Chênh lệch Tỷ giá

111080Đ

Member
Hội viên mới
Help me!
Bên mình giao dịch với khách hàng cả về VNĐ và ngoại tệ
Tuy nhiên hiện tại bên mình không thấy sử dụng tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế, các bạn có thể cho mình một vài ý kiến về trường hợp này được không.
Có nên sử dụng và nếu có thì theo cách nào

Không biết gửi vào mục này có đúng không nhỉ!
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Bạn nói ko rõ ràng nên ko biết giúp bạn ntn cả.
Nhưng theo tôi thì nếu bên bạn có giao dịch cả = VND và ngoại tệ thì bắt buộc phải hạch toán chênh lệch tỷ giá vì rất hiếm khi tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế = nhau.
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

không phải là có nên sử dụng hay không mà chắc chắn phải sử dụng.Theo qui định của QD 15:"Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán"
Chúc bạn thành công!
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Help me!
Bên mình giao dịch với khách hàng cả về VNĐ và ngoại tệ
Tuy nhiên hiện tại bên mình không thấy sử dụng tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế, các bạn có thể cho mình một vài ý kiến về trường hợp này được không.
Có nên sử dụng và nếu có thì theo cách nào

Không biết gửi vào mục này có đúng không nhỉ!

Bạn phải sử dụng tỷ giá hạch toán và ghi sổ cho những nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ nhé .:ibbanana:
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Help me!
Bên mình giao dịch với khách hàng cả về VNĐ và ngoại tệ
Tuy nhiên hiện tại bên mình không thấy sử dụng tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế, các bạn có thể cho mình một vài ý kiến về trường hợp này được không.
Có nên sử dụng và nếu có thì theo cách nào

Không biết gửi vào mục này có đúng không nhỉ!

Bạn phải chọn tỷ giá hạch toán để thực hiện công việc thôi. Thường tỷ giá hạch toán được sử dụng là tỷ giá bán của liên ngân hàng hay chọn tỷ giá bán của một ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng mà bạn đang giao dịch cũng được. Chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế bạn đưa vào 635 ( lỗ) hay 515 ( lời).
Thân chào
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Theo mình hiểu thì tỷ giá hạch toán chính là tỷ giá ghi sổ có dúng vậy không cả nhà nhỉ? Theo mình được học thì các nghiệp vụ làm tăng ngoại tệ của doanh nghiệp thì sử dụng tỷ giá thực tế ( do ngân hàng nhà nước công bổ) còn các nghiệp vụ làm giảm ngoại tệ của doanh nghiệp thì sủ dụng tỷ giá ghi sổ
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

( Trích một số ý kiến của các bạn trong Wed Kế toán ).
Vật tư mua về bằng ngoại tệ thì chênh lệch tỷ giá được tính tại thời điểm nhập mua vật tư và thanh toán tiền hàng với chủ hàng.

- Nếu theo dõi giá trị VTư theo tỷ giá thực tế .

Nợ 156, 153: Giá trị theo tỷ giá thực tế thời điểm mua
Có 331: Giá trị theo tỷ giá hạch toán Cty quy định
Có 413: Chênh lệch tỷ giá TT-HH thời điểm nhập

Khi thanh toán với nhà cung cấp.

Nợ 3311: Giá trị theo tỷ giá hạch toán
Nợ 413: Chênh lệch tỷ giá TT-HH thời điểm thanh toán.
Có 111: Giá trị theo tỷ giá thời điểm xuất ngoại tệ.

Như vậy theo dõi theo phương pháp này chênh lệch thời điểm nào được giải quyết ngay tại thời điểm đó, giá trị hàng tồn kho không theo dõi được bằng ngoại tệ (không phù hợp với các mặt hàng nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc có giá bán theo giá ngoại tệ)

- Nếu theo dõi giá nhập VT theo tỷ giá hạch toán.
Khi nhập VT
Nợ 156|
Có 331| Tỷ giá hạch toán .
Khi thanh toán tiền hàng quy trình như cũ.

Nhưng nếu theo dõi vật tư theo tỷ giá hạch toán thì cuối năm tài chính phải đánh giá lại giá trị hàng tồn kho theo tỷ giá thực tế liên ngân hàng thời điểm 31/12, chênh lệch này phản ánh vào TK 413 và mục chênh lệch tỷ giá trên bảng cân đối kế toán mà không kết chuyển lãi lỗ, đầu năm tài chính kế tiếp được hoàn nhập lại để TK 156 được theo dõi theo tỷ giá hạch toán.

Chuẩn mực số 10 , chia làm 2 trường hợp :
1. Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của DN mới thành lập :
- Khi phát sinh chi phí đầu tư :
Nếu lỗ :
Nợ 152,211,331 ... Tỷ giá hối đoái giao dịch
Nợ 413 Lỗ tỷ giá hối đoái
Có 111,112 Tỷ giá hạch toán xuất ngoại tệ
Nếu lãi :
Nợ 152,211,331 ... Tỷ giá hối đoái giao dịch
Có 111,112 Tỷ giá hạch toán xuất ngoại tệ
Có 413 Lãi tỷ giá hối đoái
- Khi đến cuối năm tài chính, nếu hoạt động đầu tư chưa hoàn thành thì khoản chênh lệch do đánh giá lại cuối năm sẽ được phản ánh luỹ kế trên TK 413.

- Khi TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng , thì toàn bộ khoản chênh lệch
luỹ kế đó sẽ được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sx kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm.

2. Trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của DN đang hoạt động :
- Khi phát sinh chi phí SX, mua hàng hoá :
Nợ 152,156,311... Tỷ giá hối đoái giao dịch
Nợ 635 Chi phí TC (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có 111,112 Tỷ giá hạch toán xuất ngoại tệ
Hoặc :
Nợ 152,156,311... Tỷ giá hối đoái giao dịch
Có 111,112 Tỷ giá hạch toán xuất ngoại tệ
Có 515 Doanh thu TC (Lãi tỷ giá hối đoái )

- Khi đến cuối năm tài chính, khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại vào ngày 31/12 sẽ được hạch toán vào TK 413, và tiến hành xử lý :
* Nếu lãi :
Nợ 111,112
Có 413 Lãi tỷ giá hối đoái
Xử lý :
Nợ 413 Lãi tỷ giá hối đoái
Có 515
* Nếu lỗ :
Nợ 413
Có 111,112 Lỗ tỷ giá hối đoái
Xử lý :
Nợ 635 Chi phí TC (Lỗ tỷ giá hối đoái )
Có 413 Lỗ tỷ giá hối đoái
Mình thấy Chuẩn mực đó nói như vậy, còn khi nào áp dụng thì mình không biết, vì chưa thấy BTC ra thông tư hướng dẫn.
Việc hạch toán chênh lệch tỷ giá thường gây lúng túng cho công tác hạch toán kế toán và việc xứ lý chênh lệch tỷ giá cũng chưa được quy định th ống nh ất. Hy vọng với chuẩn mực kế toán số 10-Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hốI đoái và thông tư hướng dẫn sắp tới của Bộ Tài chính (chưa ra) chúng ta sẽ bớt khó khăn trong công tác kế toán.
Ktnb xin trình bày lạI m ột số khái niệm, nộI dung cần biết khi hạch toán ngoại t ệ:
I-Một s ố khái niệm khi hạch toán ngoạI tệ:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam để hạch toán kế toán vào sổ sách kế toán và lập báo cáo, đồng thời phải theo dõi gốc nguyện tệ trên sổ kế toán chi tiết.
-Đối với các tài khoản thuộc loại doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh, vật tư, hàng hóa, tài sản cố định... khi có các nghiệp vu kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế.
-Để đơn giản cho công tác kế toán, các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán.

Tỷ giá thực tế: là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tỷ giá này thường được ngân hàng nhà nước công bố hàng ngày (đăng trên báo nhân dân và báo thông tin thị trường và giá cả). Trường hợp nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phát sinh vào thời điểm ngân hàng nhà nước Việt Nam không công bố do thị trường ngoại tệ liên ngân hàng không hoạt động thì được dùng tỷ giá của ngày hôm trước gần nhất.

II- Đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối niên độ kế toán:
Cuối niên độ kế toán, số dư các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải trả, phải thu có gốc ngoại tệ đã hạch toán theo tỷ giá hạch toán phải được đánh giá lại theo tỷ giá thực tế thường là cuối ngày 31/12. Khoản chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá hạch toán được phản ánh vào tài khoản 413 và được xử lý như sau:
1.Đối với chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối niên độ kế toán trên tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, phải trả ngắn hạn (01 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí tài chính hoặc thu nhập tài chính mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu niên độ sau ghi bút toán ngược lại để xóa số dư.
2.Đối với chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối niên độ kế toán của các khoản nợ dài hạn (trên 01 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:
a.Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn:
-Trường hợp tỷ giá thực tế quy đổi số dư cuối kỳ cao hơn tỷ giá hạch toán thì chênh lệch tỷ giá được xử lý như phần 1 mục II. (dư có trên tài khoản 413)
-Trường hợp tỷ giá thực tế quy đổi số dư cuối kỳ thấp hơn tỷ giá hạch toán trên sổ kế toán thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong niên độ kế toán.
b.Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn
-Trường hợp tỷ giá thực tế quy đổi số dư cuối kỳ cao hơn tỷ giá hạch toán trên sổ kế toán thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong niên độ kế toán.
-Trường hợp tỷ giá thực tế quy đổi số dư cuối kỳ thấp hơn tỷ giá hạch toán trên sổ kế toán thì chênh lệch tỷ giá xử lý như phần 1 mục II.
Đầu niên độ kế toán sau, sau khi ht bút toán ngược để xóa số dư trên tk 413 phần chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư vào thời điểm cuối niện độ kế toán trước, các đơn vị phải đánh giá lại số dư ngoại tệ các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán của niên độ kế toán sau. Khoản chênh lệch phát sinh do đánh giá lại số dư đầu niên độ theo đánh giá tỷ giá hạch toán của niên độ sau chính là chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán niên độ trước với tỷ giá hạch toán niên độ sau được phản ảnh vào tài khoản 413 và được hạch toán vào chi phí tài chính hoặc thu nhập tài chính vào cuối niên độ kế toán.
Riêng đối với các khoản nợ dài hạn, nếu cuối niên độ trước khi đánh giá số dư phần chênh lệch đã hạch toán vào chi phí tài chính thì khoản chênh lệch phát sinh do đánh giá lại số dư đầu niên độ theo tỷ giá hạch toán của niên độ sau chính là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán của niên độ sau và tỷ giá thực tế cuối niên độ trước được phản ảnh vào tài khoản 413 và được hạch toán vào chi phí tài chính hoặc thu nhập tài chính vào cuối niên độ kế toán.
( Xem Thông tư 55/BTC ngày 26/06/2002 có hướng dẫn cụ thể cách hạch toán và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và xử lý chênh lệch cuối kỳ )
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Theo mình hiểu thì tỷ giá hạch toán chính là tỷ giá ghi sổ có dúng vậy không cả nhà nhỉ? Theo mình được học thì các nghiệp vụ làm tăng ngoại tệ của doanh nghiệp thì sử dụng tỷ giá thực tế ( do ngân hàng nhà nước công bổ) còn các nghiệp vụ làm giảm ngoại tệ của doanh nghiệp thì sủ dụng tỷ giá ghi sổ

Mình thấy đâu có qui định nào như vậy đâu bạn áh, tỷ giá thực tế là tỷ giá ngay tại thời điểm phát sinh mua - bán ngoại tệ.
Ví dụ: tỷ giá hạch toán công ty bạn tháng 7 là 16.800 vnd/usd
ngày 3/7/2008, bạn nhập khầu 1 lô hàng trị giá 1.000 usd, khi đó bạn hạch toán
Nợ 156,152 : 16.800.000
Có 331 : 16.800.000
ngày 2/8/2008 bạn thanh toán tiền cho người cung cấp và phải mua usd tại ngân hàng giao dịch để chuyển tiền ra nước ngoài, tỷ giá tại thời điểm mua là 17.000vnd/usd. Khi đó bạn hạch toán
Nợ 331 : 16.800.000
Nợ 635 : 200.000
Có 112 : 17.000.000

Thân chào
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

không phải là có nên sử dụng hay không mà chắc chắn phải sử dụng.Theo qui định của QD 15:"Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán"
Chúc bạn thành công!

Cám ơn hoangnam: Mình sẽ xem lại QĐ này

Mình sẽ đưa ra VD thế này:
Chẳng hạn mình chuyển tiền 03 lần cho nhà cung cấp hàng nhập khẩu theo tỷ giá niêm yết thực tế tại thời thực hiện nghiệp vụ chuyển.
Nợ 331: khách hàng
Có TK ngoại tệ

Nhưng khi nhận được invoice
Nợ 154, 632, ...
Có 331 khách hàng
Như vậy tới khi nhận được chứng từ mình sẽ phải xem lại tỷ giá 3 lần chuyển trước để hạch toán cxác TK 331 ??? hay dùng tỷ giá hạch toán ???
:dapghe:
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Thông tư 105/2003/TT-BTC đã hướng dẫn kế toán những ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái. Theo thông tư này, nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ liên quan đến các khoản mục tiền tệ được hướng dẫn ở đoạn 2.4 và 2.5 như sau:

“Đối với bên Có của các Tài khoản nợ phải trả hoặc bên Nợ của các Tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ được ghi sổ bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch”.

“Đối với bên Nợ của các Tài khoản nợ phải trả hoặc bên Có của các Tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán”.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Thông tư 105/2003/TT-BTC đã hướng dẫn kế toán những ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái. Theo thông tư này, nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ liên quan đến các khoản mục tiền tệ được hướng dẫn ở đoạn 2.4 và 2.5 như sau:

“Đối với bên Có của các Tài khoản nợ phải trả hoặc bên Nợ của các Tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ được ghi sổ bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch”.

“Đối với bên Nợ của các Tài khoản nợ phải trả hoặc bên Có của các Tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán”.

Theo thông tư 105/2003/TT-BTC
2.3. Đối với bên Có của các Tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (tỷ giá bình quân gia quyền; tỷ giá nhập trước, xuất trước...).
thì chỉ có TK VBT khi ghi giảm mới dùng tỉ giá theo pp xác định trước, còn tất cả những trường hợp khác đều dùng tỉ giá giao dịch.
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Hiiiiiiiiii!
Trong công ty khi phát sinh giao dịch đồng USD thì đương nhiên phải có chênh lệch tỉ giá rùi.
Cty mình cũng vậy và hàng tháng mình hạch toán như sau
Lãi : Nợ TK 431 Có TK 515
Lỗ : Nợ TK 635 Có TK 431
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Các bạn cho mình hỏi là hiện nay trên sổ chi tiết tiền gửi ngoại tệ của mình như sau:
Mình có 1100$ x tỷ giá 15100đ = 16 610 000 đ
Khi mình rút 1000$ x tỷ giá 17900đ = 17 900 000 đ
Khi đó tiền USD thức tồn của mình còn 100 USD nhưng tiền việt lấy tồn đầu kỳ trừ đi phát sinh lại (âm) - 1 290 000đ. Vậy theo các bạn mình sẽ sử lý sao trên cái sổ chi tiết tiền gửi này. Vì rằng cột bên ngoại tệ vẫn còn 100$ mà cột VNĐ bên cạnh lại ghi âm à. Giúp mình với nhé. Thanks!
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Khi rút :
N1112 1000$ * 17.900
C1122 1000$*15.100
C515 1000$*(17.900-15.100)
Ghi đơn C007 1000$
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Hiiiiiiiiii!
Trong công ty khi phát sinh giao dịch đồng USD thì đương nhiên phải có chênh lệch tỉ giá rùi.
Cty mình cũng vậy và hàng tháng mình hạch toán như sau
Lãi : Nợ TK 431 Có TK 515
Lỗ : Nợ TK 635 Có TK 431

sao lại cho vào 431 chớ. nhầm rùi 413 mà :k5798618:
mình cũng có ý kiến giống như vậy
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Theo mình nghĩ nếu cty bạn chưa sử dụng tỷ giá hạch toán mà đã phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ thì bạn có thể ghi sổ theo một tỷ giá cố định. Cuối niên độ kế toán, đánh giá lại ngoại tệ theo tỷ giá BQLNH. Mình đã thấy một số cty sử dụng cách này để hạch toán.
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

( Trích một số ý kiến của các bạn trong Wed Kế toán ).
Vật tư mua về bằng ngoại tệ thì chênh lệch tỷ giá được tính tại thời điểm nhập mua vật tư và thanh toán tiền hàng với chủ hàng.

- Nếu theo dõi giá trị VTư theo tỷ giá thực tế .

Nợ 156, 153: Giá trị theo tỷ giá thực tế thời điểm mua
Có 331: Giá trị theo tỷ giá hạch toán Cty quy định
Có 413: Chênh lệch tỷ giá TT-HH thời điểm nhập

Khi thanh toán với nhà cung cấp.

Nợ 3311: Giá trị theo tỷ giá hạch toán
Nợ 413: Chênh lệch tỷ giá TT-HH thời điểm thanh toán.
Có 111: Giá trị theo tỷ giá thời điểm xuất ngoại tệ.

Như vậy theo dõi theo phương pháp này chênh lệch thời điểm nào được giải quyết ngay tại thời điểm đó, giá trị hàng tồn kho không theo dõi được bằng ngoại tệ (không phù hợp với các mặt hàng nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc có giá bán theo giá ngoại tệ)

- Nếu theo dõi giá nhập VT theo tỷ giá hạch toán.
Khi nhập VT
Nợ 156|
Có 331| Tỷ giá hạch toán .
Khi thanh toán tiền hàng quy trình như cũ.

Nhưng nếu theo dõi vật tư theo tỷ giá hạch toán thì cuối năm tài chính phải đánh giá lại giá trị hàng tồn kho theo tỷ giá thực tế liên ngân hàng thời điểm 31/12, chênh lệch này phản ánh vào TK 413 và mục chênh lệch tỷ giá trên bảng cân đối kế toán mà không kết chuyển lãi lỗ, đầu năm tài chính kế tiếp được hoàn nhập lại để TK 156 được theo dõi theo tỷ giá hạch toán.

Chuẩn mực số 10 , chia làm 2 trường hợp :
1. Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của DN mới thành lập :
- Khi phát sinh chi phí đầu tư :
Nếu lỗ :
Nợ 152,211,331 ... Tỷ giá hối đoái giao dịch
Nợ 413 Lỗ tỷ giá hối đoái
Có 111,112 Tỷ giá hạch toán xuất ngoại tệ
Nếu lãi :
Nợ 152,211,331 ... Tỷ giá hối đoái giao dịch
Có 111,112 Tỷ giá hạch toán xuất ngoại tệ
Có 413 Lãi tỷ giá hối đoái
- Khi đến cuối năm tài chính, nếu hoạt động đầu tư chưa hoàn thành thì khoản chênh lệch do đánh giá lại cuối năm sẽ được phản ánh luỹ kế trên TK 413.

- Khi TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng , thì toàn bộ khoản chênh lệch
luỹ kế đó sẽ được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sx kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm.

2. Trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của DN đang hoạt động :
- Khi phát sinh chi phí SX, mua hàng hoá :
Nợ 152,156,311... Tỷ giá hối đoái giao dịch
Nợ 635 Chi phí TC (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có 111,112 Tỷ giá hạch toán xuất ngoại tệ
Hoặc :
Nợ 152,156,311... Tỷ giá hối đoái giao dịch
Có 111,112 Tỷ giá hạch toán xuất ngoại tệ
Có 515 Doanh thu TC (Lãi tỷ giá hối đoái )

- Khi đến cuối năm tài chính, khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại vào ngày 31/12 sẽ được hạch toán vào TK 413, và tiến hành xử lý :
* Nếu lãi :
Nợ 111,112
Có 413 Lãi tỷ giá hối đoái
Xử lý :
Nợ 413 Lãi tỷ giá hối đoái
Có 515
* Nếu lỗ :
Nợ 413
Có 111,112 Lỗ tỷ giá hối đoái
Xử lý :
Nợ 635 Chi phí TC (Lỗ tỷ giá hối đoái )
Có 413 Lỗ tỷ giá hối đoái
Mình thấy Chuẩn mực đó nói như vậy, còn khi nào áp dụng thì mình không biết, vì chưa thấy BTC ra thông tư hướng dẫn.
Việc hạch toán chênh lệch tỷ giá thường gây lúng túng cho công tác hạch toán kế toán và việc xứ lý chênh lệch tỷ giá cũng chưa được quy định th ống nh ất. Hy vọng với chuẩn mực kế toán số 10-Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hốI đoái và thông tư hướng dẫn sắp tới của Bộ Tài chính (chưa ra) chúng ta sẽ bớt khó khăn trong công tác kế toán.
Ktnb xin trình bày lạI m ột số khái niệm, nộI dung cần biết khi hạch toán ngoại t ệ:
I-Một s ố khái niệm khi hạch toán ngoạI tệ:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam để hạch toán kế toán vào sổ sách kế toán và lập báo cáo, đồng thời phải theo dõi gốc nguyện tệ trên sổ kế toán chi tiết.
-Đối với các tài khoản thuộc loại doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh, vật tư, hàng hóa, tài sản cố định... khi có các nghiệp vu kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế.
-Để đơn giản cho công tác kế toán, các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán.

Tỷ giá thực tế: là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tỷ giá này thường được ngân hàng nhà nước công bố hàng ngày (đăng trên báo nhân dân và báo thông tin thị trường và giá cả). Trường hợp nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phát sinh vào thời điểm ngân hàng nhà nước Việt Nam không công bố do thị trường ngoại tệ liên ngân hàng không hoạt động thì được dùng tỷ giá của ngày hôm trước gần nhất.

II- Đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối niên độ kế toán:
Cuối niên độ kế toán, số dư các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải trả, phải thu có gốc ngoại tệ đã hạch toán theo tỷ giá hạch toán phải được đánh giá lại theo tỷ giá thực tế thường là cuối ngày 31/12. Khoản chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá hạch toán được phản ánh vào tài khoản 413 và được xử lý như sau:
1.Đối với chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối niên độ kế toán trên tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, phải trả ngắn hạn (01 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí tài chính hoặc thu nhập tài chính mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu niên độ sau ghi bút toán ngược lại để xóa số dư.
2.Đối với chênh lệch tỷ giá phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối niên độ kế toán của các khoản nợ dài hạn (trên 01 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:
a.Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn:
-Trường hợp tỷ giá thực tế quy đổi số dư cuối kỳ cao hơn tỷ giá hạch toán thì chênh lệch tỷ giá được xử lý như phần 1 mục II. (dư có trên tài khoản 413)
-Trường hợp tỷ giá thực tế quy đổi số dư cuối kỳ thấp hơn tỷ giá hạch toán trên sổ kế toán thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong niên độ kế toán.
b.Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn
-Trường hợp tỷ giá thực tế quy đổi số dư cuối kỳ cao hơn tỷ giá hạch toán trên sổ kế toán thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong niên độ kế toán.
-Trường hợp tỷ giá thực tế quy đổi số dư cuối kỳ thấp hơn tỷ giá hạch toán trên sổ kế toán thì chênh lệch tỷ giá xử lý như phần 1 mục II.
Đầu niên độ kế toán sau, sau khi ht bút toán ngược để xóa số dư trên tk 413 phần chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư vào thời điểm cuối niện độ kế toán trước, các đơn vị phải đánh giá lại số dư ngoại tệ các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán của niên độ kế toán sau. Khoản chênh lệch phát sinh do đánh giá lại số dư đầu niên độ theo đánh giá tỷ giá hạch toán của niên độ sau chính là chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán niên độ trước với tỷ giá hạch toán niên độ sau được phản ảnh vào tài khoản 413 và được hạch toán vào chi phí tài chính hoặc thu nhập tài chính vào cuối niên độ kế toán.
Riêng đối với các khoản nợ dài hạn, nếu cuối niên độ trước khi đánh giá số dư phần chênh lệch đã hạch toán vào chi phí tài chính thì khoản chênh lệch phát sinh do đánh giá lại số dư đầu niên độ theo tỷ giá hạch toán của niên độ sau chính là khoản chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán của niên độ sau và tỷ giá thực tế cuối niên độ trước được phản ảnh vào tài khoản 413 và được hạch toán vào chi phí tài chính hoặc thu nhập tài chính vào cuối niên độ kế toán.
( Xem Thông tư 55/BTC ngày 26/06/2002 có hướng dẫn cụ thể cách hạch toán và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và xử lý chênh lệch cuối kỳ )
tài khoàn 413 chỉ sử dụng khi đánh giá chênh lệch tỷ giá vào cuối năm tài chính thôi, chứ klho6ng sử dụng lung tung được
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Hiiiiiiiiii!
Trong công ty khi phát sinh giao dịch đồng USD thì đương nhiên phải có chênh lệch tỉ giá rùi.
Cty mình cũng vậy và hàng tháng mình hạch toán như sau
Lãi : Nợ TK 431 Có TK 515
Lỗ : Nợ TK 635 Có TK 431
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giao dịch cho thẳng vào 635 or 515 còn dùng 413 khi với TK tiền gửi thôi
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giao dịch cho thẳng vào 635 or 515 còn dùng 413 khi với TK tiền gửi thôi
413 là đánh giá lại vào cuối năm tài chính về chênh lệch tỷ giá,
 
Ðề: Chênh lệch Tỷ giá

Đối với việc sử dụng nhiều loại ngoại tệ dùng tỷ giá hạch toán, cò ít thì dùng tỷ giá thực tế.
DÙng tỷ già bình quân liên ngân hàng đựoc kg anh trai?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top