Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính và kế toán quả

minhson79

New Member
Hội viên mới
Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một quá trình bắt đầu từ việc lập chứng từ phản ánh chi phí phát sinh đến khâu phản ánh vào tài khoản, tính giá thành sản phẩmvà nhập kho thành phẩm.

Trong quá trình này, kế toán tài chính có vai trò cung cấp các thông tin kinh tế mang tính pháp lý và hợp lý, cụ thể thông qua chứng từ phát sinh thể hiện chi phí đầu vào và tổng chi phí này được thể hiện ở đầu ra trong chi phí hợp lý của thành phẩm nhập kho và chi phí bất thường trên định mức trong giá vốn hàng bán. Trong khi đó, đối với kế toán quản trị, quá trình này lại giải quyết vấn đề cung cấp thông tin cho việc hoạch định và điều hành quá trình sản xuất. Nội dung trên theo quy định hiện nay được phản ánh trên sơ đồ tài khoản như sau:

Trong kế toán tài chính thì giá phí lịch sử được sử dụng để phản ánh, tập hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến sản phẩm sản xuất trong kỳ, còn trong kế toán quản trị, tùy theo mục tiêu, yêu cầu và khả năng quản lý mà việc phản ánh, tập hợp chi phí sản xuất của sản phẩm sản xuất trong kỳ có thể lựa chọn một trong 3 cách sau: sử dụng giá phí lịch sử, sử dụng kết hợp giá phí lịch sử với giá phí dự toán, sử dụng giá phí tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng giá phí tiêu chuẩn sẽ đáp ứng tốt mục tiêu kiểm soát chi phí để hạ giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, nội dung chi phí sản xuất trong kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng có những điểm khác biệt cần được phân định để tránh sự đồng nhất về giá thành sản phẩm của kế toán tài chính và kế toán quản trị. Có thể mô tả sự giao thoa về chi phí sản xuất của kế toán tài chính và kế toán quản trị qua sơ đồ Chi phí sản xuất.

Xuất phát từ những khác biệt này cũng như sự khác biệt về mục tiêu cung cấp thông tin của kế toán tài chính và kế toán quản trị, nên cần phải xác lập quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để phù hợp với vai trò, mục tiêu của kế toán tài chính và kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các đối tượng sử dụng khác nhau, đặc biệt là cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

° Đối với kế toán tài chính: Kế toán tài chính xử lý những số liệu lịch sử, cung cấp thông tin quá khứ thông qua việc phản ánh từ các chứng từ vào tài khoản, sử dụng các yếu tố chi phí ban đầu để xác lập các chỉ tiêu kinh tế mang tính pháp lý, do đó, kế toán tài chính sẽ cung cấp thông tin chi phí theo yếu tố và nhận định tính hợp lý của các chi phí này (Thông tin đầu vào).

- Mặt khác, kế toán tài chính phải cung cấp công khai các chỉ tiêu kinh tế tài chính, cụ thể:

+ Giá thành thực tế

+ Chi phí sản xuất dở dang thực tế.

Nhằm phục vụ cho việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh và lập báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo một trong hai phương pháp: phương pháp lập theo chức năng và phương pháp theo yếu tố chi phí).

Do vậy, theo chúng tôi trong kế toán tài chính chỉ cần quy định việc tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố vào tài khoản tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đảm bảo tính pháp lý cũng như ở đầu ra được tính vào giá trị thành phẩm nhập kho hoặc tính vào giá vốn hàng bán như thế nào cho hợp lý với lượng giá trị đầu vào. Ta có thể biểu diễn bằng sơ đồ 1.

* Đối với kế toán quản trị: Sử dụng cả số liệu lịch sử và số liệu ước tính nhằm cung cấp các thông tin hướng về tương lai nên sẽ cung cấp thông tin chi phí theo khoản mục, phân tích chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức để đánh giá trách nhiệm, ngoài ra còn đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin nhanh trong kỳ. Do đó, cần phải:

+ Xây dựng hệ thống định mức chi phí khoa học.

+ Quy định cụ thể việc phân loại chi phí.

+ Hoàn thiện các kỹ thuật tính giá thành ước tính và đánh giá sản phẩm dở dang.

+ Xây dựng các giải pháp xử lý chênh lệch cuối kỳ.

Việc xác định rõ vai trò, mục tiêu, nội dung và phương pháp của kế toán tài chính và kế toán quản trị trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ đáp ứng thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng khác nhau đặc biệt là cho các nhà quản trị doanh nghiệp để hoạch định, kiểm soát quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn có tác dụng quan trọng cho việc giảng dạy kế toán trong nhà trường khi giải quyết mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong vấn đề kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong điều kiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa có sự phân định rõ ràng giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.


Theo Tạp chí PTKT
 
Ðề: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính và kế toán quả

hướng dẫn giải giúp mình bài tập tính giá thành theo phương phấp phân bước kết chuyển song song với. Đề bài là:
Công ty ABC có một phân xưởng sản xuất chính với quy trình công nghệ phức tạp, trải qua 3 giai đoạn chế biến liên tục, cùng quy trình thu được 3 loại sản phẩm chính là rổ  10cm, rổ  30cm, rổ  40cm. Ngoài ra công ty còn có 1 phân xưởng sản xuất phụ, chuyên sản xuất và cung ứng điện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty tính giá thành sản phẩm theo chí phí thực tế. Tài liệu trong tháng 5/2010 tại công ty như sau:
Số dư đầu tháng:
Tài khoản Đơn vị tính Số lượng Tổng trị giá
111 − − 90.000.000 VNĐ
112 − − 500.000.000 VNĐ
131 “XYZ” − − 20.000.000 VNĐ
331 “DC” − − 10.000.000 VNĐ
152 Kg 2000 40.000.000 VNĐ
155 “rổ  10cm” Cái 10.000 23.880.000 VNĐ
155 “rổ  30cm” Cái 5.000 35.395.000 VNĐ
155 “rổ  40cm” Cái 6.000 51.270.000 VNĐ

Khoản mục chi phí Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 67.700.000 VNĐ
Chi phí nhân công trực tiếp. 9.148.000 VNĐ 8.560.000 VNĐ 1.695.000 VNĐ
Chi phí sản xuất chung. 7.860.000 VNĐ 3.060.000 VNĐ 2.740.000 VNĐ
Trong tháng có các nghiệm vụ kinh tế phát sinh:
A. Tình hình nhập nguyện vật liệu:
1. Ngày 3/5, mua 4000kg nguyên vật liệu nhựa hạt tròn nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 19.500 VNĐ/kg, chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển cho lô hàng đã bao gồm thuế GTGT 5% là 2.100.000 VNĐ, chưa thanh toán tiền. Đã nhập kho đủ.
2. Ngày 4/5, mua 3000kg nguyên vật liệu nhựa hạt tròn nhập kho, trị giá chưa thuế GTGT 10% là 19.500.000 VNĐ, trả bằng chuyển khoản . Chi phí vận chuyển hàng về kho đã bao gồm thuế GTGT 10% là 1.650.000 VNĐ, trả bằng chuyển khoản. Đã nhập kho đủ.
3. Ngày 7/5, mua 1500kg nguyên vật liệu nhựa hạt tròn, giá chưa thuế GTGT 10% là 19.500 VNĐ/kg, khi kiểm hàng doanh nghiệp phát hiện có 500 sản phẩm kém chất lượng nên doanh nghiệp trả hàng lại tại chỗ (người bán chưa xuất hóa đơn). Sau đó doanh nghiệp chở 1000 kg nguyên vật liệu còn lại về nhập kho. Chi phí vận chuyển chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 500.000 VNĐ. Đã nhập kho đủ. Tất cả đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
B. Tình hình phát sinh chi phí trong tháng:
Xuất kho nguyên vật liệu
STT Thời gian Bộ phận sử dụng Số lượng (kg)
1 7/5 Sản xuất trực tiếp sản phẩm chính 5.000
2 8/5 Sản xuất trực tiếp sản phẩm phụ 25
3 8/5 Phân xưởng sản xuất chính
 Giai đoạn 1 50
 Giai đoạn 2 100
 Giai đoạn 3 50
4 8/5 Phân xưởng sản xuất phụ 25
5 9/5 Bộ phận bán hàng 100
Bộ phận quản lý doanh nghiệp 100
6. Ngày 16/5 nhận được báo hỏng công cụ dụng cụ tại các bộ phận:
Bộ phận Trị giá xuất kho Số tháng phân bổ Tháng bắt đầu
Bán hàng 10.000.000 VNĐ 5 3
Quản lí doanh nghiệp 20.000.000 VNĐ 10 2
7. Ngày 20/5 tính tiền lương phải trả cho người lao động như sau:
Bộ phận Tổng tiền lương
Trực tiếp sản xuất sản phẩm chính
 Giai đoạn 1 25.000.000 VNĐ
 Giai đoạn 2 16.000.000 VNĐ
 Giai đoạn 3 15.000.000 VNĐ
Trực tiếp sản xuất sản phẩm phụ 3.000.000 VNĐ
Quản lý phân xưởng chính
 Giai đoạn 1 8.000.000 VNĐ
 Giai đoạn 2 3.000.000 VNĐ
 Giai đoạn 3 5.000.000 VNĐ
Quản lý phân xưởng phụ 3.000.000 VNĐ
Bán hàng 15.000.000 VNĐ
Quản lý doanh nghiệp 20.000.000 VNĐ
8. Ngày 20/5 trích các khoản theo lương theo quy định và trừ lương người lao động.
9. Trích khấu hao tài sản cố định tại các phân xưởng:
Bộ phận Số khấu hao
Phân xưởng sản xuất sản phẩm chính
 Giai đoạn 1 10.000.000 VNĐ
 Giai đoạn 2 8.000.000 VNĐ
 Giai đoạn 3 3.000.000 VNĐ
Phân xưởng sản xuất sản phẩm phụ 2.680.000 VNĐ
Bán hàng 3.000.000 VNĐ
Quản lý doanh nghiệp 6.000.000 VNĐ
10. Ngày 21/5 nhận được giấy báo tiền điện với tổng trị giá chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 11.000.000 VNĐ chưa thanh toán bằng tiền. Được phân bổ cho các phân bộ phận như sau:
Bộ phận Tiền điện
Phân xưởng sản xuất sản phẩm chính
 Giai đoạn 1 1.240.000 VNĐ
 Giai đoạn 2 2.340.000 VNĐ
 Giai đoạn 3 1.900.000 VNĐ
Phân xưởng sản xuất sản phẩm phụ 1.000.000 VNĐ
Bán hàng 2.320.000 VNĐ
Quản lý doanh nghiệp 2.200.000 VNĐ
C. Kết quả sản xuất:
Phân xưởng phụ:
Sản xuất được 6.500 kw điện, phân bổ cho các bộ phận:
Bộ phận Số kw
Phân xưởng sản xuất sản phẩm chính
 Giai đoạn 1 1.000
 Giai đoạn 2 1.000
 Giai đoạn 3 1.000
Bán hàng 1.500
Quản lý doanh nghiệp 1.500
Phân xưởng sản xuất phụ 500
Phân xưởng sản xuất chính:
Tên giai đoạn Rổ  10cm Rổ  30cm Rổ  40cm
Giai đoạn 1 Bán thành phẩm: 44.000 24.000 8.000 12.000
Dở dang: 11.000 6.000 2.000 3.000
Giai đoạn 2 Bán thành phẩm: 46.750 25.500 8.500 12.750
Dở dang: 8.250 4.500 1.400 2.250
Giai đoạn 3 Thành phẩm: 36.000 18.000 6.000 9.000
Dở dang: 1925 2.100 350 525
 31/5, nhập kho thành phẩm sản xuất.
D. Tình hình bán hàng:
1. Ngày 23/5, bán 1.000 sản phẩm rổ  10cm, 1.000 sản phẩm rổ  30cm, 1.000 sản phẩm rổ  40cm cho công ty XYZ, chưa thu tiền người bán.
2. Ngày 26/5, bán 3.000 sản phẩm rổ  10cm, 1.000 sản phẩm  30cm, 1.000 sản phẩm  40cm công ty XYZ, thu bằng tiền mặt.
3. Ngày 29/5, bán 5.000 sản phẩm rổ  10cm, 2.000 sản phẩm  30cm, 3.000 sản phẩm  40cm công ty XYZ, thu bằng chuyển khoản.
E. Tình hình thu chi tại doanh nghiệp:
1. Ngày 27/5, thanh toán tiền mua hàng ngày 3/5 cho công ty trách nhiệm hữu hạn thương mai dịch vụ Đỉnh Cao số tiền là 87.900.000 VNĐ bằng chuyển khoản, do thanh toán trong thời hạn được hưởng chiết khấu (1 tháng kể từ ngày mua) nên công ty được hưởng chiết khấu thanh toán là 2.000.000 VNĐ, đã nhận lại bằng tiền mặt.
2. Ngày 27/5, công ty XYZ thanh toán tiền mua hàng ngày 23/5 bằng chuyển khoản, do thanh toán trong thời hạn được hưởng chiết khấu (1 tháng kể từ ngày mua) nên công ty đã cho khách hàng hưởng chiết khấu 2.000.000 VNĐ, đã chi bằng tiền mặt.
3. Ngày 31/5, thanh toán tiền điện bằng tiền mặt.
Tài liệu bổ sung:
 Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
 Xuất hàng tồn kho theo phương pháp FIFO.
 Hệ số của sản phẩm:
 Rổ  10cm: 0,5.
 Rổ  30cm: 1,5.
 Rổ  40cm: 2.
 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước kết chuyển song song chi phí.
 Giá bán của sản phẩm:
 Rổ  10cm: 7.000 VNĐ.
 Rổ  30cm: 22.000 VNĐ.
 Rổ  40cm: 40.000 VNĐ.
Cả 3 sản phẩm đều chịu thuế GTGT 10%.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top