so sánh kế toán quản trị với tài chính doanh nghiệp

phuong2701

(¯°•._Lavender_.•° ¯)
Hội viên mới
e thấy trong phần kế toán quản trị có nhiểu câu hỏi y chang như trong phần tài chính doanh nghiệp mà e học ah.Vậy anh chị có thể cho e biết điểm giống và khác nhau của 2 môn này đc k ah?e nghĩ là kế toán quản trị phải giống với kế toán tài chính chứ ah,chỉ khác mỗi đối tượng cung cấp thông tin thôi chứ ah:thodai::thodai:
 
Ðề: so sánh kế toán quản trị với tài chính doanh nghiệp

giống nhau:
-đều đề cập đến các sự kiên kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt động kd của dn, đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động và quá trình lưu chuyển tiền.
-đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán
khác nhau:
1.về đối tượng sử dụng thông tin
đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị là các nhà quản trị ở bên trong dn trực tiếp điều hành sản xuất kd, còn đối tượng mà kế toán tài chính cung cấp là những người bên ngoài dn( các cơ quan Nhà nước, ngân hàng, nhà cung cấp..)
2.đặc điểm và yêu cầu của thông tin
thông tin của kế toán quản trị chủ yếu hướng về tương lai, do đó thông tin kế toán quản trị cung cấp thường mang tính linh hoạt và thích hợp với từng quyết định. việc tổ chức thông tin kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế toán và có thể thực hiện những quy định trong nội bộ dn nhằm tạo lập hệ thống thông tin quản lý thích hợp theo yêu cầu quản lý của dn
thông tin của kế toán tài chính hướng về quá khứ, phản ánh những sự kiện đã xảy ra và tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán. yêu cầu của thôngtin kế toán đòi hỏi phải phản ánh 1 cách trung thực các sự kiện kinh tế đã diễn ra trong quá trình hoạt động kd của dn do đó thông tin của kế toán tài chính mang tính khách quan và chính xác
3.phạm vi cung cấp thông tin và các loại báo cáo
kế toán quản trị gằn liền với các bộ phận của dn do đó kế toán quản trị kế toán sử dụng các báo cáo đặc biệt để cung cấp thông tin cho các nhà quản lý từng bộ phận, mà không phụ thuôcj vào quy định về chế độ báo cáo của Nhà nước.
kế toán tài chính gắn liền với dn và cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài dn do đó báo cáo tài chính của kế toán của kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước, cụ thể là báo cáo tài chính.
4. tính pháp lệnh
tính chất của hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức và trình độ quản lý kd của từng bộ phận trong dn rất đa dạng và phog phú, do đó sổ sách và báo cáo của kế toán quản trị được tổ chức cho phù hợp cho việc ra quyết định. vì vậy kế toán quản trị không có tính pháp lệnh
sổ sách, báo cáo của kế toán tài chính phải lập theo chế độ kế toán thống nhất, nếu không đúng sẽ không được chấp nhận,do đó kế toán tài chính có tính pháp lệnh.
 
Ðề: so sánh kế toán quản trị với tài chính doanh nghiệp

giống nhau:
-đều đề cập đến các sự kiên kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt động kd của dn, đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động và quá trình lưu chuyển tiền.
-đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán
khác nhau:
1.về đối tượng sử dụng thông tin
đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị là các nhà quản trị ở bên trong dn trực tiếp điều hành sản xuất kd, còn đối tượng mà kế toán tài chính cung cấp là những người bên ngoài dn( các cơ quan Nhà nước, ngân hàng, nhà cung cấp..)
2.đặc điểm và yêu cầu của thông tin
thông tin của kế toán quản trị chủ yếu hướng về tương lai, do đó thông tin kế toán quản trị cung cấp thường mang tính linh hoạt và thích hợp với từng quyết định. việc tổ chức thông tin kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế toán và có thể thực hiện những quy định trong nội bộ dn nhằm tạo lập hệ thống thông tin quản lý thích hợp theo yêu cầu quản lý của dn
thông tin của kế toán tài chính hướng về quá khứ, phản ánh những sự kiện đã xảy ra và tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán. yêu cầu của thôngtin kế toán đòi hỏi phải phản ánh 1 cách trung thực các sự kiện kinh tế đã diễn ra trong quá trình hoạt động kd của dn do đó thông tin của kế toán tài chính mang tính khách quan và chính xác
3.phạm vi cung cấp thông tin và các loại báo cáo
kế toán quản trị gằn liền với các bộ phận của dn do đó kế toán quản trị kế toán sử dụng các báo cáo đặc biệt để cung cấp thông tin cho các nhà quản lý từng bộ phận, mà không phụ thuôcj vào quy định về chế độ báo cáo của Nhà nước.
kế toán tài chính gắn liền với dn và cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài dn do đó báo cáo tài chính của kế toán của kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước, cụ thể là báo cáo tài chính.
4. tính pháp lệnh
tính chất của hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức và trình độ quản lý kd của từng bộ phận trong dn rất đa dạng và phog phú, do đó sổ sách và báo cáo của kế toán quản trị được tổ chức cho phù hợp cho việc ra quyết định. vì vậy kế toán quản trị không có tính pháp lệnh
sổ sách, báo cáo của kế toán tài chính phải lập theo chế độ kế toán thống nhất, nếu không đúng sẽ không được chấp nhận,do đó kế toán tài chính có tính pháp lệnh.

còn so với tài chính doanh nghiệp thì sao hả bạn?về kế toán tài chính với kế toán quản trị thì t cũng biết qua chút rồi,cái tớ muốn biết chủ yếu là so vơi tài chính doanh nghiệp cơ bạn ah,:thodai:
 
Ðề: so sánh kế toán quản trị với tài chính doanh nghiệp

còn so với tài chính doanh nghiệp thì sao hả bạn?về kế toán tài chính với kế toán quản trị thì t cũng biết qua chút rồi,cái tớ muốn biết chủ yếu là so vơi tài chính doanh nghiệp cơ bạn ah,:thodai:
Các môn này đều năm trong hệ thống các môn chuyên ngành kế toán nên đôi khi chúng trùng nhau ở vài nội dung, môn tài chính DN nặng về tính toán còn các môn kế toán nói chung thì tính toán tương đối đơn giản quan trọng là định khoản và ghi sổ.:thodai:
 
Ðề: so sánh kế toán quản trị với tài chính doanh nghiệp

Các môn này đều năm trong hệ thống các môn chuyên ngành kế toán nên đôi khi chúng trùng nhau ở vài nội dung, môn tài chính DN nặng về tính toán còn các môn kế toán nói chung thì tính toán tương đối đơn giản quan trọng là định khoản và ghi sổ.:thodai:
môn TCDN nằm trong chuyên ngành kế toán hả bác?trường e tách riêng ra mà,thậm chí TCDN còn bao gồm ngành khác như là định giá tài sản nữa bác ah:thodai::thodai:(giờ mới tách định giá ra thôi)vào dd thấy mấy câu hỏi về vốn lưu động với vòng quay vốn lưu động trong kế toán quản trị y như trong TCDN mà e học ah,trong khi học KTTC thì chẳng liên quan j tới vấn đề này:thodai::thodai:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: so sánh kế toán quản trị với tài chính doanh nghiệp

môn TCDN nằm trong chuyên ngành kế toán hả bác?trường e tách riêng ra mà,thậm chí TCDN còn bao gồm ngành khác như là định giá tài sản nữa bác ah:thodai::thodai:(giờ mới tách định giá ra thôi)vào dd thấy mấy câu hỏi về vốn lưu động với vòng quay vốn lưu động trong kế toán quản trị y như trong TCDN mà e học ah,trong khi học KTTC thì chẳng liên quan j tới vấn đề này:thodai::thodai:
KTQT phục vụ cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị và TCDN là một công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định đó. còn KTTC chỉ là việc sử lý số liệu nên ko sử dụng công cụ TCDN.
 
Ðề: so sánh kế toán quản trị với tài chính doanh nghiệp

giống nhau

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn.

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết.

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý.

Sự khác nhau

* Mục đích:

- Kế toán quản trị có mục đích: Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kế toán tài chính: Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính.

* Đối tượng phục vụ:

- Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán quản trị là: Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc)

- Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán tài chính là: Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê)

* Đặc điểm của thông tin:

- Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật. Ví dụ: Kế toán vật tư ngoài việc theo dõi giá trị của vật tư còn phải theo dõi số lượng vật tư.

- Kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có tính khách quan và có thể kiểm tra được. Thông tin chỉ được theo dõi dưới hình thái giá trị.

* Nguyên tắc cung cấp thông tin:

- Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp.

- Kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc.

* Phạm vi của thông tin:

- Phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan.

- Phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp.

* Kỳ báo cáo:

- Kế toán quản trị có kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày. - Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm

* Quan hệ với các môn khoa học khác:

Kế toán tài chính ít có mối quan hệ với các môn khoa học khác. Do thông tin kế toán quản trị được cung cấp để phục vụ cho chức năng quản lý, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính thì kế toán quản trị còn phải kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: Kinh tế học, thống kê kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tư để tổng hợp phân tích và xử lý thông tin.

* Tính bắt buộc theo luật định:

- Kế toán quản trị không có tính bắt buộc.

- Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định. Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo thêm về luật kế toán vừa ban hành)
 
Ðề: so sánh kế toán quản trị với tài chính doanh nghiệp

giống nhau

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn.

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết.

* Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý.

Sự khác nhau

* Mục đích:

- Kế toán quản trị có mục đích: Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kế toán tài chính: Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính.

* Đối tượng phục vụ:

- Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán quản trị là: Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc)

- Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán tài chính là: Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê)

* Đặc điểm của thông tin:

- Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật. Ví dụ: Kế toán vật tư ngoài việc theo dõi giá trị của vật tư còn phải theo dõi số lượng vật tư.

- Kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có tính khách quan và có thể kiểm tra được. Thông tin chỉ được theo dõi dưới hình thái giá trị.

* Nguyên tắc cung cấp thông tin:

- Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp.

- Kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc.

* Phạm vi của thông tin:

- Phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan.

- Phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp.

* Kỳ báo cáo:

- Kế toán quản trị có kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày. - Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm

* Quan hệ với các môn khoa học khác:

Kế toán tài chính ít có mối quan hệ với các môn khoa học khác. Do thông tin kế toán quản trị được cung cấp để phục vụ cho chức năng quản lý, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính thì kế toán quản trị còn phải kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: Kinh tế học, thống kê kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tư để tổng hợp phân tích và xử lý thông tin.

* Tính bắt buộc theo luật định:

- Kế toán quản trị không có tính bắt buộc.

- Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định. Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo thêm về luật kế toán vừa ban hành)

đây là so sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính chứ đâu phải so sánh giữa kế toán quản trị và tài chính doanh nghiệp
Nhìn chung về mặt thực hành thì kế toán quạn trị và tài chính DN có nhiều nghiệp vụ trùng nhau tuy nhiên vẫn có những nghiệp vụ có thể phân biệt
-Tài chính sẽ đảm nhiệm rõ ràng phần nguồn vốn, phàn thẩm định đầu tư, phần định giá

KTQT sẽ đóng vai trò KTT còn bác nào chuyên mạnh về TCDN sẽ có cơ hội làm CFO.Hiện tại trong DN VN đã có rất nhiều DN vừa có CFO vừa có CA tức là họ đã tách đuợc vai trò của KTQT và QTTài chính song phần lớn các DN vừa và nhỏ 2 vị trí này là 1.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top