TIẾP THỊ BẢN THÂN: TẠI SAO KO????

giotnuoc2603

Member
Hội viên mới
Cùng trình độ chuyên môn, cùng vốn kinh nghiệm như mình nhưng sao anh ấy lại nhanh chóng tìm được việc và tiến xa trong sự nghiệp vậy? Anh ta may mắn? Hay anh ta có người nâng đỡ? Cả hai đều có thể! Song, yếu tố quyết định lớn nhất là anh ta biết cách tiếp thị bản thân.

Tiếp thị bản thân là gì?
Tiếp thị (marketing) là khái niệm thường khiến chúng ta nghĩ đến hoạt động tiếp thị sản phẩm của các công ty quảng. Song, nó không chỉ bị giới hạn ở mặt này. Việc tìm kiếm công việc hoặc củng cố vị trí hiện tại của bạn đòi hỏi kỹ năng tiếp thị bản thân.

Tiếp thị bản thân ở đây không phải là gây sự chú ý từ mái tóc, từ bộ quần áo, từ đôi giày… mà là chỉ cho nhà tuyển dụng thấy những lợi ích mà bạn có thể mang đến cho công ty họ lúc này hoặc trong thời gian tới. Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng biết bạn khác biệt với các ứng viên khác ở điểm nào.

Tại sao tiếp thị bản thân lại quan trọng?

Thành công không chỉ dựa vào việc bạn đã làm được những gì mà còn nhờ vào khả năng tiếp thị bản thân của bạn. Dù bạn gọi cụm từ đó là gì - tiếp thị bạn thân hay tự thể hiện mình (self-marketing, self-selling, hay self-promotion) thì bạn cũng nên thực hiện để được chú ý.

Được nhà tuyển dụng chú ý, bạn có thể nhanh chóng xin được việc. Được sếp chú ý, bạn có thể nhanh chóng cải thiện vị trí của mình và tiến xa trong sự nghiệp. Do vậy, hãy nghĩ đến việc tiếp thị bản thân.
Tiếp thị bản thân thế nào?


Trước hết, hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình. Bạn có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình bằng việc trả lời các câu hỏi như: Bạn có thể làm tốt/không tốt việc gì? Kiến thức chuyên môn của bạn so với người khác là cao hay thâp? Các kỹ năng phục vụ cho nghề nghiệp bạn có thể sử dụng có gì nổi trội hay kém so với người khác? Tính cách của bạn có điểm nào đáng khen/chê?
Sau khi xác định được điểm mạnh, hãy đặt chúng vào sự xem xét của nhà tuyển dụng để xem những điểm mạnh đó sẽ có lợi cho nhà tuyển dụng mình muốn nhắm tới ở mặt nào. Còn khi nêu ra điểm yếu, hãy nghĩ về điều mà các nhà tuyển dụng có thể thấy rằng các điểm yếu đó hoàn toàn có thể cải thiện được.

Và khi đã xác định được điểm mạnh cần làm nổi bật và điểm yếu có thể khắc phục, hãy lên kế hoạch tiếp thị bản thân. Kế hoạch tiếp thị bản thân gồm 3 bước:
- Xác định mục tiêu: Xác định xem công việc lý tưởng của bạn là gì? Các vị trí bạn có thể đảm nhiệm là gì? Mục tiêu 5 năm trong sự nghiệp là gì?
- Vạch chiến lược tiếp thị: Xác định xem bạn muốn nhắm đến các công ty nào? Bạn sẽ tiếp cận các công ty đó như thế nào?
- Hành động: Kế hoạch hành động nên dựa theo các câu hỏi như: Cần làm việc gì? Khi nào việc đó được hoàn thành? Ai có thể giúp đỡ bạn làm việc đó? Nhiệm vụ của bạn là đưa ra lịch trình cụ thể và deadline (thời hạn) cho các đầu việc.
Việc tiếp thị bản thân có thể được thực hiện qua các kênh thông tin, qua hồ sơ, qua thư xin việc và qua phỏng vấn. Do vậy, tùy vào từng hình thức, bạn hãy chọn cho mình cách tiếp thị hiệu quả. Ví dụ, bạn có thể tiếp thị bản thân của các kênh thông tin như bạn bè, gia đình, người quen, blog, báo chí…. Hoặc bạn có thể tiếp thị bản thận qua hồ sơ và thư xin việc cực kỳ chuyên nghiệp và qua cuộc phỏng vấn ấn tượng.
Dù chọn cách tiếp thị bản thân nào, bạn cũng cần để ý các điểm sau:
- Tự tin
- Có cách nhìn tích cực

- Biết cách gợi ra điêu mình muốn nói nếu được mời phỏng vấn

- Hãy nhớ, khả năng bị ứng viên khác đánh bại hoàn toàn có thể xảy ra và tuyệt đối không được nản lòng

ST
 
Ðề: TIẾP THỊ BẢN THÂN: TẠI SAO KO????

tiếp thị bản thân cũng là 1 chiêu hay đấy chứ?
 
Ðề: TIẾP THỊ BẢN THÂN: TẠI SAO KO????

Mình biết một bài viết rất hay nên post ở đây để mọi người cùng thao khảo.
Định vị lại bản thân- Điều đã mấy ai làm?

Tôi “nhặt” được khái niệm “định vị” khi lần đầu tiên tham gia Tư vấn một chiến lược phát triển thương hiệu. Theo đó, trước khi xây dựng một Thương hiệu, người ta cần biết nó đang ở đâu trên thị trường?


Định vị bản thân là một khái niệm do tôi chủ quan nghĩ ra, có thể hơi buồn cười, nhưng tôi thì cho là nó cần thiết. Cần lắm, vì như mọi người ta hay nói “ở đời, phải biết mình là ai?” hay “khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ biết là sống”. Thế thì phải biết mình, biết mình trước mới hy vọng biết được người, biết được thiên hạ.

Định vị bản thân, nói nôm na như thế này: thỉnh thoảng các bạn vẫn hay làm 1 cái trắc nghiệm đại loại: “tôi thuộc loại người nào?”, hay “tôi có thể trở thành doanh nhân không?”, “tôi có biết yêu không?”… Đấy cũng là 1 cách mà các bạn đang định vị lại mình xem ta đang ở đâu, ta có gì, ta cần gì và làm gì để điều chỉnh. Nhưng định vị bản thân không dễ, bởi lẽ những yếu tố bạn đưa ra thường chủ quan duy ý chí và không đạt chuẩn, và vì thế, định vị sai còn tệ hơn là …không định vị, vì nó có thể hướng bạn tới sai lầm.

VD: Văn Quyến là 1 cầu thủ, một ngày đẹp trời, mọi người và bản thân cậu ấy định vị mình là 1 ngôi sao của nền bóng đá Việt Nam, và tương lai là nền bóng đá khu vực, thậm chí là thế giới…và mọi việc cậu ấy làm là đá bóng và đá bóng.
Đó là 1 định vị sai. Ngày ấy, Văn Quyến chưa phải là 1 ngôi sao, cậu ấy là 1 người có năng khiếu về đá bóng và …chưa có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp. Đấy là lý do cậu ấy đã phạm những sai lầm và phải trả giá quá sớm cho lứa tuổi cũng như sự nghiệp của cậu ấy.
Một ngôi sao bóng đá đúng nghĩa không thế đâu. Khi ngôi sao toả sáng, bạn không thể dùng tiền để mua chuộc anh ta bán câu lạc bộ, bán tổ quốc dễ dàng thế, ý thức nghề nghiệp của anh ta rất tốt, anh ta biết mình ở đâu trong lòng người hâm mộ, ở đâu trong con mắt của giới chuyên môn, của các nhà quảng cáo, tai tiếng sẽ ảnh hưởng xấu tới sự nghiệp thế nào và anh ta chỉ có thể bị mua bởi…rất rất nhiều tiền…của 1 câu lạc bộ khác.

Không phải là tôi sính ngoại khi cứ ca ngợi người Tây đâu, nhưng các bạn phải thừa nhận với tôi rằng người phương Tây họ hiểu bản thân lắm, từ sức khoẻ, các đặc điểm bản thân, đến sở thích, thói hư tật xấu, sở trường sở đoản, có phải vì thế mà họ biết lựa chọn công việc, nghề nghiệp, bạn bè hơn ta, và họ sống cũng ít chật vật hơn ta.

Vậy Định vị bản thân thì định vị thế nào?

Trước tiên là Định vị về kinh tế

Đành rằng chúng ta sinh ra ở 1 nước nghèo, nhưng có mấy người dám nhận mình là người nghèo? UN quy định thu nhập mà dưới 7.000 USD/1 năm thì là người nghèo (500USD/tháng), nhưng ta thì cứ kéo lùi xã hội bằng cách khái niệm người nghèo phải là ngừoi có thu nhập dưới 2.000USD/năm (150 USD/tháng) mới là người nghèo.. còn lại là … đang thoát nghèo. Hic hic!

Làm sao bạn có thể là người giàu khi thu nhập hàng tháng bạn không dư để tích luỹ? Khi điều kiện sống không thích nghi thoải mái qua 4 mùa, không được đi du lịch mỗi tháng, Giàu làm sao được khi bạn không có các khoản bảo hiểm nhân thọ phòng chống rủi ro, không có bác sỹ riêng để khám, không có luật sư riêng để bảo vệ, không được tham dự các khoá huấn luyện về quyền của phụ nữ, trẻ em, các chức năng bảo vệ cá nhân…

Theo logic ấy, vậy là bạn nghèo (hoặc nói một cách ít khó chịu hơn: bạn đang thoát nghèo). Xác định điều đó đi, có vậy thì bạn mới biết làm việc nhiều hơn hoặc để tự mình có 1 thu nhập đủ điều kiện của người giàu, hoặc đóng góp cùng xã hội để làm giàu cho đất nước, nâng cao điều kiện sống. Cách nào cũng là tích cực cả, còn hơn là bạn cứ say sưa với những thứ bạn đang có và so sánh với 1 vài người ít may mắn hơn rằng, ít ra ta giàu hơn họ.

Định vị về văn hoá

Đành rằng chúng ta sinh ra trong một đất nước giàu truyền thống văn hoá, nhưng bạn biết gì về văn hoá cổ truyền đáng được trân trọng đó? Những thứ đó vẫn đang bị phủ bụi ở các viện bảo tàng hoặc các rạp hát cũ kỹ mà 1 người nước ngoài du lịch VN cũng có thể thuộc hơn bạn. Văn hoá cổ truyền là thứ mà bạn phải thực sự yêu thích nghiên cứu hoặc bạn được truyền thụ trực tiếp qua các thế hệ trong dòng họ. Nhưng có một cái khác đơn giản là văn hoá đời thường mà nếu sống trong 1 xã hội văn minh, bạn sẽ phải học nó hoặc có nó. Văn hoá cổ truyền là rất nhiều thứ mà có thể cuộc sống hiện đại ngày nay sẽ khiến bạn ngột ngạt ví như: việc pha 1 chén trà, uống 1 chén trà, thậm chí ngửi 1 chén trà với đủ lễ nghi làm bạn mệt hơn sau khi thưởng thức. Nhưng văn hoá đời thường thì sẵn sàng chấp nhận bạn uống 1 chén trà to đùng (ngưu ẩm), miễn sao bạn đừng làm ầm ĩ khi uống chén trà đó là được.

Trước, tôi có 1 anh bạn chuẩn bị đi du học, tôi hỏi anh ta “anh chuẩn bị hết chưa, có thấy mình thiếu cái gì không?” anh ta trả lời rằng “tôi đủ cả, chỉ còn lo thiếu mỗi tiền”. Thế nhưng tôi lại thẳng thắn nói “không, cái mà anh thiếu lại là văn hoá”. Tôi ái ngại với phông văn hoá thủng lỗ chỗ, anh ta khó có thể gây ấn tượng tốt với các bạn bè nước ngoài về VN, và vì thế có thể ảnh hưởng cả tới việc học tập. Mà những người bạn nước ngoài đó, những gì anh ta thể hiện, họ có thể hiểu đó là …cả Việt Nam. Thật nguy hiểm.

Thế nhưng vì lời khuyên thật thà đó mà tôi…mất toi 1 người bạn. Anh ta không những không chịu hiểu sâu sắc về những khiếm khuyết bản thân, lại càng bảo thủ không muốn nghe lời khuyên người khác…cái đó gọi là “có thành danh cũng không thành nhân” được.

Định vị về hình thức

Nói đến hình thức là bạn lập tức chạy vào nhà vệ sinh soi gương và hỏi “ta đẹp tới đâu?”. Tiếc là không có gương thần để trả lời trung thực cho nhan sắc của bạn, cũng như định vị về hình thức không có nghĩa là định vị về nhan sắc của bạn. Nói 1 chút về nhân trắc học, vẻ đẹp nào chẳng dựa trên tiêu chuẩn đó phải không? thế thì theo “chuẩn quốc tế” người Việt Nam cũng không phải là dân tộc đẹp. Thế thì đừng phô diễn quá sức bản thân trước thiên hạ, nếu không muốn bị thiên hạ chê cười. Ngày nay, các bạn trẻ thường tự tin quá thể trước nhan sắc của mình và làm những việc buồn cười như: “chụp ảnh nude”, quay “video sex”, tự chụp mình post lên mạng để rao bán… quần áo…Hậu quả của những việc này thường không đem lại điều gì có ích cho các bạn mà thường ngược lại, vì đơn giản, các bạn đã định vị sai về hình thức của mình, cũng như chọn phương pháp sai lầm.

Kể cũng buồn, nhưng cái đó đáng gì, đẹp chỉ là một khái niệm tương đối và phụ thuộc nhiều vào ý nghĩ, tình cảm chủ quan của người nhìn. Ví dụ, bạn yêu quý ai, bạn sẽ thấy người đó đẹp hơn 1 chút. Thế thì sao không chăm bẵm cho các quan hệ được tốt đẹp, bạn sẽ được “đẹp” hơn rất nhiều trong con mắt của người khác, thay vì đi vẽ móng chân hoặc thay quần áo 3-4 lần/ngày.
Có lần, cô bé em tôi tâm sự” chẳng hiểu sao em gần 30 rồi mà chẳng có bạn trai, gặp anh nào cũng bảo em ngoan hiền rồi chạy mất”. Tôi giật mình chợt nghĩ, thế khác gì nó bảo em tôi vô vị, tẻ nhạt. Nhưng do lần này khôn ngoan hơn tôi không bộc lộ ý nghĩ thật, mà chỉ dám khuyên cô bé ý cứ ngoan hiền đi và chăm học, thế nào cũng gặp người tốt.

Định vị về tri thức

Tri thức thì không cần phải nói là quan trọng tới đâu nữa. Tri thức thì không tự nhiên có được như kinh tế (vì bạn có thể đựoc thừa kế 1 số tiền to đùng). Nhưng bạn có gì trong bể tri thức kia? Đó cũng là cái mà bạn phải định vị. Trình độ học vấn (Đại học hay tiểu học) chẳng nói lên gì nhiều, những thứ cần hơn như :kiến thức tổng hợp, trình độ ngoại ngữ, khả năng tiếp thu, phân tích mới là những thứ bạn cần xem lại mình. Bạn biết bạn có gì thì bạn mới biết là bạn có đang bị bóc lột (vì trả lương chưa xứng) hoặc đang được hưởng lợi (do người sử dụng lao động đánh giá quá năng lực của bạn). Có vậy bạn mới “đòi hỏi” thêm quyền lợi hoặc âm thầm “giữ chỗ” chứ???

Định vị về tính cách

Bạn có tính cách gì đặc biệt? Bạn hào phóng hay keo kiệt? Dũng cảm hay hèn nhát? Cái gì là sở trường, cái gì là sở đoản, sở thích là gì, mơ ước là gì??? Tự đặt câu hỏi cho bản thân mà trả lời. Trả lời để hiểu rõ bản thân mình hơn, để quý bản thân mình hơn và làm cho nó tốt hơn. Có người bảo tôi “tính tớ thì bảo thủ và đồng bóng”. Tôi bảo “bảo thủ và đồng bóng thì sửa đi chứ hay gì mà khoe ra nữa”. Người mà hiểu được tính nết của bản thân đã là tốt, dám thừa nhận lại càng tốt, nhưng mà tốt nhất là thay đổi nó đi.

Và nữa, định vị về sức khoẻ, về các chỉ số cơ thể, về vị thế của mình đối với những người xung quanh, chẳng lẽ đó không phải là điều đáng làm?

Lời kết

Trong các bài diễn văn của các vị lãnh đạo nước ta thường có câu “…xác định vị thế của ta trên trường quốc tế”. Họ đang định vị lại Việt Nam đó, còn bạn, bạn đang ở đâu trong nền kinh tế Việt Nam, trong nền tri thức và văn hoá nhân loại, bạn ở đâu trong mắt những người sống quanh mình? Nói cách khác, bạn đang tồn tại hay không tồn tại? Chắc bạn biết hơn tôi.

Nguyễn Khánh Linh - CLB CT06 http://ct06.com
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top