc NLĐ thỏa thuận tự đóng BHXH sẽ bị phạt?

BẠN TẢI NGHỊ ĐỊNH Số: 86/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
Cho xếp đọc cho kỹ


NGHỊ ĐỊNH Số: 86/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
Điều 4. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là 30.000.000 đồng.

Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt tương ứng với hành vi đó được quy định tại Nghị định này; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể thấp hơn nhưng không được dưới mức thấp nhất của khung phạt tiền đã được quy định; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhất của khung phạt tiền đã được quy định.
Ngoài ra, tổ chức, các nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội.
Thời hiệu xử phạt: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là một 01 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện. Nếu quá thời hạn nêu trên thì người vi phạm không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Trong thời hạn quy định trên mà người vi phạm có hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu trên; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm: hành vi đóng bảo hiểm xã hội không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 2.500.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động; hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp có thể bị phạt tiền bằng 0,05% mức đóng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội cho mỗi ngày chậm đóng, nhưng tối đa không quá 30.000.000 đồng; hành vi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động.
Đối với hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp có thể bị phạttừ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động; phạt từ 24.100.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên. Ngoài ra người sử dụng lao động còn có thể bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt; buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2010 và thay thế Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

---------- Post added at 08:46 ---------- Previous post was at 08:44 ----------

= > Vừa bị phạt lại vừa bị truy thu nữa đấy bạn

---------- Post added at 08:53 ---------- Previous post was at 08:46 ----------

LUẬT Luật số: 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006
BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội.
3. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.
4. Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
5. Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm xã hội.
Điều 134. Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội
1. Không đóng.
2. Đóng không đúng thời gian quy định.
3. Đóng không đúng mức quy định.
4. Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.

Điều 135. Các hành vi vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội
1. Cố tình gây khó khăn hoặc cản trở việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của Luật này.
Điều 136. Các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng tiền đóng và quỹ bảo hiểm xã hội
1. Sử dụng tiền đóng và quỹ bảo hiểm xã hội trái quy định của pháp luật.
2. Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu tiền đóng và quỹ bảo hiểm xã hội.
Điều 137. Các hành vi vi phạm pháp luật về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Gian lận, giả mạo hồ sơ.
2. Cấp giấy chứng nhận, giám định sai.

Điều 138. Xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại các điều 134, 135, 136 và 137 của Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại các điều 134, 135, 136 và 137 của Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 134 của Luật này từ ba mươi ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải đóng số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện quy định tại khoản này thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này


---------- Post added at 09:02 ---------- Previous post was at 08:53 ----------

Cách 1: làm hợp đồng lao động thời vụ
= > Muốn lách còn một cách chỉ ký hợp đồng lao động thời vụ < 3 tháng, 1 năm 2 lần , cho làm < 3 tháng quý 1 xong nghỉ = > quý 2 nghỉ => sang quý 3 ký lại < 3 tháng hoặc
Quý 2 ký < 3 tháng => quý 3 nghỉ = > quý 4 ký lại
Nếu ký liền kề coi như là hợp đồng có thời hạn
Nhưng hợp đồng lao động thời vụ lại dính vào thuế TNCN để tránh lại làm bảng kê 23 cam kết 1 năm < 48 triệu để ko khấu trừ đầu nguồn 10% nếu có mã số thuế TNCN , 20% nếu chưa có MSTTNCN
=> cũng tạm gọi là thở được
Cách 2: làm hợp đồng vào bảng lương + chấm công thuế riêng
làm hợp đồng vào bảng lương + chấm công bảo hiểm riêng
Cách này làm ko khéo chết cả hai
 
Ðề: Giúp mình: quy định việc NLĐ thỏa thuận tự đóng BHXH sẽ bị phạt?

Cảm ơn Mr/Ms Chu Đình Xinh rất nhiều!!!!
Em sẽ bổ sung thêm những quy định trên cho sếp đọc.

---------- Post added at 10:28 ---------- Previous post was at 10:12 ----------

Vì đã đăng ký thang bảng lương lần 1 từ T10/2010, lần 2 từ T10/2012, nên bây giờ đi đăng ký BHXH thì bị BHXH buộc truy thu từ T10/2010 mà sếp chưa chịu.
Số tiền truy thu hơn 100tr, chưa tính tiền nộp chậm/phạt.
Nên cần những quy định chính xác để thuyết phục sếp!
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top