BHXH hưởng chế độ Thai sản

cattien

Quy ẩn giang hồ.
Hội viên mới
Chào các bác.
Cty mình có 1 chị chuẩn bị nghỉ thai sản
Mình chợt nhớ là quy định thời gian nghỉ là 5 tháng, trong thời gian đó NLĐ ko phải đóng BHXH nhưng vẫn được tính thời gian đóng BHXH phải ko nhỉ. Không biết có quy định nào mới ko vậy các bác?À có quy định nào nói về thời gian nghỉ trước khi sinh và sau khi sinh là bao lâu ko vậy?
 
Ðề: BHXH hưởng chế độ Thai sản

Chào các bác.
Cty mình có 1 chị chuẩn bị nghỉ thai sản
Mình chợt nhớ là quy định thời gian nghỉ là 5 tháng, trong thời gian đó NLĐ ko phải đóng BHXH nhưng vẫn được tính thời gian đóng BHXH phải ko nhỉ. Không biết có quy định nào mới ko vậy các bác?À có quy định nào nói về thời gian nghỉ trước khi sinh và sau khi sinh là bao lâu ko vậy?


nghĩ hậu sản đối với người làm việc bình thường là 4 tháng, riêng một số ngành nghề, công việc có tính chất độc hại, hoặc đặc biêt thì được nghỉ 5 tháng, trong thời gian nghỉ hậu sản không phải nộp BHXH mà chỉ nộp BHYT mà thôi ( cái này mới) và công ty cũng ko trả lương, BHXH sẽ trả lương cho cho thời gian nghỉ đó, còn nếu nghỉ trước thì vẫn được nhưng cũng chỉ tính đúng thời gian qui định nghỉ mà thôi còn sau thời gian nghỉ theo qui định người Lđ muốn nghỉ thêm thì thương lượng với người SDLĐ có thể nghỉ thêm nhưng không hưởng lương thời gian nghỉ thêm đó, thân
 
Ðề: BHXH hưởng chế độ Thai sản

BẠn tham khảo nha !
Điều 31. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:
a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;
d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.
2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
4. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
 
Ðề: BHXH hưởng chế độ Thai sản

Theo như mình biết hiện nay( 2009) thời gian nghỉ sinh con hưởng BHXH đối với lao động nữ vẫn là 4 tháng( lao động bình thường), 5 tháng đối với lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại,hoặc những ngành nghề đặc biệt theo quy định.Người lao động có thể tự điều chỉnh thời gian nghỉ của mình trước hoặc sau khi sinh cho phù hợp chứ luật không quy định, bắt buộc thời gian nghỉ trước sinh và sau sinh là bao nhiêu ngày.Và trong thời gian nghỉ đó bạn vẫn phải đóng BHYT.
 
Ðề: BHXH hưởng chế độ Thai sản

nghĩ hậu sản đối với người làm việc bình thường là 4 tháng, riêng một số ngành nghề, công việc có tính chất độc hại, hoặc đặc biêt thì được nghỉ 5 tháng, trong thời gian nghỉ hậu sản không phải nộp BHXH mà chỉ nộp BHYT mà thôi ( cái này mới) và công ty cũng ko trả lương, BHXH sẽ trả lương cho cho thời gian nghỉ đó, còn nếu nghỉ trước thì vẫn được nhưng cũng chỉ tính đúng thời gian qui định nghỉ mà thôi còn sau thời gian nghỉ theo qui định người Lđ muốn nghỉ thêm thì thương lượng với người SDLĐ có thể nghỉ thêm nhưng không hưởng lương thời gian nghỉ thêm đó, thân

Đúng rồi, nhưng "BHYT mà thôi ( cái này mới)" cái này có mới đâu
, từ lúc ra đời BHXH đã có thế rồi mà.
 
Ðề: BHXH hưởng chế độ Thai sản

Chào các bác.
Cty mình có 1 chị chuẩn bị nghỉ thai sản
Mình chợt nhớ là quy định thời gian nghỉ là 5 tháng, trong thời gian đó NLĐ ko phải đóng BHXH nhưng vẫn được tính thời gian đóng BHXH phải ko nhỉ. Không biết có quy định nào mới ko vậy các bác?À có quy định nào nói về thời gian nghỉ trước khi sinh và sau khi sinh là bao lâu ko vậy?
Theo quy định của Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, chế độ thai sản được quy định như sau:

1. Đối tượng áp dụng:


- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.
- Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
- Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài.


2. Điều kiện được hưởng chế độ thai sản:


Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.


Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định như trên nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.


3. Thời gian hưởng chế độ thai sản:


Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con của lao động nữ phụ thuộc vào điều kiện lao động, tình trạng thể chất và số con một lần sinh, cụ thể là:
a) 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
b) 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên;
c) 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.
d) Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại điểm a, b, c như trên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày.


Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chết thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ như sau:
a) Con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con;
b) Con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết.
Thời gian nghỉ việc quy định tại khoản này không vượt quá thời gian nghỉ sinh con quy định như trên và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật về lao động.


4. Mức hưởng chế độ thai sản:


Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định như trên có mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.


Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.


Ngoài ra, người lao động được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con khi sinh con hoặc nuôi con nuôi trước 4 tháng tuổi.


Như vậy, nếu bạn đáp ứng đầy đủ điều kiện như trên sẽ được hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ theo quy định của luật lao động và luật bảo hiểm xã hội.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top