Trợ cấp thôi việc được tính theo luật thế nào?

tina0108

New Member
Hội viên mới
Mình chưa rõ về vấn đề trợ cấp thôi việc có bạn nào có thể giải thích cho mình được không.Mình làm việc đã được 2 năm nhưng xin nghĩ vậy ngoài tiền lương tháng đó mình có nhận được tiền trợ cấp thôi việc không
 
Ðề: Trợ cấp thôi việc

Mình chưa rõ về vấn đề trợ cấp thôi việc có bạn nào có thể giải thích cho mình được không.Mình làm việc đã được 2 năm nhưng xin nghĩ vậy ngoài tiền lương tháng đó mình có nhận được tiền trợ cấp thôi việc không

Bạn đọc đoạn trích dưới:

Theo Điều 15 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi thôi việc gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có). Tiền lương cấp bậc theo HĐLĐ là lương gộp, bao gồm tiền lương thực lĩnh và các khoản người lao động phải chi từ tiền lương của mình để trích nộp về bảo hiểm xã hội (BHXH) (theo quy định hiện hành là 5% tiền lương), bảo hiểm y tế (1% tiền lương) và thuế thu nhập cá nhân.

Về trợ cấp mất việc làm, Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH ngày 22-11-2004 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn như sau: Trợ cấp mất việc làm được tính theo thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước, cứ mỗi năm (12 tháng) được trợ cấp 1 tháng lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng tiền lương, phụ cấp lương đang hưởng.

Thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước (được cộng dồn) được tính từ thời điểm bắt đầu làm việc lần đầu tiên đến thời điểm có quyết định nghỉ việc, bao gồm:

- Thời gian người lao động thực tế làm việc tại doanh nghiệp nhà nước; cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước.

- Mọi thời gian có hưởng lương từ nguồn doanh nghiệp nhà nước, ngân sách Nhà nước, hưởng chế độ BHXH (thời gian đào tạo, công tác, nghỉ ốm đau, thai sản…).

- Thời gian làm việc theo hình thức nhận khoán sản phẩm, khối lượng công việc mà trong thời gian này doanh nghiệp có trả lương và có đóng BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khi tính tổng thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước phải trừ thời gian người lao động đã nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, chế độ xuất ngũ hoặc phục viên.

Đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, khi thôi việc nếu tuân thủ các quy định của pháp luật lao động về chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương .

Theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại công văn số 3721/LĐTBXH-LĐTL ngày 14/10/2008 thì sau ngày 01/01/2009 người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (do quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả) và trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm (do doanh nghiệp chi trả) đối với thời gian đã làm việc trước ngày 01/01/2009 mà chưa nhận trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc.

Theo công văn Số 3168/LĐTBXH-LĐTL:
Khoản 6 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội quy định "thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật này không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ công chức"
Như vậy, sau ngày 01/01/2009, người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng trợ cấp thôi việc đối với thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01/01/2009 mà chưa nhận trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc.

=>Như vậy, đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì được nhận trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc.Đối với lao động đã tham gia BHXH từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 , giả sử người lao động nghỉ việc vào tháng 05 năm 2009 thì sẽ nhận được trợ thôi việc hoặc mất việc từ lúc vào làm cho đến khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp ( tức là ngày 01 tháng 01 năm 2009) nếu người lao động chưa tham nhận được trợ cấp thôi việc mà mất việc.Còn từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 trở đi thì sẽ tính trợ cấp thất nghiệp theo thông tư 27/2008.

Ðiều 16 Nghị định số 127/2008/NÐ-CP nói trên cũng quy định việc trợ cấp thất nghiệp theo Ðiều 82 Luật BHXH 2006 như sau: Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hằng tháng được trả cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Ðiều 15 Nghị định 127/2008/NÐ-CP".
Ngoài ra, Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 127/2008/NÐ-CP nói trên cũng quy định như sau:
"Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản HĐLĐ, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền công, tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)...".
Theo quy định nêu trên thì sau ngày 1-1-2009, nếu NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp (do quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả) khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Ðiều 15 Nghị định 127/2008/NÐ-CP.
Theo công văn 1135/LĐTBXH-LĐTL ngày 13 tháng 04 năm 2009 hướng dẫn :
Theo quy định tại khoản 2, Điều 41, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ thì tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo pháp luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Theo quy định tại khoản 1, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 1, Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 thì thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động.
Về tính trợ cấp thôi việc và mất việc thì tham khảo thông tư 17/2009/BLĐTBXH ngày 26 tháng năm 2009.

Về tính trợ cấp thất ngiệp thì tham khỏa thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 01 năm 2009 của Bộ lao động thương binh xã hội.
 
Ðề: Trợ cấp thôi việc

Mình chưa rõ về vấn đề trợ cấp thôi việc có bạn nào có thể giải thích cho mình được không.Mình làm việc đã được 2 năm nhưng xin nghĩ vậy ngoài tiền lương tháng đó mình có nhận được tiền trợ cấp thôi việc không


Bạn vẫn nằm trong diện đc trợ cấp thôi việc với
1/2 tháng lương / mỗi năm công tác X hệ số lương theo quy chế từng công ty
 
Ðề: Trợ cấp thôi việc

Theo qui định của luật Lao động thì người lao động có thời gian làm việc liên tục tại đơn vị từ 12 tháng trở lên thì khi nghỉ việc được đơn vị sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc: mỗi năm làm việc là 0.5 tháng lương căn bản.
 
Ðề: Trợ cấp thôi việc

Theo qui định của luật Lao động thì người lao động có thời gian làm việc liên tục tại đơn vị từ 12 tháng trở lên thì khi nghỉ việc được đơn vị sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc: mỗi năm làm việc là 0.5 tháng lương căn bản.

Cái dòng màu đỏ không chính xác lắm, phải là lương tính trợ cấp mới đúng.
 
Ðề: Trợ cấp thôi việc

Cái dòng màu đỏ không chính xác lắm, phải là lương tính trợ cấp mới đúng.

Chỉ trả lương căn bản thôi không cộng phụ cấp. Lương căn bản ở đây đưiợc hiểu là mức lương chính, ngoài mức lương chính người lao động được hưởng phụ cấp như : tiền xăng xe, tiền cơm trưa, tiền hỗ trợ trượt giá... ví dụ lương thực lãnh của bạn là 3 tr ( có cộng phụ cấp ) trong khi lương chính của bạn chỉ là 2 tr thì khi trả trợ cấp thôi việc căn cứ vào lương chính, thì lấy mức lương 2 tr chia đôi là 1 tr, lấy 1 tr nhân với số năm bạn đã làm việc.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Trợ cấp thôi việc

Chỉ trả lương căn bản thôi không cộng phụ cấp. Lương căn bản ở đây đưiợc hiểu là mức lương chính, ngoài mức lương chính người lao động được hưởng phụ cấp như : tiền xăng xe, tiền cơm trưa, tiền hỗ trợ trượt giá... ví dụ lương thực lãnh của bạn là 3 tr ( có cộng phụ cấp ) trong khi lương chính của bạn chỉ là 2 tr thì khi trả trợ cấp thôi việc căn cứ vào lương chính, thì lấy mức lương 2 tr chia đôi là 1 tr, lấy 1 tr nhân với số năm bạn đã làm việc.

Chỉ lương căn bản là không đúng. Lương tính trợ cấp là lương căn bản + phụ cấp chức vụ (nếu có) nữa chứ.
Và lương này nếu đúng luật phải là số lương trung bình của 6 tháng liền kề trước khi thôi việc.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top