Bằng chứng kiểm toán!

Sói con

Đẹp trai nhất DKT
Hội viên mới
Mình mới đi làm được vài tháng, thấy a trưởng nhóm nói khi kiểm phải thu thập bằng chứng cho ý kiến của mình, vậy thu thập bằng chứng như thế nào ? Bao nhiêu là đủ.

Có phải mỗi thủ tục mình làm đều phải thu thập bằng chứng để chứng minh là mình đã làm thủ tục đó ?!

[you] đã thu thập bằng chứng kiểm toán như thế nào ? Chỉ mình với! :happy3::happy3:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

[you] đọc và cho ý kiến nhé!
 

Đính kèm

  • VAS 500 - bang chung kiem toan.doc
    47 KB · Lượt xem: 828
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

[you] đọc và cho ý kiến nhé!
e đang học,học kém lắm, nghe thầy nói vấn đênày cũng chung chung \. nhưng e xin mạo muội cho ýkiến nha:
bằng chứng kiểm toán có 2 yêu cầu là đầy đủ và thích hợp
bằng chứng kt là tất cả các tàiliệu thông tin do ktv thu thập dc liên quan đến cuộc kt và dựa vào các ttin này ktv hình thành nên ýkiến của mình
thu thập như thế nào?nólà cáckỹ thuật thu thập bằng chứng đó(pp)
bao nhiêu là đủ?là yêu cầu số lượng cần thiết các BCKT
làm cơ sở nhận xét cho các ktv về thông tin tài chính, khi kiểm toán k thể hoặc k cần thiết thu thập hết các bằng chưnngs mà luôn có sự cân nhắc so sánh giữa chi phí bỏ ra để thu thập,và sự hữu ích==>sử dụng kỹ thuật chọn mẫu,(tự tìm chuân mực)số lượng các bằng chứng cần thu thập sẽ phụ thuộc vào mức độ rủi ro tiềm tàng và kiểm soát,với mức trọng yếu của khoản mục, độ tin cậy hệ thống kiếm soát nội bộ.......
khi có nghi ngờ liên quan đén csdl có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì cần có nhưung thủ tục kiểm toán bổ sung để thu thập bằng chứng khác cần thiết giải tỏa nghingờ. cái giỏi của kiểm toán là nghi ngờ "chính xác" tìm ra sai phạm và thu thập những bằng chứng nhanh nhất,giá trị nhất ít mà vẫn đủ
vấn đề này em nghĩ là đã đc các anh chị nhóm trưởng chỉ rõ cần phải tìm jj làm j? nó đc lập chi tiết trong chương trình kiểm toan rồimà, đi làm thì chỉ làm theo thôi là chủ yếu mà
còn thủ tục kiểm toán?chính là đi tìm những bằng chứng kiểm toán đó, nhưng không phải là để chứng minh là mình đã làm thủtục đómà là để đánh giá xem các thông tin tài chính,các nghiệp vụ kế toán có đảm bảo các cơ sở dẫn liệu hay k bằng cách đối chiếu với các quy định chuẩn mực pháp lý kế toán........từ đó đưa ra ý kiến vè mức độ trung thực hơp lý vủa BCTC==> BCKT
em chỉ nêu sơ sơ thôi,chứ e cũng chưa hiểu dc nhiều,muốn tìm hiểu thì phải nghiên cứu thôi,săp đi thựctập rồi mà điểm toàn trung bình ah,chẳng dám xin vào đâu nữa:sweatdrop:
 
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

[you] đọc và cho ý kiến nhé!

:rolleyes: mình cũng đang chỉ học về kiểm toán, năm sau mới ra trường. còn tệ hơn cả bạn. nhưng trong quá trình học kiểm toán fần hành thì giáo viên có nhắc đến vấn đề này. bằng chứ kiểm t
-----------------------------------------------------------------------------------------
[you] đọc và cho ý kiến nhé!

:rolleyes: mình cũng đang chỉ học về kiểm toán, năm sau mới ra trường. còn tệ hơn cả bạn Sói con. nhưng trong quá trình học kiểm toán fần hành thì giáo viên có nhắc đến vấn đề này. bằng chứ kiểm t
-----------------------------------------------------------------------------------------
Mình mới đi làm được vài tháng, thấy a trưởng nhóm nói khi kiểm phải thu thập bằng chứng cho ý kiến của mình, vậy thu thập bằng chứng như thế nào ? Bao nhiêu là đủ.

Có phải mỗi thủ tục mình làm đều phải thu thập bằng chứng để chứng minh là mình đã làm thủ tục đó ?!

[You] đã thu thập bằng chứng kiểm toán như thế nào ? Chỉ mình với! :happy3::happy3:

việc thu thập bằng chứng kiểm toán bạn fải dựa vào tất cả các chứng từ, sổ sách. đồng thời fải kiểm tra xác nhận bằng cách gởi thư xác nhận đến tất cả các khách hàng và nhà cung cấp......
nói chung khi học phần hành mìnhcũng chỉ biết vậy vì giáo viên bảo môn này (kiểm toán fần hành) cũng mới, chưa có giáo trình chuẩn nên thật sự cũng chưa biết fải truyền đạt cho tui mình như thế nào.
bạn thông cảm. và góp ý thêm cho mình. thanks
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

:rolleyes: mình cũng đang chỉ học về kiểm toán, năm sau mới ra trường. còn tệ hơn cả bạn. nhưng trong quá trình học kiểm toán fần hành thì giáo viên có nhắc đến vấn đề này. bằng chứ kiểm t
-----------------------------------------------------------------------------------------


:rolleyes: mình cũng đang chỉ học về kiểm toán, năm sau mới ra trường. còn tệ hơn cả bạn Sói con. nhưng trong quá trình học kiểm toán fần hành thì giáo viên có nhắc đến vấn đề này. bằng chứ kiểm t
-----------------------------------------------------------------------------------------


việc thu thập bằng chứng kiểm toán bạn fải dựa vào tất cả các chứng từ, sổ sách. đồng thời fải kiểm tra xác nhận bằng cách gởi thư xác nhận đến tất cả các khách hàng và nhà cung cấp......
nói chung khi học phần hành mìnhcũng chỉ biết vậy vì giáo viên bảo môn này (kiểm toán fần hành) cũng mới, chưa có giáo trình chuẩn nên thật sự cũng chưa biết fải truyền đạt cho tui mình như thế nào.
bạn thông cảm. và góp ý thêm cho mình. thanks
mình cũng đc học nhưng nói như bạn thì có phần nhâm lẫn đó,chứng từ một công ty có bao nhiêu mà trong mấy ngày kiểm toán kiểm tra hết đc,xác nhận hết mọi cái thì .....
bạn thử xem lại đi nhé,vì kiểm toán dựa trên kỹ thuật chọn mẫu mà,và kiểm toán còn là kiểm tra hiện vật, thu thập bằng chứng cả từ những thông tin phi tài chính nữa..........
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

Kiểm toán là 1 nghề rất khó, để tìm ra đc bằng chứng ko dễ tý nào
việc thu thập bằng chứng kiểm toán bạn fải dựa vào tất cả các chứng từ, sổ sách. đồng thời fải kiểm tra xác nhận bằng cách gởi thư xác nhận đến tất cả các khách hàng và nhà cung cấp......
cái này chỉ là 1 phần nhỏ công việc thôi. Chắc mọi người còn nhớ trường hợp của Bông Bạch Tuyết.Sổ sách quá đẹp - đẹp đến mức ai cũng cho là thật. Vậy mà đùng 1 cái.... Vậy nên ngoài đề cập đến bằng chưgs kiểm toán cún xin mạn phép nói rằng " đạo đức của người kiểm toán viên rất quan trọng". Số liệu kiểm toán có thẻ thay đổi nếu người kiểm toán viên bị mua chuộc.
 
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

Kiểm toán là 1 nghề rất khó, để tìm ra đc bằng chứng ko dễ tý nào cái này chỉ là 1 phần nhỏ công việc thôi. Chắc mọi người còn nhớ trường hợp của Bông Bạch Tuyết.Sổ sách quá đẹp - đẹp đến mức ai cũng cho là thật. Vậy mà đùng 1 cái.... Vậy nên ngoài đề cập đến bằng chưgs kiểm toán cún xin mạn phép nói rằng " đạo đức của người kiểm toán viên rất quan trọng". Số liệu kiểm toán có thẻ thay đổi nếu người kiểm toán viên bị mua chuộc.

Nói nghe hay lắm. Bạn biết gì về vụ BBT ? Có phải sổ sách của nó quá đẹp đến nỗi KTV ko phát hiện ra, hay nguyên nhân cụ thể của hai BCTC đó là gì?

Bạn đã đọc nội dung 2 BC Kiểm toán của cty này chưa ? Ý kiến của KTV trên 2 BC đó khác nhau ntn ?

Cuncon cho vài lời chỉ giáo nhé!
-----------------------------------------------------------------------------------------
bạn thử xem lại đi nhé,vì kiểm toán dựa trên kỹ thuật chọn mẫu mà,và kiểm toán còn là kiểm tra hiện vật, thu thập bằng chứng cả từ những thông tin phi tài chính nữa..........

Đánh giá HTKSNB
Phân tích
Dựa vào kết quả đó mới Chọn mẫu kiểm chi tiết.

Mục tiêu khó nhất của kiểm toán là đầy đủ. Kiểm chi tiết rất khó phát hiện đc ( trừ trường hợp quá lộ liễu ), chủ yếu dự vào đánh giá về HTKSNB và Phân tích, hoặc nhờ vào KTV kiểm khoản mục khác hỗ trợ.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

[you] đọc và cho ý kiến nhé!

hum, mình đã đọc phần bạn gửi, tuy nhiên việc này đâu có dễ đưa ra ngay được. Xét về việc kiểm toán nội bộ đâu phải dễ, để làm được công việc này,chúng ta phải am hiểu rất tường tận về kế toán, kinh tế, cũng như luật. Nên chăng chúng ta xây dựng hoặc phân tích từng quy trình kiểm toán để mọi người có cái nhìn tổng quan về kiểm toán nội bộ.
Sau đó ta hãy tính đến các vấn đề sâu hơn của nó như là bằng chứng kiểm toán, ....
 
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

[you] đọc và cho ý kiến nhé!

theo vanthangnk kiem toán là một vấn đề rất quan trọng trong các doang nghiệp tư nhân cũng như nhà nước để biết được tất cả các vấn đề của doanh nghiệp khi thu thập bằng chứng kiểm toán đa số là dự vào sổ sách để đánh giá nhưng qua con mắt của người kiểm toán thì phải có thêm một tính chất là cái nhìn nhận bản chất của sự việc vì vấn đề chung trong kiểm toán phải chính xác để doang nghiệp biết được vến đề này đang xảy sa kịp thời ngăn chặn mọi hẩu quả
vanthangnk chỉ có thể nói như vậy thôi ai biết bổ sung ý kiến nha!
 
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

Mình mới đi làm được vài tháng, thấy a trưởng nhóm nói khi kiểm phải thu thập bằng chứng cho ý kiến của mình, vậy thu thập bằng chứng như thế nào ? Bao nhiêu là đủ.

Có phải mỗi thủ tục mình làm đều phải thu thập bằng chứng để chứng minh là mình đã làm thủ tục đó ?!

[you] đã thu thập bằng chứng kiểm toán như thế nào ? Chỉ mình với! :happy3::happy3:

Khi kiểm toán, công việc cụ thể thì được lập KH trước, cứ theo trình tự mà làm. Nhưng khác nhau ở chỗ là kinh nghiệm.

- khi thu thập số liệu đến đâu đều được ghi chép vào nhật ký làm việc, nếu xét thấy nghiệp vụ đ.vị phản ánh sai thì đánh dấu hoặc ghi chú vào sổ nhật ký, đồng thời giở sổ kế toán liên quan.
- Kiểm toán thì ko phải là việc làm lại công việc cuả kế toán, có nhiều PP làm (đã học) nhưng khi thấy sai sót trọng yếu thì phãi nhào dzô từng Ctừ cụ thể để chỉ ra được cái sai cuả đ.vị - đó là bằng chứng & cách thu thập bằng chứng
- khi đã có bằng chứng về sai sót nghiệp vụ kế toán tại đ.vị, nếu là kiểm toán độc lập thường là người ta chỉ cho đ.vị biết trước để khắc phục hoặc sửa chữa (hoàn thiện lại BCTC). nếu ko sửa chữa được thì khi lập BB kiểm toán BCTC phải ghi vào phần nhận xét đánh giá cuả CQ kiểm toán về các sai sót trên, trước khi lập BB cần tổ chức họp với đ.vị ký tắt vào BB cuộc họp.
- BB kiểm toán đã tập hợp tất cả các sai sót cuả đ.vị & kết luận cuả CQ kiểm toán rồi, trong quá trình làm việc ko cần phải lập BB rời rạc cho từng sai sót rời rạc.
 
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

mình chưa đi làm, nhưng mình theo kiến thức mình đã học thì bất cứ sự việc mà mình quan sát hay kiểm toán dù là tốt hay không mình cũng phải cứng minh cho mọi người thấy sự việc đó đúng như mình suy đoán
-----------------------------------------------------------------------------------------
Bằng chứng kiểm toán đặc biệt trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, số kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác nhau. Bằng chứng kiểm toán đặc biệt được hiểu là loại bằng chứng được thu thập từ một số đối tượng đặc biệt và thường được sử dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) như: ý kiến của chuyên gia, sử dụng tài liệu của KTV nội bộ và KTV khác hay bằng chứng về các bên hữu quan ngoài các mẫu bằng chứng cơ bản mà KTV thường sử dụng như tính toán của KTV, điều tra, quan sát vật chất, xác nhận từ bên thứ ba độc lập, giải trình từ phía khách hàng, tài liệu do bên thứ ba chuẩn bị, tài liệu do khách hàng chuẩn bị, số liệu tổng hợp...
I. Vai trò, tầm quan trọng của bằng chứng kiểm toán đặc biệt

(1) Đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế: Ngành kiểm toán Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để hoàn thiện theo yêu cầu hội nhập quốc tế: năm 2006, Việt Nam là thành viên WTO và mở cửa thị trường theo tiến trình hội nhập AFTA; Việt Nam đã tham gia Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) ký năm 1995 và thực hiện các vòng đàm phán, cam kết mở cửa các dịch vụ bảo hiểm, kế toán và kiểm toán; Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và hai bên cam kết áp dụng nguyên tắc chung của Hiệp định thương mại dịch vụ (GATS) của WTO đối với lĩnh vực kế toán.

(2) Phục vụ cho nhu cầu thực tế trong từng trường hợp cụ thể phát sinh: Trong những trường hợp này, viêc thu thập bằng chứng kiểm toán đặc biệt trong quá trình kiểm toán tương ứng với từng đặc điểm của đơn vị được kiểm toán như với những ngành nghề kinh doanh phức tạp (ví dụ: ngành dầu khí theo quy định phải đánh giá chất lượng dầu khí bởi chuyên gia...) và việc không sử dụng bằng chứng kiểm toán đặc biệt có ảnh hưởng tới việc kiểm toán các khoản mục có tính chất trọng yếu, các khoản mục có độ phức tạp cao chứa đựng nhiều khả năng rủi ro.


(3) Tạo ra các giá trị pháp lý cao: Bằng chứng kiểm toán đặc biệt có giá trị pháp lý cao vì có thể được sử dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán, của KTV.

(4) Giảm thiếu được chi phí kiểm toán: Bằng chứng kiểm toán đặc biệt giúp giảm được chi phí kiểm toán đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu hợp lý, hợp pháp của bằng chứng.

(5) Hỗ trợ cho công tác kiểm toán cho KTV: Do KTV không thể am tường tất cả mọi lĩnh vực của xã hội, vì vậy các chuẩn mực kiểm toán cho phép họ được sử dụng các bằng chứng kiểm toán đặc biệt để hỗ trợ cho công tác kiểm toán của KTV.



Trong một số trường hợp, KTV không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán thông thường và khi đó, bằng chứng kiểm toán đặc biệt là bằng chứng duy nhất có thể thu thập được, ví dụ: Giải trình của giám đốc về chủ trương kinh doanh của DN...



II. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt chủ yếu trong kiểm toán BCTC

(1) Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là tư liệu của chuyên gia

Theo chuẩn mực 18, chuyên gia là các cá nhân hoặc các hãng có kỹ năng kiến thức và kinh nghiệm về các lĩnh vực chuyên môn nào đó ngoài ngạch kế toán và kiểm toán”. Bằng chứng này sử dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Khi KTV thu thập thông tin cơ sở về đơn vị được kiểm toán thì cần phải dự kiến nhu cầu sử dụng chuyên gia nếu thấy cần thiết và đã xem xét, cân nhắc những yếu tố như: tính chất trọng yếu của khoản mục sẽ được kiểm tra so với toàn bộ thông tin tài chính; nội dung và mức độ phức tạp của các khoản mục kể cả những rủi ro và sai sót trong đó; các bằng chứng kiểm toán khách có hiệu lực đối với các khoản mục này. Việc dự kiến sử dụng ý kiến chuyên giathường một số lĩnh vực như: đánh giá tài sản (đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị, các công trình nghệ thuật, đá quý); Xác định số lượng hoặc chất lượng hiện có của tài sản (trữ lượng quặng, khoáng sản, nhiên liệu trong lòng đất, thời gian hữu ích còn lại của tài sản máy móc); hoặc trong trường hợp dùng các phương pháp đặc biệt để xác định tổng giá trị như phương pháp ước lượng của thống kê; xác định các phần việc sẽ hoàn thành và đã hoàn thành trong quá trình thực hiện hợp đồng kiểm toán để xác định doanh thu; khi cần các ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp đồng và luật pháp.

Việc thu thập và sử dụng tư liệu của chuyên gia được tiến hành như: Đánh giá kỹ năng, trình độ nghiệp vụ của chuyên gia (thể hiện qua bằng cấp chuyên môn, giấy phép hành nghề, là thành viên của tổ chức huyên nganh, kinh nghiệp của chuyên gia); Đánh giá tính khách quan của chuyên gia; Xác định công việc của chuyen gia (về mục đích, phạm vi công việc nội dung công việc nguồn tư liệu của chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán của KTV có đầy đủ và thích hợp không); phạm vi đánh giá của các chuyên gia, xác định mối quan hệ giữa chuyên gia với khách hàng, yêu cầu giữ bí mật thông tin của khách hàng, các phương pháp mà chuyên gia sử dụng.

Với ý kiến các chuyên gia, KTV chỉ nên thu thập khi thực sự cần thiểt, khi không có bằng chứng nào thay thế và chủ với những thủ tục kiểm toán cần thiết. Tuy nhiên, dù KTV có sử dụng ý kiến chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán vẫn đòi hỏi KTV là người chịu trách nhiệm sau cùng về ý kiến nhận xét đối với báo cáo tài chính được kiểm toán.



(2) Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là giải trình của giám đốc

VSA 580 về “Giải trình của giám đôc” có quy định: “KTV phải thu thập được các giải trình của giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán”. Bằng chứng này được sử dụng nhằm mục đích thừa nhận trách nhiệm của ban giám đốc phải chịu trách nhiệm về sự tin cậy và tính hợp pháp của các thông tinh trên báo cáo tài chính qua hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán. KTV xác minh và đưa ra ý kiến của mình về sự tin cậy và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính.

Nội dung giải trình thường có ba loại cam kết chính:

Loại I: Giải trình chung về trách nhiệm của ban giám đốc (tính độc lập, khách quan, trung thực) trong việc trình bày đúng đắn báo cáo tài chính.

Loại II: Giải trình từng mặt , yếu tố cấu thành sự trung thực và hợp lý, có 5 loại ; xác nhận về quyền và nghĩa vụ; xác nhận về định giá và phân bổ; xác nhận về phân loại và trình bày.

Loại III: Giải trình về mối quan hệ của ban giám đốc với KTV.

Hình thức giải trình bao gồm: Các giải trình bằng văn bản được thể hiện dưới hình thức: Bản giải trình của giám đốc; Thư của KTV liệt kê tất cả những hiểu biết của mình về các giải trình của giám đốc xác nhận là đúng; Biên bản họp hội đồng quản trị hoặc báo cáo tài chính đã được giám đốc ký duyệt.

Các yếu tố cơ bản của giải trình bao gồm văn bản giải trình phải được gửi trực tiếp cho KTV với nội dung gồm các thông tin giải trình, ngày tháng, họ tên, chữ ký của người lập hoặc xác nhận vào bản giải trình của giám đốc được ghi trên báo cáo kiểm toán, trong một số trường hợp đặc biệt, ban giải trình lập trước hoặc sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán; bản giải trình thường do giám đốc các đơn vị ký, trong một số trường hợp đặc biệt, KTV chấp nhận bản giải trình từ các thành viên khác trong đơn vị được giám đốc uỷ quyền.

Thu thập và sử dụng giải trình của giám đốc:

Đánh giá giải trình của giám đốc: KTV cần phải thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thông tin ở trong đơn vị hay ngoài đơn vị để xác minh các giải trình của giám đốc có mâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán khác, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân và phải xem lại độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán và các giải trình của giám đốc; xác định mức độ hiểu biết các vấn đề đã được giải trình của người lập giải trình.

Một số hạn chế của bằng chứng giải trình: Giải trình của giám đốc không thể thay thế các bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được; giải trình của giám đốc có độ tin cậy không cao do bằng chứng loại này được cung cấp từ phía DN do đó nó phụ thuộc vào mức độ liêm khiết và trung thực của giám đốc. VSA 580, đoạn 17 quy định: “KTV phải đánh giá lại độ tin cậy của tất cả các giải trình khác của giám đốc trong quá trình kiểm toán và xem xét mức độ ảnh hưởng của nó đến báo cáo tài chính và phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc từ chối.

Ngoài những nội dung trong chuẩn mực trên, KTV có thể yêu cầu giám đốc giải trình thêm một số nội dung khác phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, DN, tính chất trọng yếu của từng khoản mục trên báo cáo tài chính…



(3)Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là tư liệu của KTV nội bộ

Bằng chứng này được sử dụng nhằm mục đích giúp cho KTV xác định lịch trình, nội dung, phạm vi của các thủ tục kểm toán.

Theo VSA 610 “Sử dụng tư liệu của KTV nội bộ” đoạn 12 quy định: Đánh giá ban đầu về hoạt động kiểm toán nội bộ căn cứ vào những tiêu thức chủ yếu sau: vị trí của kiểm toán nội bộ trong cơ cấu tổ chức của đơn vị ảnh hưởng đến tính khách quan, độc lập của kiểm toán nội bộ; chức năng của KTV nội bộ; năng lực chuyên mộn của KTC nội bộ, trính thận trọng nghề nghiệp của KTV nội bộ; hoạt dộng và hiệu quả của KTV nội bộ trong năm tài chính trước.

Thực hiện thu thập và sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ: Liên hệ và phối hợp công việc với KTC nội bộ; đánh giá và kiểm tra lại tư liệu kiểm toán nội bộ: Các bằng chứng đã thu thập được là đầy đủ, thích hợp để làm căn cứ vững chắc, hợp lý để rút ra các kết luận…

Với việc sử dụng tư liệu của KTV nội bộ, KTV phải kiểm soát được quá trình kiểm toán của KTC nội bộ và KTC chỉ sử dụng tư liệu của KTV nội bộ đối với những đơn vị có tổ chức kiểm toán nội bộ và tổ chức này hoạt động có hiệu quả, hiệu lực. Khi sử dụng các tư liệu của KTV nội bộ, KTV nhận thấy KTV nội bộ đã phát hiện ra một số sai sót một khoản mục nào đó thì với tính hoài nghi và sự xét đoán của mình, KTV sẽ phải kiểm tra kỹ hơn, thực hiện nhiều thủ tục hơn để thu thập nhiều bằng chứng hơn về khoản mục này.



(4)Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là tư liệu của các KTV khác

Chuẩn mực kiếm toán Việt Nam số 600 “Sử dụng tư liệu của KTV khác”, đoạn 17, quy định: “KTV khác phải phối hợp với KTV chính trong trường hợp KTV chính sử dụng tư liệu kiểm toán của mình”.

Mục đích sử dụng của bằng chứng này là khi kiểm toán báo cáo tài chính một đơn vị trong đó có gộp cả thông tin tài chính của đơn vị cấp trên với một hay nhiều đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế khác thì KTV sử dụng tư liệu kiểm toán của KTV khác (là KTC chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính và ký báo cáo kiểm toán của cac đơn vị được gộp vào báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên) về các thông tin tài chính của các đơn vị đó.

Trường hgợp KTV kết luận báo cáo tài chính của đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế khác có ảnh hưởng không trọng yếu thì không cần thu thập loại bằng chứng này.

Quá trình thu thập và sử dụng tư liệu của KTV khác:

+ Thủ tục kiểm toán: Khi lập kế hoạch trong đó có dự kiến sẽ sử dụng tư liệu của KTV khác, KTV phải xem xét năng lực chuyên môn của KTV khác dựa vào: tổ chức kiểm toán nơi KTV khác đăng ký hành nghề, những cộng sự của KTV khác, khách hàng - những người có quan hệ công việc với KTV khác, trao đồi trực tiếp với KTV khác.

KTV cần thông báo cho KTV khác về: Yêu cầu về tính độc lập liên quan đến đơn vị cấp trên, đơn vị cấp dưới, đơn vị kinh tế khác và thu thập bản giải trình về việc tuiân thủ các yêu cầu đó; việc sử dụng tư liệu và báo cáo kiểm toán của KTV khác và sự phối hợp giữa hai bên ngay từ khi lập kế hoạch kiểm toán; những vấn đề đặc biệt quan tâm, những thủ tục xác định các nghiệp vụ giao dịch nội bộ cần được nêu ra trong bản thuyết minh lịch trình kiểm toán; những yêu cầu về kế toán, kiểm toán, lập báo cáo và thu thập bản giải trình về việc tuân thủ các yêu cầu trên.

+ Kết luận và lập báo cáo kiểm toán: Khi KTV kết luận và tư liệu của KTV khác là không dùng được và KTV không thể tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung đối với báo cáo tài chính của đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế khác được KTV khác kiểm toán, nếu xét thấy có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính được kiểm toán thì KTV cần phải đưa ra ý kiến bị giới hạn phạm vi kiểm toán.

Trường hợp KTV khác đưa ra hoặc dựa kiến đưa ra báo cáo kiểm toán sửa đổi thì KTV cần phải xem xét lại bản chất và mức độ ảnh hưởng của những sửa đổi đó đối với báo cáo tài chính do KTV kiểm toán và từ đó có thể phải sửa đổi báo cáo của mình.

KTV cần lưu vào hồ sơ của mình các tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính đã được KTV khác kiểm toán, các tài liệu về việc thực hiện thủ tục kiểm toán và các kết luận thu được từ các thủ tục kiểm toan, tên của KTC khác và các kết luận dù không trọng yếu của KTV khác. Tuy nhiên, KTC vẫn là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng về những rủi ro kiểm toán khi sử dụng tư liệu của KTV khác.

Thực tế, sự phối hợp này rất khó thực hiện và KTV chỉ xem xét báo cáo kiểm toán của đơn vị kiểm toán khác phát hành vào năm trước, trong đó KTV quan tâm đến những phát hiện, ý kiến của KTV khác trong kết luận kiểm toán và KTV phải thu thập thêm bằng chứng về những vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến báo báo tài chính của đơn vị.

Hiện nay, có quy định của Nhà nuớc về kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán và cơ quan đánh giá chất lượng của các công ty kiểm toán khác nên việc sử dụng tư liệu của KTV khác còn gặp nhiều hạn chế.



(5) Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là bằng chứng về các bên liên quan

Theo ISA-24, ban giám đốc chịu trách nhiệm xác định và thuyết minh các nghiệp vụ với các bên hữu quan (là những đối tượng có khả năng điều hành, kiểm sát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đến đối tượng được kiểm toán trong quá trình đưa ra quyết định tài chính và ngược lại).

Mục đích của việc thu thập bằng chừng về các bên hữu quan để xác định liệu ban giám đốc đã xác minh và thuyết minh một cách đầy đủ về các bên hữu quan và nghiệp vụ với các bên hữu quan chưa. Theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán sự tồn tại của các bên hữu quan và nghiệp vụ giữa các bên có thể ảnh hưởng tới BCTC.

Thu thập bằng chứng về sự tồn tại và về các nghiệp vụ với các bên hữu quan:

Theo VSA 550 – “Các bên liên quan” quy định KTV cần xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước , thẩm tra mối quan hệ của thành viên hội đồng quản trị và ban giám đốc với các đơn vị khác, nghiên cứu các biên bản họp đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị…

Thu thập bằng chứng về sự tồn tại: KTV cần kiểm tra tính đầy đủ của những thông tin do ban giám đốc đơn vị cung cấp về việc xác định tên của các bên hữu quan bằng các thủ tục như: soát lại giấy tờ làm việc năm trước để kiểm tra tên của các bên hữu quan đã được biết, kiểm tra thủ tục xác định các bên hữu quan của doanh nghiệp (DN), thẩm tra về mối liên quan giữa các uỷ viên của ban giám đốc đối với các doanh nghiệp khác, kiểm tra bản ghi các cổ phần để xác định tên của những cổ đồn chính thức hoặc nếu cần thì phải thu thập danh sách cổ đồng chính từ bản ghi các cổ phần, xem xét lại biên bản cuộc họp cổ đồng và họp ban quản trị và những fhi chép theo luật định liên quan như bản ghi phần tham vốn của các uỷ viên quản trị, hỏi các KTV khác hiện tham gia hoặc KTV tiền nhiệm những thông tin về các bên hữu quan khác mà họ biết, xem xét tờ khai thuế lợi tức của khách hàng và những thông tin khác cung cấp bởi các cơ quan chủ quản.

+ Thu thập bằng chứng về các nghiệp vụ:

Trong giải trình của Giám đốc, trong báo cáo của đơn vị được kiểm toán luôn đề cập đến các nghiệp vụ về các bên liên quan. Khi thu thập bằng chứng về các bên liên quan, KTV phải điều tra, cân nhắc, thu thập các bằng chứng về nghiệp vụ, giải trình cảu ban giám đốc về các nghiệp vụ như mua hàng, phải thu phải trả, kiểm tra các nghiệp vụ đầu tư... với các bên liên quan qua các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán, đối chiếu danh sách các số dư của các bên liên quan để khẳng định số dư của các bên liên quan tại thời điểm cuối năm đã có trong danh sách, xác định các nội dung kinh tế hỗ trợ cho việc ghi chép số dư các bên liên quan đồng thời đánh giá sự hợp lý của sự trình bày và khai báo các số dư của các bên liên quan và có thể đề nghị gửi thư xác nhận đối với các số dư trọng yếu của các bên liên quan.

Do sự hạn chế về bằng chứng nghiệp vụ với các bên hữu quan, KTV cần phải tiến hành các thủ tục: Xác nhận điều kiện và giá trị nghiệp vụ với các bên hữu quan; kiểm tra các bằng chứng do các bên hữu quan nắm giữ; xác nhận hay thảo luận thông tin với những người có liên quan đến nghiệp vụ như ngân hàng, luật sư, các nhà bảo lãnh và các nhà môi giới chứng khoán.

Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là loại bằng chứng được thu thập và sử dụng phổ biến trên thế giới. Để đạt được chiến lược kiểm toán phát triển lâu dài cả về chiều sâu và chiều rộng thì cần đặc biệt coi trọng đến phương pháp kiểm toán trong so việc thu thập bằng chứng kiểm toán đặc biệt cũng là một mục đích cơ bản của việc tăng cường hiệu quả và hoàn thiện phương pháp kiểm toán.
Admin (Theo Tạp chí kế toán số 04/2007)


đó là những gì mính có thể cung cấp cho bạn đó
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

Mình cũng đi làm được máy tháng thôi! nhưng đây là ý kiến của mình nhé:
-Kiểm toán là công việc không phải dễ đòi hỏi người KTV phải chắc về kế toán, về luật
-Bằng chứng kiểm toán phải minh bạch, đầy đủ và chính xác,...
-Tùy theo từng khoản mục kiểm toán mà các KTV lấy bằng chứng khác nhau như"
+Tiền mạt tiền gửi ngân hàng thì tất cả các HĐ liên quan tới chi- thu và có xác nhận của các bên
+ TSCĐ có tính hiện hữu cao: HĐ mua vào bán tra, Bảng trích khấu hao...
Lấy bàng chứng thì có nhiều cách : trực tiếp, gián tiếp: Qua sổ cái , sổ chi tiết, qua xác nhận của các doanh nghiệp có mua bán với DN đang kiểm toán,...
Từ đó đánh giá, cho ý kiến đồng ý hay không đồng ý,...
Khi đi làm thì có nhiều thứ lắm, đó chỉ ý kiến của mình. Các bạn cho thêm ý kiến nhé
 
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

Vd:khi mình làm BCTC cuối năm xong thuế xuống thanh tra và phát hiện số liệu thực tế không đúng với BCTC và đưa ra bằng chứng cụ thể (sai ở đâu,chổ nào)để chứng minh điều đó thì đó là bằng chứng kiểm toán của KTV.hi đúng ko mấy bạn góp ý nhé.
 
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

[you] đọc và cho ý kiến nhé!
em đây em đã đọc . Trước hết cảm ơn bác đã tín nhiệm nhưng bằng chứng kiểm toán thì chủ yếu còn phải dựa vào thực tế lúc đi kiểm toán xem mình cần phải thu thập xát tới đâu và còn phải tuỳ điều kiện ngoại cảnh , cho nên người ko lieen quan gì đến NV giao choa bác thì ko thể hướng dẫn bác chi tiết dc.Bác nên tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và anh trưởng nhóm ý , mình không biết thì mình mới hỏi không nên ngại bác ạ.
Còn theo ý kiến của em thì bằng chứng kiểm toán tuy muôn hình vạn trang nhưng chúng cũng chỉ xoay quanh những vấn đề chính sau mà thôi :
- Đầu tiên chính là bằng chứng kiểm toán do khách hàng cung cấp ,<<<< ông khách hàng này vừa là khách nhưng đồng thời cũng chính là nhiệm vụ của bác nên bằng chứng mà ông ta cung cấp không thể tuyệt đối tin tưởng, mà bác chỉ lấy đó làm cái sườn để bác chiến đấu tìm tòi so sánh để hoàn thiện nhiệm vụ của bác mà thôi .
- Thứ 2 : các hoá đơnchứng từ, các ghi chép và báo cáo của phòng kế toán hoặc hệ thống kiểm soát nội bộ của họ, hoặc các giải chình của các nhà quản lý cũng chính là các bằng chứng kiểm toán mà bác cần phải để tâm đến .
- Thứ 3 : Thu thập các bằng chứng kiểm toán từ phe thứ 3 : Đó chính là thu thập các số liệu thống kê chuyên ngành, các chứng từ hoá đơn bên ngoài , các xác nhận của bên thứ 3, giấy báo Nợ-Có của ngân hàng, các tài liệu của các chuyên gia về các lĩnh vực mà mình không nắm rõ ( ý em là chuyên ngành của họ đó ), hoặc các tài liệu và biên bản của các cơ quan hải quan ...
- Thứ 4 : Phần này theo em là quan trong và có tính xác thực cao nhất bởi nó do chính bản thân mình điều tra đối chiếu, kiểm tra, quan sát thực tế , tính toán và thẩm tra xác nhận. Tuỳ vào bản thân mình và kinh nghiệm xã hội của bản thân để có thể khai thác và phát hiện, kiểm kê Tài Sản thực tế mà khách hàng sở hữu, tính toán lại các biểu tính , các số liệu của DN cung cấp, quan sát thực tế tình hình của DN , quan sát thực tế hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng ... để có thể đưa ra 1 bản báo cáo kiểm toán hoàn chỉnh chi tiết và xác thực nhất.


<<<======== Báo cáo Hết ý kiến ^^
 
mình tự giới thiệu

mình tên là sang hiện đang làm kiểm toán, hiện giờ mình khá bận nên chưa gửi bài lên được sory nhieu nha! mình rất muốn chia sẻ cũng như trao đổi cùng các bạn về chuyên ngành kế toán- kiểm toán! các bạn có thể liên lạc qua mail: nhomboibac@yahoo.com.vn nhe!
-----------------------------------------------------------------------------------------
câu hỏi của bạn quá rông. khi mình kiểm toán một tài khoản thì có một cách thức riêng tuỳ theo quy trình kiểm toán của công ty bạn, chẳng hạn khi kiểm tài khoản 111( một cách tổng quát)
b1: bạn phải tập hợp psn, psc để đối chiếu với báo cáo quyết toán, rùi tính số dư cuối kỳ sau đó đối chiếu với biên bản kiểm kê quỹ
b2: kiểm chứng từ, bạn chọn mẫu khoãng 5tháng, rui kiểm xem có đúng không, có hợp lý hợp lệ không
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

mình thấy bài này hổng có đầy đủ lắm!! no chưa đi sâu vào các phương pháp thu thập băng chứng kiểm toán gì cả?
 
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

mình thấy bài này hổng có đầy đủ lắm!! no chưa đi sâu vào các phương pháp thu thập băng chứng kiểm toán gì cả?


Thật vậy ư? Mình chưa làm nên chưa biết. Thấy các pác nói gì thì mình tiếp thu thôi. Vậy đi sâu vào các pp thu thập BCKT là như thế nào.

Ruaconngoc ra tay chỉ mình với nhé! :mocmui::mocmui:
 
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

nếu bạn muốn biết thu thập bằng chứng kt như thế nào thì bạn nên học một lớp về kiểm toán tại truong dh kt tphcm nhe! còn tren dien dan mình chỉ nói so so cho bạn biết là kiểm toán là như thế nào thui! còn bạn muốn biế rõ về khiá cạnh n ào của bằng chúng kiem toán thì gửi cau hỏi thật cu thể nha
 
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

:lala:Theo như Trung30 là có phần đúng đó, nhưng nó chỉ là mảng nhỏ của công tác kiểm toán thôi. mình chưa có kinh nghiệm nhiều, nhưng tại đơn vị mình làm thì khi đoàn kiểm toán,đoàn thanh tra đến kiểm toán hay thanh tra tại đơn vị khi kiểm tra sổ sách, chứng từ nếu phát hiện ra có sai sót hoặc sai lệch do định khoản không đúng hoặc nghi vấn vấn đề gì thì họ sẽ cho kiểm tra lại hết các chứng từ có liên quan nếu có sai sót làm đến đâu họ sẽ lập biên bản làm việc đến đó, bên cạnh đó họ sẽ nêu các chuẩn mực, các thông tư kế tóan liên quan quiđịnh về phần đó để chứng minh rằng đơn vị đã làm sai hoặc định khoản không đúng.Và họ sẽ đề nghị cho triệu tập cuộc họp đầy đủ thành phần có liên quan để làm việc và các bên ký vào biên bản làm việc tại phiên họp đó. Theo mình thì đó cũng là cách thu thập bằng chứng.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bằng chứng kiểm toán!

Chào bạn !
Mình cũng chỉ học trên lý thuyết thôi còn phần hành pó tay!
Nhưng mình nghĩ giả dụ như bạn đi kiểm phần nợ phải thu thì bạn đối chiếu nhựng khoản còn nợ của khách hàng sau đó bạn chọn mẫu trong tổng số đó ! Thì những hóa đơn ,hợp đồng là bằng chứng kế toán! sau đó bằng các nghiệp vụ xác minh như gởi các văn bản xác nhận nếu tổng công nợ cần đối chiếu có sai sót lớn hơn phạm vi cho phép bạn nghi ngờ DN sai phạm. Bạn lưu trữ các bản xác minh là bằng chứng. Tớ nghĩ là zậy?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top