cả nhà cho em hỏi tí

becoi12

New Member
Hội viên mới
Có 1 ngừoi lao động đóng BHXH được 7 năm, trong 1 lần bị tai nạn giao thông mất và con cái ho chưa đủ 18 tuổi,. Bây giờ cần làm những thủ tục gì để con cái họ được hưởng trợ cấp vậy mọi người. Mong cae nhà giúp e! thank mọi ng nhiu
 
Ðề: cả nhà cho em hỏi tí

cả nhà ko ai lam bên BHXH ha huuuuuuuuu
 
Ðề: cả nhà cho em hỏi tí

Có 1 ngừoi lao động đóng BHXH được 7 năm, trong 1 lần bị tai nạn giao thông mất và con cái ho chưa đủ 18 tuổi,. Bây giờ cần làm những thủ tục gì để con cái họ được hưởng trợ cấp vậy mọi người. Mong cae nhà giúp e! thank mọi ng nhiu

CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
1-Trợ cấp mai táng:
1.1. Điều kiện hưởng: Người lo mai táng cho một trong những đối tượng nêu dưới đây chết:
- Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội;
- Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
- Người đang hưởng lương hưu;
- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc.
1.2. Mức trợ cấp mai táng: Người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.
2- Trợ cấp tuất hàng tháng:
2.1. Điều kiện hưởng:
- Điều kiện về đối tượng: Các đối tượng dưới đây khi chết thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả:
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Chết do tai nạn, bệnh nghề nghiệp;
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
- Điều kiện về thân nhân:
+ Con chưa đủ 15 tuổi; con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi hoặc chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này trước khi chết có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ hoặc dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Điều kiện về thu nhập: Những thân nêu trên (trừ thân nhân là con) phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
2.2. Quyền lợi được hưởng:
- Mỗi thân nhân đủ điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
- Trường hợp một người chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người; trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp theo quy định trên.
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của thân nhân được tính từ tháng liền kề sau tháng đối tượng chết.
3- Trợ cấp tuất một lần:
3.1.Điều kiện hưởng : Người chết không đủ điều kiện để thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc đủ điều kiện nhưng không có thân nhân hưởng trợ cấp hàng tháng.
3.2. Quyền lợi được hưởng: Thân nhân nêu trên được hưởng trợ cấp tuất một lần do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo mức dưới đây:
- Mức trợ cấp tuất một lần với thân nhân người lao động đang làm việc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng (mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định như đối với chế độ hưu trí).
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian hưởng lương hưu, nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
4. Hồ sơ hưởng :
- Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu hồ sơ thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi chết hồ sơ gồm .
+ Sổ bảo hiểm xã hội
+ Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định của toà án tuyên bố đã chết.
+ Tờ khai hoàn cảnh gia đình của thân nhân người chết ( Mẫu số 9-HSB)
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động (mẫu) nếu chết trong trường hợp tai nạn lao động , bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp trong trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp , nếu bị TNGT được xác định là TNLĐ thì có thêm biên bản TNGT và biên bản giải quyết TNGT.
- Đối với người đang hưởng lương hưu , trợ cấp Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi chết thì nhân nhân lập hồ sơ gồm :
+ Giấy chứng tử , giấy báo tử hoặc quyết định của toà án tuyến bố đã chết.
+ Tờ khai hoàn cảnh gia đình của thân nhân người chết ( Mẫu số 9-HSB)
- Trường hợp hưởng tuất hàng tháng ngoài hồ sơ trên thì một trong các trường hợp dưới đây thì hồ sơ có thêm
+ Giấy chứng nhận của nhà trường nơi đang học đối trường hợp con từ đủ 15 tuổi đến đủ mười tám tuổi còn đi học
+ Biên bản giám định khả năng lao động từ 81% trở lên của hội đồng giám định y khoa nếu con đủ mười lăm tuổi trở lên không còn đi học, vợ hoặc chồng , cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng hoặc người khác mà người chết khi còn sống có trách nhiệm nuôi dưởng chưa đủ 60 mươi tuổi đối với nam và chưa đủ 55 tuổi đối với nữ, giấy chứng nhận của nhà trường nơi đang học đối với trường hợp con từ đủ mười 15 tuổi đến đủ 18 tuổi còn đi học
+ Ngoài ra phải nộp lại cho cơ quan Bảo hiểm xã hội các giấy tờ khác như thẻ Bảo hiểm y tế, sổ lĩnh lương hưu, sổ lĩnh trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
Số lượng hồ sơ:
- Tuất 1 lần : 1 bộ
- Tuất hàng tháng : 2 bộ
Thời hạn giải quyết : Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trình tự thực hiện :
Bước 1: ( Lập hồ sơ ) Tổ chức của đơn vị sử dụng lao động ( nếu người chết là người lao động đang đóng Bảo hiểm xã hội ) hoặc thân nhân người chết ( nếu người chết là người lao động nghĩ việc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người chết là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động , trợ cấp tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp hàng tháng ) đến Bảo hiểm xã hội các huyện, thị hoặc phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ Bảo hiểm xã hội tỉnh để nhận mẫu đơn hoặc tải mẩu ( số 09 – HSB ) điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu và lập hồ sơ theo quy định được hướng dẩn trên..
Bước 2 : ( Nộp hồ sơ )Tổ chức đơn vị hoặc thân nhân người chết nộp đầy đủ hồ sơ đến Bảo hiểm xã hội huyện, thị nếu người chết tham gia đóng Bảo hiểm xã hội tại đơn vị do Bảo hiểm xã hội các huyện, thị quản lý người chết đã bảo lưu sổ bảo hiểm xã hội , người chết là cán bộ hưu trí, trường hợp người chết đang đóng bảo hiểm xã hội tại đơn vị do Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý thì nộp hồ sơ đến phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ - Bảo hiểm xã hội tỉnh. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn thời gian giải quyết.
Bước 3: ( Nhận kết quả giải quyết ) Đến ngày hẹn thân nhân người chết đến nơi nộp hồ sơ nhận kết quả giải quyết. Nếu tổ chức đơn vị nộp hồ sơ thì sau khi nhận kết quả phải giao lại ngay cho thân nhân người chết để hưởng trợ cấp tử tuất phải mang theo giấy tờ tuỳ thân có dán ảnh hoặc giấy ủy quyền có thị thực của địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú.
Cách thức thực hiện :
- Tổ chức đơn vị hoặc thân nhân người chết thực hiện lập hồ sơ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội nộp hồ sơ trực tiếp đến Bảo hiểm xã hội
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện giải quyết trong thời hạn quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
- Thân nhân người chết nhận chế độ tử tuất tại Bảo hiểm xã hội huyện thị hoặc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo ngày hẹn trên phiếu.

(Theo: T? tu?t - B?O HI?M X H?I T?NH BNH D??NG)

Thân !
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top