Những nguyên tắc trong việc thoả thuận lương

truonghuong

Member
Hội viên mới
Những nguyên tắc trong việc thoả thuận lương
A. Nguyên tắc đầu tiên khi thỏa thuận lương là sự trì hoãn: hãy cố gắng làm chậm trễ bất cứ cuộc thoả thuận về lương bổng nào càng lâu càng tốt

Có hai lý do để giải thích cho hành động này của bạn. Đầu tiên, bạn không muốn tự mình phá đi cơ hội nhận được công việc bằng cách đưa ra một con số nhất định về lương bổng mà chính nó sẽ khiến bạn trở nên thất thế trong sự so sánh với những ứng viên khác.

Nếu bạn tự đề nghị một mức lương quá cao với mục đích là muốn một nhà tuyển dụng tiềm năng biết rằng bạn sẽ không dễ bị phớt lờ lời đề nghị của mình, bạn đã gửi đi một thông điệp sai lầm. Trong trường hợp này, nhiều nhà tuyển dụng sẽ loại bạn ra khỏi danh sách những người mà họ đang cân nhắc cho vị trí cần tuyển dụng, bởi vì, họ cho rằng bạn sẽ không mấy hào hứng với lời đề nghị về mức lương của họ.

Một lí do khác để trì hoãn việc thỏa thuận về lương bổng là nhằm tránh việc chính bạn bán sức lao động của mình một cách quá rẻ. Một khi nhà tuyển dụng đã nghe được mức lương mà bạn đề nghị, thông thường, anh ta sẽ không sẵn sàng để trả cho bạn một mức lương cao hơn mức lương đó. Điều này có thể sẽ làm bạn bị hao phí một khoản tiền lương đáng kể mà bạn có thể được nhận bởi vì sự “nhanh nhẩu” khi thoả thuận lương của mình.

Để chiến thắng trong một cuộc thỏa thuận về lương bổng, đừng là người đầu tiên đưa ra một số tiền lương nhất định!

Sau đây là một số ví dụ để bạn trì hoãn việc thoả thuận mức lương, hoặc là, bạn có thể chuyển vai trò là người đề nghị mức lương trước cho nhà tuyển dụng bằng những lí do rất hợp lý sau:

” Theo sự tìm hiểu của tôi thì công ty của anh thường đưa ra một mức lương có tính cạnh tranh cao phụ thuộc vào sự đóng góp cho công ty của người lao động. Tôi cảm thấy điều này thật sự thú vị và rất sẵn lòng nếu được đánh giá năng lực của mình theo chính sách này của quí công ty. Anh vui lòng cho tôi được biết khoảng dao động về tiền lương mà công ty trả cho một nhân viên chứ?”
“Thật sự thì tôi không cảm thấy thoải mái nhiều lắm khi thảo luận với quí công ty về vấn đề tiền lương mà tôi sẽ được nhận khi trở thành thành viên của công ty ta, trừ khi, tôi chắc chắn được là công ty thật sự cần đến tôi và tôi đã quyết định là khả năng mình có sẽ đóng góp một cách hiệu quả để phát triển quí công ty.”

”Tôi rất vui khi được thoả thuận về vấn đề lương bổng với quí công ty, nhưng, trước khi bắt đều việc đó thì anh/ chị có thể giúp tôi tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề khác có liên quan đến công việc mà tôi sẽ đảm trách chứ?”

”Đối với tôi thì mức lương đề nghị không phải là một vấn đề quan trọng, thứ mà tôi thực sư quan tâm là công việc, môi trường làm việc, các đồng nghiệp, định hướng phát triển trong tương lai của quí công ty…”

Đôi lúc, một số nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ thực hiện một số cuộc gọi điện thoại để tìm hiểu về mức lương mà bạn đề nghị trước khi họ quyết định có nên sắp xếp một cuộc phỏng vấn việc làm với bạn hay không. Sau đây là 2 câu trả lời thông minh sẽ đưa bạn đến với cuộc phỏng vấn đó:
• “Tôi biết rằng cả hai chúng ta đều không muốn mất thời gian vô ích một khi chúng ta không thể thỏa thuận về một mức lương hợp lý mà tôi sẽ nhận được khi gia nhậm vào quí công ty. Vậy thì, anh/ chị có thể vui lòng cho tôi biết khoảng dao động về tiền lương mà quí công ty đã trả cho người lao động làm cùng vị trí như tôi chứ?”



”Trước khi đưa ra một con số cụ thể, tôi nghĩ là chúng ta nên có một cuộc tiếp xúc với nhau lâu hơn. Bởi vì, như anh/ chị biết đấy, vấn đề lương bổng còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như chế độ quản lý, số lượng giờ làm thêm cần thiết, phúc lợi về y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, chế độ thăng tiến, bồi dưỡng khi tôi gắn bó lâu dài với quí công ty… Do đó, tôi nghĩ mức lương mà mình xứng đáng được nhận là trong khoản từ … đến … (hãy cố gắng đưa ra một khoảng dao động lớn!).”
Trong trường hợp bạn nhất định phải đưa ta một mức lương cụ thể cho nhà tuyển dụng biết, hãy cố gắng đề nghị một khoảng tiền lương dao động thật hợp lý. Bởi vì, hầu hết các công ty đều chi trả mức tiền lương cho người lao động theo nhiều mức độ khác nhau, đó là một khoảng dao động tiền lương, phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm và mức độ đóng góp cho công ty. Mức dao động có thể lên đến 50%.

Do đó, khoảng lương mà bạn đề nghị có thể đi từ 10% thấp hơn mức lương gần đây nhất của bạn cho đến cao hơn 20% con số đó. Điều nhằm tạo ra nhiều lựa chọn trong việc thỏa thuận lương, chắc chắn không ai muốn mức lương của mình giảm đi 10% và đồng thời bạn có thể thỏa thuận để mức lương hiện tại của mình tăng cao hơn nếu công ty thực sự cần đến bạn.

B Hãy chuẩn bị tinh thần và mọi thứ thật sẵn sàng là nguyên tắc thứ 2 khi thỏa thuận lương.

Bạn cần biết rõ giá trị của mình trên thị trường lao động. Có nhiều cách để bạn có thể đánh giá sự cạnh tranh của các đối thủ của mình.

Chẳng hạn, bạn có thể tham khảo bảng khảo sát mức lương đề nghị thông thường của những người có cùng chuyên môn, lĩnh vực với mình được đăng trên các tờ bào chuyên về tuyển dụng nhân sự.

Hãy giữ mối liên hệ giao tiếp thường xuyên với những người làm cùng nghề với mình để có được những thông tin gần như là mới và phù hợp nhất để giúp bạn biết được giá trị thật sự của mình trên thị trường lao động.

Hãy gọi điện thoại trực tiếp đến các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng các vị trí phù hợp với công việc của bạn và đừng ngại ngần khi tham khảo họ về khoảng tiền lương mà họ đề nghị.

HRVietnam
 
Ðề: Những nguyên tắc trong việc thoả thuận lương

5 bước để có lương cao

Bạn đã làm việc một thời gian dài. Bạn được đánh giá là năng động và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của công ty… Nhưng bạn chưa hề được tăng lương. Phải làm gì bây giờ? Đây là 5 cách mà bạn có thể tham khảo để có được mức lương mong muốn.

Bước 1. Đề nghị tăng lương
Bạn phải chuẩn bị thật kỹ trước khi yêu cầu công ty nâng lương cho mình. Tất nhiên, bạn không thể chỉ dùng lời mà làm được điều đó. Hãy tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau để chuẩn bị đầy đủ cho buổi đám phán với sếp của bạn.

Trong buổi gặp mặt với sếp, bạn phải nêu bật được những điểm mạnh nhất của bạn trong tổ chức hoặc lĩnh vực mà bạn đảm nhiệm. Nếu như không được chấp nhận tăng lương, bạn hãy hỏi sếp cách nào bạn có thể được tăng lương trong thời gian tới.

Bước 2. Theo đuổi một chứng chỉ hoặc một chương trình học trực tuyến Trình độ càng cao càng đem lại cho mọi người một công việc tốt hơn. Việc tham gia các khóa học hoặc các lớp đào tạo trực tuyến có chất lượng, hay những chương trình đào tạo sau đại học sẽ cho bạn cơ hội hoàn chỉnh kỹ năng hoặc nâng cao vốn hiểu biết cá nhân - là bước đệm thuận lợi cho việc nâng lương của bạn sau này.

Vậy đâu là thuận lợi của một chương trình đào tạo trực tuyến? Bạn sẽ không phải bắt buộc có mặt tại các lớp học truyền thống như trước nữa. Cùng với việc sắp xếp thời gian hợp lý và sự trợ giúp tích cực của gia đình, bạn có thể nhận được một chương trình đào tạo có chất lượng và phù hợp với bản thân.

Bước 3. Thuyết phục công ty tài trợ cho bạn tham gia các khóa học nâng cao
Thay vì cân nhắc phải rút một khoản chi phí khá lớn từ túi của mình để chi trả cho các khóa học, bạn có thể nghĩ đến trường hợp bạn sẽ được hoàn trả lại số học phí đó. Hiện nay, rất nhiều công ty nhận ra giá trị họ có được từ những nhân viên được đào tạo ở trình độ cao nên sẵn sàng hoàn trả toàn bộ chi phí học tập cho nhân viên của mình. Và càng có nhiều công ty hiểu được lợi ích và chất lượng của các chương trình đào tạo trực tuyến nên đã đưa vào chính sách hỗ trợ cho nhân viên tham gia những khoá học trực tuyến.

Bước 4. Thiết lập tốt mạng lưới quan hệ bè bạn
Mạng lưới quan hệ tốt là điều kiện cần thiết để gia tăng cơ hội thành công của bạn. Tốt nhất bạn nên tham gia vào những buổi hội thảo, những buổi gặp gỡ với các tổ chức, các buổi họp mặt doanh nghiệp, hoặc Phòng Thương Mại tại địa phương của bạn. Khi tham gia, bạn cần nói ngắn gọn và đầy nhiệt huyết về công việc của mình, và đừng tập trung vào một người mà hãy nói chuyện với càng nhiều người càng tốt. Sau đó, hãy tìm cơ hội gặp gỡ và giữ mối liên hệ thường xuyên với họ. Bằng cách này, bạn sẽ có nhiều mối quan hệ hơn, đi kèm là nhiều cơ hội tìm được những vị trí lương cao hơn.

Bước 5. Chuyển việc
Phương Nga, từ khi mới bắt đầu công việc của mình, đã tìm kiếm cho cô những cơ hội ngay trong phạm vi nội bộ công ty để học hỏi nâng cao kỹ năng. Cô cũng nhiều lần chuyển việc qua nhiều công ty khác nhau để có được mức lương cao hơn. Cô nói “Nếu bạn không được tăng lương (mà bạn xứng đáng được hưởng) thì có lẽ bạn nên ra đi.”


Khi bạn yêu cầu tăng lương mà không thành công, có hai khả năng xảy ra. Một là sếp không đánh giá đúng bạn. Hai là sếp rất ủng hộ và rất muốn bạn được tăng lương nhưng lại không có khả năng ra quyết định tăng lương cho bạn mà phải trình lên cấp cao hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất bạn nên chú ý khi yêu cầu tăng lương là bạn phải tin vào bản thân, và bạn biết chắc mình xứng đáng được hưởng điều đó. Nó sẽ làm cho đề nghị tăng lương của bạn trở nên thuyết phục hơn
( Theo Vietnamworks.com)
 
Ðề: Những nguyên tắc trong việc thoả thuận lương

Ngộ xin cảm ơn toctien va truonghuong đã cung cấp chất xám cho mọi người.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top