Liên đoàn kế toán quốc tế, nghề nghiệp kế toán và Việt Nam

cayman

Banned
Thành viên BQT
Hội viên mới
Source...
Trong Hội nghị ngày 22/8/2007 tại Hà Nội do VACPA và CPA Úc tổ chức, Bà Joycelyn Morton – Chủ tịch Ủy ban Quốc tế CAPA – Đại diện của Australia tại IFAC đã có bài trình bày. Xin kính chào quý vị và chân thành cám ơn Quý vị đã cho tôi cơ hội được nói chuyện với Quý vị trong ngày hôm nay. Tôi rất vinh hạnh được gửi lời chào tới các thành viên của IFAC, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), cũng như Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA).
Trước tiên, tôi xin được điểm qua một số hoạt động của Liên đoàn kế toán Quốc tế (IFAC), tổ chức mà tôi làm việc với tư cách là đại diện của tổ chức thành viên tại Úc, và sau đó tôi sẽ nói về IFAC và Việt Nam.
Đây là một sự hợp tác tuyệt vời bởi vì cả IFAC và Việt nam vừa mới bắt đầu đi trên một chặng đường dài trong một thời gian tương đối ngắn. Trên thực tế, năm nay IFAC đang kỉ niệm 30 năm thành lập. Trong suốt thời gian đó, IFAC đã phát triển lên tới 155 tổ chức kế toán, kiểm toán thành viên chuyên nghiệp tại 120 quốc gia và đại diện cho 2,5 triệu kế toán, kiểm toán viên làm việc trong các ngành dịch vụ công cộng, giáo dục, các cơ quan nhà nước/ chính quyền , công nghiệp và thương mại.
Đồng thời, từ năm 1977 đến nay Việt Nam đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong nước sang một nền kinh tế về mang tính toàn cầu, cạnh tranh và thị trường.
Trong một vài năm gần đây, VN đã phát triển nền kinh tế thành công rực rỡ. Việt Nam được nhiều nước biết đến như là một trong các nước đang phát triền có tốc độ phát triển cao nhất trên thế giới. Theo như báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank ), hơn 15 năm qua, tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam đã giảm từ khoảng 70% xuống dưới 20%. Thu nhập thực tế đã tăng hơn 7% /năm trong hơn 10 năm qua. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 1.400 kế toán hành nghề và kiểm toán viên và đến cuối năm 2011 sẽ cần có khoảng 7000 kế toán, kiểm toán viên chuyên nghiệp. Nếu như Quý vị nhìn vào tốc độ phát triển của Việt Nam, Quý vị sẽ biết lý do tại sao. Chỉ trong năm 2005, đã có 40.000 doanh nghiệp được thành lập.
Rõ ràng là sự phát triển của Việt Nam và nền kinh tế thị trường hiện đại là một sự thành công và là một điển hình cho các nước đang phát triển học tập.
Hiện nay Việt Nam đang từng bước thực hiện cải cách quản lý tài chính công với việc nâng cao tính minh bạch và rõ ràng. Những bước tiến này sẽ đặt một nền móng vững chắc cho sự phát triển kinh tế bền vững.
Về vấn đề này, IFAC đang đẩy mạnh tính trách nhiệm trong tài chính của chính phủ. Hơn 10 năm về trước, IFAC đã thành lập Ban Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) để phát triển các chuẩn mực lập báo cáo tài chính cho các lĩnh vực công. Hiện nay, chúng tôi đã hoàn thành tất cả là 24 chuẩn mực kế toán quốc tế theo nguyên tắc dồn tích cho lĩnh vực công và một bộ chuẩn mực kế toán bao quát theo nguyên tắc thực thu thực chi. Các chuẩn mực này, chủ yếu dựa trên các Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế đã được Ban chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành, và hiện nay đang được xem là tiêu chuẩn cho việc lập báo cáo tài chính có chất lượng cao trong các lĩnh vực công và đang được các chính phủ và các cơ quan trong lĩnh vực công trên khắp thế giới áp dụng ngày càng nhiều, trong đó có cả Liên Hợp Quốc và Ủy Ban Châu Âu.
Thêm vào đó để xây dựng các chuẩn mực cho lĩnh vực công, IFAC đã xây dựng các chuẩn mực trong 3 lĩnh vực chủ yếu là: Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo, đạo đức và đào tạo. Khi xây dựng các chuẩn mực này, IFAC thực hiện theo một quy trình có chất lượng cao và rõ ràng, minh bạch. Ban Tư vấn (CAGs) đã đưa ra các ý kiến đóng góp quan trọng cho các hoạt động xây dựng từng chuẩn mực trong đó có cả việc thành lập Ban Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB), Ban Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán Quốc tế (IAASB), và các Ban Đạo đức và Đào tạo. Thành viên Ban Tư vấn bao gồm các cá nhân và đại diện các tổ chức bên ngoài khác có quan tâm tới sự phát triển của các chuẩn mực quốc tế có chất lượng cao được xây dựng để phục vụ cho lợi ích công cộng. IFAC cũng đã nâng cao tính minh bạch của quá trình xây dựng chuẩn mực bằng cách công bố nhiều thông tin hơn trên trang web: http://www.ifac.org/.
Trong việc xây dựng các chuẩn mực, Các chuẩn mực Kiểm tóan Quốc tế của Ban Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán Quốc tế (IAASB) cũng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các nhà làm luật trong nước và quốc tế. Các chuẩn mực này hiện nay đang được áp dụng tại 100 quốc gia trên thế giới. Gần đây nhất, Ban Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán Quốc tế (IAASB) đã tập trung vào việc đẩy mạnh sự rõ ràng của các chuẩn mực nhằm dễ dàng trong việc dịch thuật, áp dụng và tuân thủ của các tổ chức kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp trên thế giới. Dựa vào đóng góp của các nhà làm luật và các tổ chức quốc tế khác, các chuyên gia và công chúng, Ban Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán Quốc tế (IAASB) đã nhanh chóng tiến hành tổ chức các buổi hội thảo/ hội nghị để giải thích rõ ràng hơn nội dung các chuẩn mực.
Trong tháng 1, Ban Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán Quốc tế (IAASB) đã chính thức ban hành bốn dự thảo Chuẩn mực Kiểm toán đầu tiên theo hình thức mới. Chuẩn mực Kiểm toán thứ 5 đã được Ban Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán Quốc tế (IAASB) phê duyệt trong buổi họp tại Warsaw, Balan vào tháng trước và sẽ được ban hành sau khi được Ban Giám sát lợi ích công phê duyệt. Hiện nay, Ban Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán Quốc tế (IAASB) cũng đã công bố chín dự thảo bổ sung sửa đổi các chuẩn mực Kiểm tóan Quốc tế.( LƯU Ý VớI JOYCELYN: NHỮNG BẢN DỰ THẢO NÀY SẼ ĐƯỢC CÔNG BỐ VÀO NGÀY 31). Đến nay, Ban Chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán Quốc tế (IAASB) đã ban hành 24 dự thảo bổ sung và nó là một phần của dự án làm rõ ràng nội dung của các chuẩn mực.
IAASB đang trong quá trình hoàn thành dự án làm rõ ràng nội dung của các chuẩn mực vào cuối năm 2008 và tiếp tục duy trì để đẩy mạnh sự thống nhất. Đồng thời, IAASB cũng đang kiểm tra kế hoạch thực hiện, và đã tổ chức một số buổi hội thảo, tọa đàm để thu thập các ý kiến đóng góp từ các bên liên quan chủ chốt về các vấn đề có tầm quan trọng lớn nhất với họ.
IFAC cũng đang đẩy mạnh sự thống nhất của Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Vấn đề thách thức của Ban soạn thảo Chuẩn mực Đạo đức quốc tế về Kế toán, kiểm toán là cập nhật kịp thời nội dung Chuẩn mực. Tháng trước, ban Đạo đức đã ban hành bản dự thảo bổ sung trong đó có một phần sửa đổi về tính độc lập. Dự thảo đạo đức đề xuất 3 yếu tố thiết yếu của tính độc lập liên quan đến:
- Cung cấp các dịch vụ kiểm toán nội bộ cho khách hàng kiểm toán;
- Các vấn đề về tính độc lập liên quan đến qui mô tương đối của mức phí nhận được từ một khách hàng dịch vụ đảm bảo; và
- Mức phí dự phòng cho các dịch vụ cung cấp cho khách hàng đang sử dụng dich vụ đảm bảo.
Nội dung Dự thảo chuẩn mực này đã được đăng tải trên trang web của IFAC và tôi đề nghị các bạn nên tìm hiểu và đóng góp ý kiến đối với các nội dung này.
 
Sửa lần cuối:
IFAC, thông qua công việc của các Ban xây dựng chuẩn mực cũng như Chương trình tuân thủ các chuẩn mực của các tổ chức thành viên, đã tập trung vào việc đảm bảo rằng các IASs và Chuẩn mực đạo đức của IFAC được đưa vào các chuẩn mực nghề nghiệp ở tất cả các nước và hy vọng nhận được sự ủng hộ từ các nhà làm luật và các tổ chức khác mà danh tiếng và ảnh hưởng của họ có thể giúp cho việc đẩy nhanh được quá trình thống nhất.
IFAC cũng tập trung vào việc đào tạo và phát triển nghề nghiệp của tất cả các kế toán, kiểm toán viên chuyên nghiệp. Đào tạo là yếu tố cơ bản để nâng cao khả năng chuyên môn nhằm đáp ứng đầy đủ trách nhiệm đối với lợi ích công cộng. Thông qua Ban Chuẩn mực Đào tạo kế toán Quốc tế (IAESB), IFAC phát triển các chuẩn mực Đào tạo quốc tế và các hướng dẫn khác.
Các tổ chức thành viên sử dụng các hướng dẫn để xây dựng các yêu cầu về nghề nghiệp trong quốc gia mình. Ví dụ, tại VN, VACPA đã được thành lập từ năm 2005 để xây dựng các yêu cầu về đạo đức và đào tạo cho các kiểm toán viên/ kế toán viên công chứng và chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì danh sách các kiểm toán viên và các công ty kiểm toán đã đăng ký hành nghề.
Ban Giám sát lợi ích công sẽ giám sát các quá trình xây dựng chuẩn mực đào tạo và đạo đức, kiểm toán của IFAC, cũng như là các chương trình tuân thủ các chuẩn mực của IFAC của các tổ chức thành viên.
Tôi xin được giải thích về chương trình tuân thủ các chuẩn mực của IFAC của các tổ chức thành viên là gì. Chương trình này nhằm hỗ trợ sự phát triển của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trên thế giới thông qua việc khuyến khích các tổ chức và các hội thành viên của IFAC cùng áp dụng các chuẩn mực quốc tế, và xây dựng các chương trình chất lượng dịch vụ đảm bảo và các chương trình kiểm tra và tuân thủ cho các thành viên độc lập, như đã được quy định cụ thể trong các Tuyên bố Trách nhiệm thành viên của IFAC.
Một nội dung của quá trình tuân thủ là các hội và tổ chức thành viên của IFAC buộc phải hoàn thiện bản tự đánh giá về các công việc họ đã thực hiện để đáp ứng các yêu cầu đối với thành viên. Tất cả các tài liệu trả lời đối với Phần 1 và 2 của chương trình tuân thủ đều được đăng tải trên trang web của IFAC khi hoàn chỉnh. Việt Nam cũng đã tham gia vào chương trình này, và tôi mong các bạn quan tâm tới mục này trên trang web để có được những hiểu biết tốt hơn về những thành tựu của chương trình này và tình hình nghề nghiệp trên thế giới.
Chương trình tuân thủ như là động lực của quá trình đẩy nhanh sự nâng cao chất lượng và tính nhất quán của hoạt động quản lý tài chính và kiểm toán. Hiện nay, nhân viên của chương trình tuân thủ đang trong quá trình xây dựng các chính sách, sau đó cung cấp cho các tổ chức và hội thành viên để tiếp tục thực hiện.
Khi cần thiết, IFAC cũng kêu gọi sự hợp tác của các công ty kế toán, kiểm toán trong nước, thông qua Ban Kiểm toán quốc tế, TAC, để chắc chắn về sự hỗ trợ của họ với chương trình tuân thủ và có được sự hợp tác với các tổ chức thành viên khác trong quá trình triển khai các kế hoạch hành động. Điều này là đặc biệt quan trọng ở các nước mà nguồn lực của các tổ chức thành viên còn thiếu thốn.
Một trong số các mục tiêu của IFAC là thiết lập một hội thành viên ở tất cả các nước trên thế giới, ví dụ như Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam. Ủy ban các quốc gia đang phát triển của IFAC chịu trách nhiệm các hoạt động trong lĩnh vực này. Ủy ban cũng có các thành viên là các nước phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trên toàn thế giới.
Tôi xin được trình bày về cách thức Hội Kế toán viên công chứng Úc (CPA Úc) cam kết với sự phát triển của nghề nghiệp, đặc biệt là ở Việt Nam. Một trong những vấn đề/thực trạng mà CPA Úc đang quan tâm là việc thiếu các kế toán viên công chứng trong các lĩnh vực công cũng như là các lĩnh vực tư nhân ở quốc gia có sự phát triển bùng nổ này. CPA Úc cũng cam kết chia sẻ các kinh nghiệm của mình về vai trò và trách nhiệm của một tổ chức kế toán, kiểm toán quốc gia.
Một nguồn lực quan trọng khác đối với nghề nghiệp là những hướng dẫn thực hành của IFAC, đây là các tài liệu miễm phí và được công khai rộng rãi. Gần đây, IFAC đã phát hành các hướng dẫn về việc Thiết lập và Phát triển Tổ chức kế toán chuyên nghiệp dưới dạng có thể tải xuống và đĩa CD-ROM mà các bạn có thể tìm thấy trong mục tài liệu sách trên trang web của IFAC. Tài liệu này được viết bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Chúng tôi đang dịch sang tiếng Ả -rập, tiếng Pháp và tiếng Nga.
Thông qua Uỷ ban thực hành Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMPs), IFAC đang cố gắng đáp ứng các yêu cầu và thỏa mãn các nhu cầu về hoạt động nghề nghiệp ở mọi quy mô. Mục tiêu của chúng tôi là trở thành một cơ quan truyền bá mà thông qua đó Uỷ ban thực hành Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chuyển tải những cố gắng hợp tác của họ, xác định và thực hiện các giải pháp có thể giúp họ lớn mạnh, và cung cấp các dịch vụ chất lượng.
Trong cuộc họp vào tháng 2, Ủy ban IFAC cũng đã đồng ý giúp đỡ Ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) trong việc nâng cao nhận thức về các dự thảo chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin hàng tháng của IFAC và trên trang web của IFAC. IFAC cũng đã đồng ý hỗ trợ IASB trong việc kiểm tra các yêu cầu mà IFAC đã đưa ra đối với các bản dự thảo bổ sung về các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
IFAC đang tài trợ cho diễn đàn SMP tổ chức tại Malta vào ngày 30 tháng 10 năm nay mà các hội thành viên, các tổ chức liên kết của IFAC cũng như các bên quan tâm khác trên khắp thế giới đều được mời tới dự. Diễn đàn sẽ đưa ra cơ hội quan trọng để các bên có thể chỉ ra các vấn đề cơ bản mà SMPs và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt. Một số trong các vấn đề này bao gồm là làm thế nào để thể hiện tình hình của SMP/SMEs theo các chuẩn mực quốc tế và làm thế nào để SMPs có thể đóng góp tốt nhất cho sự phát triển của SMEs.
Bên cạnh các hoạt động hợp tác với các tổ chức này, IFAC đã thiết lập và duy trì mối quan hệ đối tác quan trọng với Diễn đàn các hãng, tổ chức đại diện cho hơn 20 mạng lưới toàn cầu và hiệp hội các công ty kế toán công trên toàn thế giới. Các thành viên của Diễn đàn đã cam kết sử dụng ISAs và chuẩn mực đạo đức của IFAC trong kiểm toán quốc tế.
Cuối cùng, IFAC, thông qua Ủy ban chuyên gia kế toán trong doanh nghiệp (PAIB), đang tiến hành cung cấp nguồn lực và hỗ trợ sự phát triển của các kế toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp. Những kế toán viên chuyên nghiệp này giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình lập báo cáo tài chính, đóng góp vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp và thường xuyên tham gia vào việc thực hiện các công việc quản trị hiệu quả. Một số lượng lớn các kế toán viên chuyên nghiệp trong doanh nghiệp và lĩnh vực đa dạng và quy mô công việc của họ là bằng chứng cho những ảnh hưởng tiềm năng của họ không chỉ đối với các nhà tuyển dụng mà còn đối với cả xã hội nói chung. IFAC đang tập trung vào việc hỗ trợ họ trong việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao thông qua việc xây dựng các hướng dẫn mới.
Đầu năm nay Ban chuyên gia kế toán trong doanh nghiệp (PAIB) đã đưa ra Lời giới thiệu cho hai loại hình tuyên bố chính thức mang tính nguyên tắc: Các báo cáo kế toán quản trị quốc tế và các hướng dẫn Thực hành Hiệu quả Quốc tế. Cùng với lời giới thiệu, IFAC cũng đã ban hành bản dự thảo báo cáo kế toán quản trị quốc tế đã được đề xuất và được gọi là “ Đánh giá dự án bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền”. IFAC cũng đã công bố các hướng dẫn Thực hành hiệu quả quốc tế đầu tiên được gọi là “Định nghĩa và Xây dựng Chuẩn mực Đạo đức tổ chức có hiệu quả”, được thiết kế nhằm hỗ trợ cho các kế toán viên chuyên nghiệp và cơ quan của họ trong việc xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức trong khuôn khổ văn hóa dựa trên cơ sở giá trị. Các dự thảo này và các vấn đề nổi cộm khác là các vấn đề được đưa lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của PAIB.
Tầm nhìn của IFAC về tương lai là rất rõ ràng, và sự tập trung vào chất lượng và lợi ích của công chúng là chính xác. Tôi biết rõ là chúng tôi không thể vượt qua được các thách thức trước mắt mà không có sự hỗ trợ của các tổ chức thành viên như là VAA, VACPA của Việt Nam. Thật là tuyệt vời khi thấy Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của các hội nghề nghiệp. Sẽ mất thời gian để thiết lập vai trò này, nhưng đó thực sự là sự cố gắng xứng đáng.
Tôi xin được trích dẫn một câu tục ngữ của Việt Nam: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đó là một câu tục ngữ đúng cho tất cả chúng ta. Phát triển nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam phụ thuộc vào chất lượng của các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế để cung cấp các thông tin tài chính tạo ra cơ sở cho một thị trường vốn mạnh mẽ mà có thể tiếp tục thu hút được đầu tư và gặt hái sự thịnh vượng lâu dài.
Joycelyn Morton, Chủ tịch
Ủy ban Quốc tế CAPA
Đại diện của Australia tại IFAC
Theo (www.vacpa.org.vn)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top